Củng cố và phát huy vai trò của tổ chức quân sự trong tổng tiến công và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức quân sự trên chiến trường Tây Nguyên (1965-1972) (Trang 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Củng cố và phát huy vai trò của tổ chức quân sự trong tổng tiến công và

công và nổi dậy năm 1968

Sau thất bại ở Đắk Tô (11.1967), quân Mỹ ở Tây Nguyên thực hiện chiến lược quét và giữ nhằm “giữ một địa bàn chiến lược quan trọng có tác dụng làm bình phong ngăn chặn phát triển tấn công của Quân giải phóng về đồng bằng Khu 5 và uy hiếp ở hướng Nam Bộ” [59, tr.22]. Đồng thời, quân Mỹ tổ chức xây dựng các tuyến ngăn chặn tiến công kết hợp với phản kích gần nhằm chốt giữ các vị trí quan trọng và những vùng xung yếu. Bên cạnh đó, quân đội Sài Gòn được điều ra tuyến trước thay thế quân Mỹ và đồng minh.

Đến đầu năm 1968, quân Mỹ ở Đắk Lắk có khoảng 450 cố vấn và nhân viên kỹ thuật quân sự. Quân đội Sài Gòn có Trung đoàn số 45, Trung đoàn Thiết giáp số 48 và một số tiểu đoàn bảo an. Ở Gia Lai, có Sư đoàn không vận số 1 Mỹ ở An Khê, Sư đoàn bộ binh số 4 và Lữ đoàn dù 173 ở Plie Ku; quân đội Sài Gòn có tiểu đoàn biệt động quân số 11 và 22, 1 trung đoàn thiết giáp và một số tiểu đoàn bảo an. Tại Kon Tum có 1 lữ đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ chiếm đóng trên Đường 18; trong thị xã có Trung đoàn 42, 1 tiểu đoàn biệt động quân và các tiểu đoàn bảo an quân đội Sài Gòn [2, tr.12].

Nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định, tháng 1 năm 1968, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về nhiệm vụ Tổng công kích, tổng khởi nghĩa, trong đó nhấn mạnh: “Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định…Trên cơ sở đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam…” [41, tr.50].

Cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Chiến trường Tây Nguyên trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, trong đó nhấn mạnh: “Thu hút kiềm chế địch, phối hợp với chiến trường

toàn miền Nam; Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực Mỹ, quân đội Sài Gòn; Đánh vào thị xã, tiêu diệt chính quyền Sài Gòn, đẩy phong trào quần chúng vùng lên” [54, tr.200]. Đồng thời, Khu ủy và Đảng ủy Quân khu 5 cũng xác định Tây Nguyên là hướng rất quan trọng, chiến trường tiêu diệt lớn sinh lực địch; cắt phá giao thông, bao vây cô lập các căn cứ địch ở Kon Tum, Plei Ku, Buôn Ma Thuột, tiêu diệt và làm tan rã quân Sài Gòn tại chỗ; thu hút kiềm chế và đánh tiêu diệt lớn quân Mỹ trên chiến trường rừng núi, tạo thuận lợi cho chiến trường đồng bằng [52, tr.331]. Theo kế hoạch của Khu ủy và Đảng ủy Quân khu 5, Tổng tiến công và nổi dậy tại thị xã Kon Tum, Plei Ku và Buôn Ma Thuột ở Tây Nguyên chủ yếu dùng đòn tiến công quân sự để giải phóng [20, tr.69].

Để hỗ trợ cho các địa phương tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi, Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên tăng cường lực lượng cho các địa phương. Cụ thể, tỉnh Kon Tum được tăng cường 1 đại đội ĐKB, 1 đại đội công binh và 331 tân binh, đưa tổng quân số lên 1.753 người. Tỉnh Gia Lai được tăng cường 1 tiểu đoàn ĐKB và 195 tân binh, đồng thời Quân khu 5 bổ sung 1 đại đội đặc công, đưa tổng số bộ đội tập tập trung lên 2.606 người và dân quân du kích 7.689 người. Lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk tham gia tổng khởi nghĩa gồm có: bộ đội địa phương 1.777 người, du kích 2.425 người [2, tr.15]. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có 27.800 bộ đội chủ lực, hơn 6.000 bộ đội địa phương và khoảng 16.000 du kích được triển khai trên các hướng chuẩn bị tiến công địch khi có lệnh [54, tr.200].

Nhằm đảm bảo hậu cần cho cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên chỉ đạo Phòng Hậu cần khẩn trương triển khai công tác bảo đảm hậu cần cho các hướng. Với tinh thần chủ động, khắc phục mọi khó khăn, công tác hậu cần đã đảm bảo được 9.271 tấn gạo, 519 tấn muối, 1.251 tấn thực phẩm, 49 tấn dược phẩm, 56 tấn xăng dầu, 1.182,724 tấn đạn, 42.062 tấn vũ khí và 4,1 tấn quân cụ cho các đơn vị tham gia chiến đấu [47, tr.108].

