Phần III KẾT LUẬN
3.2. Kiến nghị, đề xuất
3.2.1. Đề xuất phạm vi áp dụng: Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong trường học các cấp, đặc biệt là trong thời gian HS học trực tuyến
3.2.2. Kiến nghị:
Với nhà trường
Nhà trường nên chú trọng hơn tới tâm lý học sinh. Tập trung vào giáo dục tâm hồn, nhân cách của trẻ chứ không đơn thuần chạy theo những thành tích bề nổi. Tạo cho HS môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
Sự quan tâm, phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giảm áp lực học đường sẽ giúp các em giải tỏa được gánh nặng tâm lý, xóa đi những hành động, hệ quả không đáng có ở lứa tuổi học sinh.
Thường xuyên bảo dưỡng đường truyền, kiểm tra mạng internet để khắc phục sự cố kịp thời
Với giáo viên
Thay đổi tư duy số: coi dạy học TT là một hình thức dạy học phổ biến, hiệu quả, hấp dẫn; nỗ lực khai thác học liệu số, phần mềm công nghệ để tăng hiệu quả dạy học, bắt kịp xu thế thế giới
Luôn có biện pháp để khai thác và phát huy năng lực số của HS vì HS của chúng ta có khả năng về công nghệ thông tin rất tốt
Thấu hiểu tâm lý HS khi dạy học, tương tác, kết nối bề sâu để khơi gợi và phát huy được phẩm chất, năng lực của HS, đồng thời giải tỏa những khó khăn tâm lý các em đang gặp phải.
Với HS
Cần nâng cao nhận thức về vai trò, hiệu quả của hình thức học TT trong quá trình học tập và ôn thi.
Làm chủ cảm xúc của bản thân, điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực sang tích cực, có kĩ năng chia sẻ khi cần chia sẻ. Học cách sắp xếp thời gian biểu cá nhân hợp lý. Đừng ép buộc bản thân quá mức. Củng cố niềm tin và tự tin cho bản thân. Ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Chủ động học tập, rèn luyện kĩ năng tự học, học hỏi công nghệ thông tin, tìm tòi các hình thức học tập đa dạng, lựa chọn các nguồn tài liệu hợp lý phục vụ cho việc học và thi một cách hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm khắc phục khó khăn tâm lý của HS khi học trực tuyến. Rất mong được sự chia sẻ; góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK 12, tập 1 và 2, Chương trình ngữ văn hiện hành, NXB GD 2. SGV 12, tập 1 và 2, Chương trình ngữ văn hiện hành, NXB GD 3. NQ TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
4. Tài liệu tập huấn, Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn cấp THPT, Hà Nội 2014.
5. Tài liệu bồi dưỡng module 9 môn Ngữ văn THPT
6. Công văn số 3535/BGDĐT–GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
7. Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 8. CV 4040/BGDDT- GTrH và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
của Sở GD&ĐT Nghệ An: Số: 1749/SGD&ĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022; CV số: 1923/SGD&ĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT KHI HỌC TRỰC TUYẾN
1. Bạn có thích học trực tuyến không? ☐Có
☐ Không
2. Bạn có thấy căng thẳng, lo âu hoặc sợ hãi khi học trực tuyến không? ☐Có
☐ Không
3. Bạn có cảm giác bị cô lập (cô đơn) khi học trực tuyến không? ☐Có
☐ Không
4. Bạn có thấy mệt mỏi khi học trực tuyến không? ☐Có
☐ Không
5. Khi học trực tuyến, bạn gặp phải những tình trạng nào về sức khỏe tâm lý sau đây?
☐Nhức đầu ☐ Mỏi mắt ☐Mỏi lưng, cổ
☐ Rối loạn giấc ngủ do giờ học thay đổi ☐Ăn không đủ bữa hoặc ăn vội
☐ Cảm thấy bình thường
6. Khi học trực tuyến, bạn có phải chịu áp lực về vấn đề nào sau đây không? ☐Thời gian
☐ Bài tập ☐Điểm số ☐ Gia đình
7. Mức độ tập trung của bạn khi học trực tuyến chấm theo thang điểm 10 là khoảng:
☐0 – 4 điểm (kém tập trung) ☐ 5 – 7 (khá tập trung) ☐8 – 10 (rất tập trung)
