CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho cha mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ (Trang 32)

1.1.Các khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm vai trò

Thuật ngữ “ vai trò” xuất phát từ kịch học. Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội.

Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế xã hội, mỗi cá nhân cần phải thực hiện những hành động nhất định. Tức là tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi được xã hội mong đợi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội đó. Vậy, vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội ở mỗi vị thế tương ứng.

Theo Robertsons: Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.

Trong “ Xã hội học đại cương”: Vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể.

Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. [ 32, tr. 56]

Mỗi cá nhân có vô vàn các vai trò khác nhau, có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trò xã hội.

Là một nhân viên CTXH, trước tiên phải nắm rõ và phát huy tối đa vai trò của mình với thân chủ - những trẻ em KTTT mà vẫn luôn đảm bảo được những nguyên tắc nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH cũng phải biết khai thác được vai trò của những cá nhân, nhóm trong quá trình trợ

giúp cho trẻ; đặc biệt là trợ giúp cho chính cha, mẹ của những trẻ em KTTT bằng việc nâng cao năng lực cho họ để họ trợ giúp cho chính con của mình.

1.1.2. Khái niệm trẻ em

Có nhiều khái niệm về trẻ em:

Theo Điều 1, Công Ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc thì: “ Trẻ

em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn”

Pháp luật của Việt Nam cũng có các quy định liên quan đến việc xác định đối tượng trẻ em, nhằm đảm bảo những nghĩa vụ và quyền lợi tốt nhất của trẻ em. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: “ Trẻ em là

những người dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”.

Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm

lý – nghiên cứu con người”.

Nhìn dưới góc độ xã hội học thì: “ Trẻ em là giai đoạn xã hội hóa

mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người”

1.1.3. Khái niệm khuyết tật và khuyết tật trí tuệ

Trước đây, trong các văn bản quốc tế cũng như của Việt Nam thường sử dụng thuật ngữ “ người tàn tật”

Theo Tuyên ngôn về Quyền của người khuyết tật được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 09/12/1975 thì “ Người tàn tật ( handicapped) có nghĩa là bất cứ người nào mà không có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh trong những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ”.

Theo Pháp lệnh về Người tàn tật của Việt Nam ban hành ngày 01/11/1998 thì:

“ Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các văn bản liên quan đến người khuyết tật đều không sử dụng thuật ngữ “ người tàn tật” nữa mà chỉ sử dụng thuật ngữ

“ người khuyết tật”

Theo Công Ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật năm 2006 thì:

“Người khuyết tật ( people with disabilities) bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”

Theo Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010 thì: “ Người khuyết tật là người bị

khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”

Phân loại khuyết tật:

Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại về khuyết tật. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc phân loại khuyết tật được cụ thể hóa trong Luật Người khuyết tật năm 2010. Điều này không chỉ mang tính chất thể chế hóa các chương trình chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật mà còn có tác dụng định hướng cho các chính sách hỗ trợ xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế này. Đây là công cụ định hướng quan trọng trong thực hiện an sinh xã hội cho người khuyết tật. theo đó khuyết tật được phân thành các dạng: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh - tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.

Trong các dạng đó, khuyết tật trí tuệ được hiểu: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc ( Nghị định số

28/2012/NĐ – CP của Chính Phủ ban hành ngày 10 tháng 04 năm 2012) .

Nguyên nhân dẫn đến KTTT rất đa dạng, song có đến 40% số người

KTTT không tìm được nguyên nhân.

KTTT và chậm PTTT là 2 cách gọi khác nhau của cùng một dạng khuyết tật. Chậm PTTT là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não. Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi ( Theo DSM – IV – sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần IV). Phân loại trẻ chậm PTTT thường dựa

vào chỉ số thông minh IQ, người có chỉ số thông minh từ 75 – 100 là người phát triển bình thường. Chỉ số IQ dưới 75 là người chậm PTTT; nếu chỉ số IQ từ 60 – 74 có thể theo học được các lớp hòa nhập trong trường phổ thông; chỉ số IQ từ 40 – 60 là mức độ chậm vừa, có thể tham gia học tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ KTTT; trẻ có chỉ số thông minh IQ dưới 40 là mức độ chậm PTTT nặng, có thể học các kỹ năng tự phục vụ bản thân.

1.1.4. Khái niệm công tác xã hội, công tác xã hội nhóm, công tác xã hội với người khuyết tật người khuyết tật

1.1.4.1. Công tác xã hội

Đã có rất nhiều cách hiểu, khái niệm khác nhau về CTXH. Những khái niệm này bắt ngồn từ những quan niệm khác nhau như: CTXH là việc thực hiện các chính sách xã hội; CTXH là hoạt động nhân đạo, từ thiện; CTXH là các thiết chế xã hội; CTXH là các dịch vụ xã hội; CTXH là phong trào xã hội… Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả xin giới thiệu một số khái niệm được coi là phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực công tác xã hội.