Trước khí thế của cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên ngày một lên cao, ngày 30 tháng 1 năm 1968, Thường vụ Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên điện chỉ đạo các mặt trận, nhấn mạnh: “Kiên quyết dứt điểm trong thị xã trong đêm nay, ngày mai sẽ phát triển lực lượng tiến công xung quanh thị xã…đồng thời đẩy mạnh công kích và khởi nghĩa ở các quận lỵ, vùng nông thôn, tiếp tục đưa quần chúng ra tấn công mạnh hơn nữa, phối hợp chặt chẽ quân sự, chính trị, tích cực làm công tác binh vận, làm tan rã hoàn toàn quân đội Sài Gòn, nhanh chóng phát triển quần chúng, phát triển lực lượng của ta…” [47, tr.110].

Lực lượng tham gia tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 trên các hướng gồm: ở Plie Kần có Sư đoàn bộ binh 1 (thiếu 1 tiểu đoàn của Trung đoàn bộ binh 320); 1 tiểu đoàn ĐKB (10 khẩu); 1 tiểu đoàn cối 120mm (3 khẩu). Ở Kon Tum: Trung đoàn bộ binh 24A; 1 địa đội ĐKB (5 khẩu); 1 đại đội 12,7mm; 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn đặc công tỉnh. Ở Gia Lai có Trung đoàn bộ binh 95B (thiếu 1 tiểu đoàn); Tiểu đoàn bộ binh 3 (Trung đoàn bộ binh 320); 2 đại đội ĐKB (10 khẩu), 1 tiểu đoàn súng máy cao xạ 12,7mm (thiếu 1 đại đội); 1 đại đội đặc công; 1 tiểu đoàn bộ binh và Tiểu đoàn đặc công 408 tỉnh. Ở Đắk Lắk có Trung đoàn bộ binh 33; 1 tiểu đoàn ĐKB (10 khẩu), 1 đại đội 12,7mm; Tiểu đoàn bộ binh 401A và Tiểu đoàn đặc công 401 [11, tr.90].

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 25 tháng 5 năm 1968, lực lượng vũ trang trên chiến trường Tây Nguyên đồng loạt tiến công địch ở khắp các thị trấn, thị xã. Với 115 ngày tiến công liên tục (gồm 4 đợt tiến công cao điểm)1

, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.223 tên (8.088 tên Mỹ), bắt 114 tên, bắn rơi và phá hủy 451 máy bay, phá hỏng 1.332 xe quân sự, 65 khẩu pháo, 15 cầu, trên 50 kho, hơn 3.000 tấn đạn và hàng triệu lít xăng dầu, thu 520 khẩu súng và 55 máy vô

1 Đợt 1 từ ngày 17 đến ngày 25-2; Đợt 2 từ ngày 3 đến ngày 15-3; Đợt 3 từ ngày 25-3 đến ngày 5-4; Đợt 4 từ ngày 28-4 đến 25-5.

tuyến điện, giải phóng 3 nhà lao với 2.000 người và 55.000 dân ở 107 làng, ấp [54, tr.219, 220].

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Tây Nguyên làm thay đổi tương quan lực lượng và hình thái bố trí binh lực của địch ở đây. Với thắng lợi này đã đánh dấu sự trưởng thành về sự phối hợp hiệp đồng tác chiến của lực lượng vũ trang Tây Nguyên, mở ra nhiều khả năng để tiến công địch trong các thị xã, thị trấn và sự phối hợp phong trào đấu tranh hai chân (chính trị và quân sự), ba mũi (quân sự, chính trị, binh địch vận), đánh đổ chính quyền địch thiết lập chính quyền cách mạng. Tổ chức quân sự trên chiến trường Tây Nguyên đã góp phần vào thắng lợi chung của chiến trường miền Nam, tạo ra bước ngoặt mới của cuộc chiến tranh giải phóng, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh ở Việt Nam.

Để tạo điều kiện cho chiến trường Tây Nguyên tiếp tục đẩy mạnh tổng tiến công và nổi dậy trong năm 1968, Bộ Tổng Tư lệnh tiếp tục tăng cường thêm một số đơn vị bộ binh và hỏa lực. Tháng 2 năm 1968, Trung đoàn bộ binh 209 đã vào đến chiến trường và biên chế trong đội hình của Sư đoàn bộ binh 1, thay thế Trung đoàn 320 chuyển về hoạt động ở Đắk Lắk. Tiếp đó, ngày 6 tháng 3, Tiểu đoàn pháo binh 1 (Trung đoàn pháo binh 16), với quân số 241 người, trang bị 12 lựu pháo 105mm, do đồng chí Phạm Bá Tân làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Trần Đa làm Chính trị viên được bổ sung cho chiến trường Tây Nguyên. Sau khi vào đến chiến trường, Tiểu đoàn được biên chế vào Trung đoàn pháo binh 40.