8. Bạn sử dụng mạng xã hội và các trò giải trí khác trong lúc học trực tuyến không?
☐Có ☐ Không
9. Bạn cảm thấy như thế nào khi mở camera trong lúc học trực tuyến? ☐Tự tin
☐Tự ti
10. Nếu gia đình bạn không có khả năng mua thiết bị để bạn học trực tuyến, bạn có cảm thấy tự ti không?
☐Có ☐ Không
11. Bạn có muốn tiếp tục học trực tuyến không? ☐Có
☐ Không
12. Bạn có nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ lúc gặp khó khăn tâm lý khi học trực tuyến không?
☐Có ☐ Không
Phụ lục 2: Kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường năm học 2021 – 2022
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
Số: 142/KH-THPT.DC3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Diễn Châu, ngày 27 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH
Hoạt động tư vấn tâm lý học đường năm học 2021-2022
Căn cứ Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông; Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của trường THPT Diễn Châu 3; Tổ Tư vấn tâm lý trường THPT Diễn Châu 3 xây dựng Kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường năm học 2021 - 2022 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊUCẦU: 1.Mụcđích:
- Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, hoặc những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinhhoạt.
- Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ củamình.
-Các thành viên của tổ tư vấn tâm lý phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệuquả.
- Trong quá trình tư vấn giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tưvấn.
- Các thành viên tổ tư vấn phải nắm bắt được đặc điểm tình hình phát triển kinh tế của địa phương và công tác tuyển sinh của các trường nghề trên địa bàn tỉnh cũng như các trường ĐH, CĐ trên cảnước.
II. NỘIDUNG:
1. Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinhTHPT;
2. Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thânthiện;
3. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hện xã hộikhác;
4. Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp12;
5. Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhàtrường;
6. Tư vấn năng lực thẩm mỹ cho học sinhTHPT.
III. GIẢI PHÁP:
-Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lí cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dướicờ;
- Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lí cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp;
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho họcsinh;
- Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp, tư vấn theo các nội dung trên, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tíchcực;
- Do chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, các thành viên của tổ tư vấn tâm lý phải phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác tư vấn cho họcsinh;
- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh vềdiễnbiếntâmlývàcácvấnđềcầntưvấn,hỗtrợchohọcsinh;
- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thôngkhác;
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lí cho họcsinh.
IV. CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN:
Hình thức 1: Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa cán bộ tư vấn - cá nhân họcsinh.
* Mục tiêu:
Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh;
Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể;
Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
*Nộidung:
Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói, …
Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
2.Hình thức 2: Tư vấn gián tiếp thông quaEmail.
Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ Email của Ban tư vấn tâm lý học đường nhà trường để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email.
3.Hình thức 3: Tương tác đámđông.
Mụctiêu:
Lắng nghe những khó khăn tâm lý của học sinh. Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết.
Động viên tinh thần học sinh. *Nộidung:
Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò, …
Mụctiêu:
Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.
Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại; Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực.
Nộidung:
Tùy thời điểm, Tổ tư vấn học đường sẽ tư vấn theo những chuyên đề phù hợp. Hình thức: Tư vấn trực tiếp qua fanpege: Tư vấn học đường THPT Diễn Châu 3.
Học sinh nhắn tin trao đổi vấn đề cần tư vấn trực tiếp thông qua fanpage của Ban tư vấn
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguồn tài liệu
Tài liệu được cấp phát trong các đợt giáo viên đi tập huấn; Sưu tầm tài liệu từ báo giấy, báo mạng có uy tín.
2.Lịch tưvấn
Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần) do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tổ tư vấn (Phòng TVHĐ) hoặc tại một địa điểm phù hợp tại trường;
Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.
Nhiệm vụ các thành viên tổ tư vấn tâmlý:
Tiếp nhận ý kiến học sinh từ hộp thư điện tử, trang fanpage của Tổ tư vấn tâm lý và phân phối cho các thành viên tổ tư vấn.
Phụ trách việc tổ chức tư vấn cho học sinh dưới cờ hàng tuần về những vấn đề chung mà học sinh đang quantâm.