Đến giữa tháng 4 năm 1968, Bộ Tổng Tư lệnh tăng cường Sư đoàn bộ binh 325C đã vào tới chiến trường (còn gọi là Sư đoàn bộ binh 6)1, tác chiến trên hướng Đường 18. Sư đoàn biên chế gồm 2 Trung đoàn bộ binh 95C và 101D, Trung đoàn bộ Trung đoàn pháo binh 158, 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn ĐKB, 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm, 2 đại đội chỉ huy, Đại đội xe tăng 16 (PT76), 1 trạm sửa chữa xe, 1 trạm quân giới. Cùng thời gian, Đại đội vận tải

141 gồm 9 xe (6 xe vọt tiến của X55 và 3 xe Gát 69) mới đưa từ miền Bắc vào Tây Nguyên.

Bên canh bổ sung lực lượng cho chiến trường Tây Nguyên, tháng 5 năm 1968, Bộ Tổng Tư lệnh điều các trung đoàn bộ binh 320, 33, 174 trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ chiến đấu. Bên cạnh việc điều chuyển lực lượng của B3, Bộ cũng được bổ sung Trạm sửa chữa xe máy X55, do đồng chí Khánh phụ trách, với quân số 17 người (trong đó có 1 kỹ sư) cho chiến trường Tây Nguyên. Cũng trong thời gian này, Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên thành lập Binh trạm 4 tại vùng núi Nậm Lia (phía Tây Đức Lập gần biên giới Việt Nam - Campuchia). Binh trạm có nhiệm vụ tiếp nhận hàng của Đoàn 86/R chuyển giao, tổ chức kho dự trữ, quản lý cấp phát vật chất, bảo đảm hành lang, thu dung điều trị thương bệnh binh cho các đơn vị hoạt động ở phía Nam Tây Nguyên và các đoàn đi qua khu vực này, Trạm trưởng do đồng chí Đạt phụ trách.

Đến tháng 6 năm 1968, hai trung đoàn pháo binh 208 và 158 đã vào đến chiến trường Tây Nguyên. Khi vào đến Tây Nguyên, hai trung đoàn sáp nhập vào Trung đoàn pháo binh 40. Đến đây, Trung đoàn pháo binh 40 có bước phát triển về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu chi viện hỏa lực của các đơn vị. Trung đoàn biên chế gồm 10 tiểu đoàn và 4 đại đội trực thuộc (17, 18, 19, 20) với đầy đủ các thành phần: pháo mặt đất, pháo phòng không và có 1 phân đội xe tăng (Tiểu đoàn xe tăng 16). Ban chỉ huy Trung đoàn gồm: đồng chí Tô Thuận làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Lê Ngọc Tuệ làm Chính ủy, đồng chí Võ Khắc Phụng làm Trung đoàn phó và đồng chí Phạm Việt Thọ làm Phó Chính ủy [11, tr.107].

Cùng thời gian trên, Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên quyết định tách Xưởng quân giới B3 thành Xưởng sản xuất X53 và Đội sửa chữa quân giới X54. Xưởng sản xuất X53 được biên chế 102 người, gồm chỉ huy, bộ phận kế hoạch, vật tư, kỹ thuật; các ban: quản trị, sản xuất, lựu mìn, sản xuất quân cụ, tổ gia công cơ khí, tiểu đội tiếp liệu. Mỗi năm xưởng sản xuất được khoảng 10.000

quả lựu đạn, 10.000 thủ pháo, 1.000 mìn xe, 3.000 dao rựa và cuốc xẻng...Đội sửa chữa quân giới X54 được biên chế 40 người, trang thiết bị xưởng gồm có máy nổ, máy nạp ác quy, máy tiện, máy hàn, máy khoan các loại. Xưởng có nhiệm vụ sửa chữa các loại vũ khí ở các binh trạm và đơn vị, sản xuất phụ tùng thay thế súng và pháo của chiến trường [32, tr.41, 42].