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1. Trần Đức Mạnh Phó Hiệu trưởng Trưởng ban – Phụ trách chung
2. Phạm Thị Hằng GVCN Thành viên – Tư vấn học tập
3. Võ Sỹ Long Tổ phó tổ Xã hội Thành viên – Tư vấn hướng nghiệp và Tư vấn pháp luật
4. Trương Thị Hoan Giáo viên Thành viên – Tư vấn hướng nghiệp 5. Lê Thị Nga Y tế học đường Thành viên – Tư vấn Sức khỏe
6. Trương Thị Loan Giáo viên Tư vấn tâm sinh lý lứa tuổi 7. Nguyễn Văn Dũng BTCĐGV Phụ trách fanpage
4.Kế hoạch thựchiện:
Thời gian Nội dung Biện pháp thực
hiện
Tháng9đến tháng10/2021
-- Ổn định nơi làmviệc.
- Tải tài liệu chuyên môn từInternet. -- Lập kế hoạch tư vấn tâm lý đầutháng.
- Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhucầu.
-Sắp xếp vị trí làmviệc.
-Sưu tầm tàiliệu - Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp
Tháng 1/2021- 5/2022
- Chuyển tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ, nội dung tư vấn cho CB-VC nhàtrường. - Tổ chức các chuyên đề nói chuyện tâm lý vào tiết sinh họat dưới cờ ngày thứ hai tuần đầutháng.
- Phối hợp với GVCN nắm bắt danh sách học sinh thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường để theo dõi, tư vấn tâm lý của cácem.
- Tổ chức các chuyên đề nói chuyện tâm lý vào tiết sinh họat dưới cờ ngày thứ hai tuần đầutháng.
- Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhucầu.
- Chọn lọc và chuyển tài liệu choCB-VC.
-Tổ tư vấn và GVCN các lớp.
- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tháng 6 /2022 - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhucầu. - Báocáo.
Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trên đây là kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường của trường THPT Diễn Châu 3 năm học 2021 - 2022. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, BGH nhà trường để tổ tư vấn tâm lý thực hiện tốt kế hoạchtrên./.
Nơi nhận:
-Sở GD&ĐT (báo cáo); -Cấp uỷ, Ban giámhiệu; -Thành viên tổ tư vấn tâmlý; -Websitetrường; -Lưu:VT. KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Trần Đức Mạnh
2.1. Thư gửi HS khi chuẩn bị kết thúc một năm học trực tuyến
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
Số93/TB-THPT.DC3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Diễn Châu, ngày 30 tháng 8 năm 2021
THÔNG BÁO
Về việc học tạm tại trường THPT Diễn Châu 3 năm học 2021-2022
Năm học 2021-2022 đang đến gần, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều học sinh vùng dịch sau khi về quê nhưng không thể trở lại trường để học tập. Vì vậy, trường THPT Diễn Châu 3 thông báo để những học sinh thuộc các diện sau có thể nhập học tạm thời tại trường trong thời gian dịch bệnh.
- Diện 1: Là học sinh ở vùng khác, về quê chưa trở lại trường tham gia học tập.
- Diện 2: Là học sinh của trường THPT Diễn Châu 3 đã làm thủ tục chuyển trường
nhưng chưa thể đến trường mới để học tập.
- Diện 3: Là học sinh lớp 10 năm học 2021-2022 nhà ở Diễn Châu, đã trúng tuyển
các trường THPT khác nhưng chưa thể đến trường để nhập học.
Các em đăng ký tham gia học, đăng ký theo hướng dẫn tại đường link sau: https://forms.gle/rnmm3CtF8UdLeeVG7,
Học sinh khi tham gia học tập, chấp hành nghiêm túc các nội quy của nhà trường. Nhà trường không thu học phí đối với các em tham học tập tạm thời trong thời gian thực hiện phòng dịch.
Phụ huynh và học sinh cần thông tin chi tiết, liên hệ thầy giáo Phan Trọng Đông, Hiệu trưởng, ĐT 0968119168.
2.4. Thư khai giảng năm học 2021-2022
Trường THPT Diễn Châu 3, ngày 05 tháng 9 năm 2021
Kính gửi các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến!
Mùa thu gõ cửa cũng là lúc Mùa tựu trường đến. Mùa dệt nên những ước mơ, khát vọng, đam mê của tuổi học trò, gửi gắm niềm hi vọng của gia đình, của thầy cô, và sự kì vọng của quê hương. Ngày đầu tiên của năm học mới là khoảnh