Đối với sản xuất bảo đảm vũ khí cho lực lượng vũ địa phương cũng được các tỉnh chú trọng. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 1968, tỉnh Đắk Lắk sản xuất được 250 quả lựu đạn, 1.400 thủ pháo, 250 quả mìn muỗi, 18 quả mìn phá rào, 100 quả bộc phá ống và 1.160 xẻng cung cấp cho lực lượng vũ trang trong tỉnh. Tỉnh đội Kon Tum lấy được hàng tấn thuốc nổ tháo từ bom đạn địch để sản xuất vũ khí cho lực lượng vũ trang địa phương. Ở Gia Lai, một số huyện đã tự sản xuất được mìn xe từ bom bi để trang bị cho lực lượng chuyên trách đánh xe tăng và máy bay địch [32, tr.43].

Sau đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Bộ Tổng Tư lệnh Chỉ thị cho Chiến trường Tây Nguyên: “Cần đẩy mạnh việc đánh phá giao thông nhất là trên Đường số 19 (từ An Khê đi Plei Ku) và Đường số 14 (từ Plei Ku đi Tân Cảnh)…được xem là nhiệm vụ lớn của Tây Nguyên” [11, tr.106]. Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, lực lượng vũ trang trên chiến trường Tây Nguyên đẩy mạnh hoạt động tác chiến trên các tuyến đường diệt xe địch, phá cầu. Đặc biệt, trên các tuyến đường 14, 18, 19 và 21 trở thành những “con đường máu” đối với quân Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Thực hiện kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của Bộ Chính trị và kế hoạch tác chiến của Trung ương Cục miền Nam, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên mở đợt tiến công Hè - Thu với hai đợt thường xuyên và cao điểm. Đợt thường xuyên diễn ra từ tháng 6 đến đầu tháng 8 năm 1968. Kết thúc đợt hoạt động thường xuyên, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đánh 134 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 3.359 tên (có 1.938 Mỹ), bắn rơi và phá hủy 85

máy bay, 418 xe quân sự, 20 khẩu pháo lớn, 41 lô cốt, 38 nhà lính, 4 kho đạn, 1 kho xăng, thu 80 khẩu súng và 6 máy vô tuyến điện [54, tr.223].

Trước yêu cầu về xây dựng đội ngũ quân y có kỹ năng chuyên cao, phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ chiến đấu, tháng 7 năm 1968, Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên quyết định thành lập Trường Quân y Tây Nguyên. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bác sĩ, y sĩ và dược sĩ. Thời gian đào tạo bác sĩ là 18 tháng, quân y và trung cấp dược là 8 tháng.

Để tăng cường hỏa lực cho các hướng, ngày 25 tháng 8 năm 1968, Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên quyết định tách Trung đoàn pháo binh 40 thành Trung đoàn pháo binh 40A và 40B. Trung đoàn pháo binh 40B hoạt động ở cánh Bắc gồm các tiểu đoàn 32, 33, 16, 42, Đại đội 17. Trung đoàn pháo binh 40A gồm các tiểu đoàn 41, 47, 31, Đại đội 15 hoạt động ở cánh Nam [33, tr.84, 85]. Riêng Tiểu đoàn 34 được Bộ Tư lệnh chiến trường điều đi hoạt động hướng Phú Nhơn kết hợp với tiểu đoàn bộ binh thành Tiểu đoàn 394.

Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang, trong đó tập trung vào khối chủ lực, Đảng ủy và Bộ Tổng Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên rút Sư đoàn bộ binh 1 về phía sau để củng cố, kiện toàn Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn1, đồng thời tổ chức chỉnh huấn các trung đoàn chủ lực. Nội dung đợt chỉnh huấn đối với cán bộ trung và cao cấp học Nghị quyết của Trung ương Cục miền Nam và Nghị quyết của Đảng ủy Chiến trường Tây Nguyên, Thư của Bác Hồ (gửi tháng 3.1968), các chuyên đề chống chủ nghĩa cá nhân, chống chiến tranh tâm lý của địch. Cán bộ sơ cấp và chiến sĩ học tập về tình hình và nhiệm vụ chiến trường Tây Nguyên, Thư của Bác Hồ và Nghị quyết Trung ương Cục miền Nam. Đối với dân quân du kích do các tỉnh đội tổ chức học tập thời gian từ 2 đến 3 ngày.

Tiếp đó, đến cuối tháng 9 năm 1968, Thường vụ và Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Chiến trường Tây Nguyên tổ chức hai hội nghị chuyên đề về chiến tranh du kích

1 Bộ Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 1 gồm: đồng chí Trần Văn Trân - Tư lệnh; đồng chí Nguyễn Văn Viên - Chính ủy; đồng chí Lê Hữu Đức - Phó Tư lệnh; đồng chí Định - Phó Chính ủy; đồng chí Trần Duy Huynh - Tham mưu trưởng. Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn gồm 5 đồng chí.

và công tác quân sự địa phương. Tham dự hội nghị có các đồng chí Bí thư,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức quân sự trên chiến trường Tây Nguyên (1965-1972) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)