Theo khái niệm của Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội – NASW - 1970 ( Hoa Kỳ): CTXH là hoạt động mang tính chất chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy. [ 24, tr. 43]

Theo từ điển bách khoa ngành CTXH ( 1995): CTXH là một khoa học

ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội.

Tại Đại hội Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004, CTXH được khẳng định: Là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra

sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội ( vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng, CTXH giúp cho con người phát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân. [18, tr. 12]

Từ những cách hiểu đó có thể đi đến khái niệm về CTXH như sau:

“ CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực, và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội” . [18, tr. 19]

1.1.4.2. Công tác xã hội nhóm

CTXH nhóm là một trong những phương pháp cơ bản của CTXH. Theo từ điển CTXH của Barker (1995), CTXH nhóm được định nghĩa là: “ Một định hướng và phương pháp can thiệp CTXH, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung, họp mặt thường xuyên và tham

gia vào các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu của CTXH nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề về tâm lý, tình cảm mà còn là trao đổi thông tin, phát triển các kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả. Các kỹ thuật can thiệp đều được đưa vào quá trình CTXH nhóm nhưng không hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu” [14, tr. 31]

Như vậy, CTXH nhóm được coi là một phương pháp can thiêp của CTXH, là một tiến trình trợ giúp mà các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường để tham gia vào các hoạt động chung, có sự chia sẻ, tương tác lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm và giải quyết được vấn đề của từng cá nhân trong nhóm. Trong đó, NVXH chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, hướng dẫn, tổ chức sinh hoạt nhóm để chính các thành viên trong nhóm có sự tương tác lẫn nhau và dùng mối quan hệ đó làm công cụ chính để nhận diện và giải quyết vấn đề của từng cá nhân hoặc của nhóm.

Với hoạt động CTXH nhóm được đề xuất trong nghiên cứu, các thành viên nhóm là cha, mẹ của những trẻ khuyết tật trí tuệ có cơ hội tham gia vào sinh hoạt chung của nhóm những người cùng hoàn cảnh, từ đó sẽ giúp các phụ huynh học cách cảm thông với người khác và hỗ trợ lẫn nhau. Qua các hoạt động sinh hoạt nhóm, bản thân các phụ huynh được chia sẻ những tâm sự, những khó khăn, lo lắng của mình, đồng thời được nghe những người khác chia sẻ cảm xúc. Đây là những tương tác có ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của các phụ huynh bởi họ thường mang tâm lý tự ti, mặc cảm vì có con bị khuyết tật, từ đó tạo ra những cảm xúc bị dồn nén trong lòng, Vì vậy, việc tham gia sinh hoạt nhóm với những người cùng cảnh ngộ là cách để giúp họ giải thoát những cảm xúc tiêu cực đó.

Mặt khác, việc tham gia sinh hoạt nhóm với những người cùng cảnh ngộ còn giúp các phụ huynh có thêm nhiều kiến thức về chăm sóc, giáo dục con của mình; có them niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống. Phần lớn các phụ huynh còn thiếu hoặc yếu về kiến thức chăm sóc và giáo dục con khi con bị khuyết tật trí tuệ, họ cảm thấy lung túng, bế tắc. Nhân viên CTXH luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động nhóm, với nhiều bài tập về giá trị và niềm tin, cùng với cách khai thác và nhấn mạnh những mặt tích cực của các gia đình sẽ giúp họ lấy lại nghị lực trong cuộc sống.

Thông qua hoạt động nhóm giúp các phụ huynh học được kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội. Một số phụ huynh ít được tiếp xúc với mọi người nên có tâm lý e ngại. Khi tham gia vào nhóm, với sự giúp đỡ của NVXH, họ được học các kỹ năng giao tiếp, hiểu được giá trị của sự sẻ chia, được sống trong mối quan hệ xã hội thân ái, chân tình. Những điều này là vô cùng cần thiết cho các cha, mẹ có con bị KTTT về mặt tinh thần và xã hội.

CTXH nhóm với nhóm cha, mẹ có con bị KTTT nhằm vào nhóm yếu thế, có nguy cơ cao trong xã hội bởi hiện nay số lượng trẻ khuyết tật ngày càng tăng. Do đó, phương pháp này sẽ giúp các cha, mẹ ổn định tâm lý, đồng thời cung cấp kiến thức, tăng cường khả năng cũng như năng lực cho họ, để họ có thể hỗ trợ tốt hơn cho con mình.

1.1.4.3. Công tác xã hội với người khuyết tật

Công tác xã hội là một ngành khoa học, một hoạt động nghề nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công tác xã hội với người khuyết tật. Bởi lẽ, cộng đồng hiện nay khi nhắc tới người khuyết tật thì thường nghĩ ngay tới Hội người khuyết tật, chính quyền địa phương, chính sách của Nhà nước với người khuyết tật, các hoạt động từ thiện dành cho người khuyết tật… mà ít ai nghĩ tới các hoạt động công tác xã hội với người khuyết tật. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò

của công tác xã hội trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật. Do đó, trước hết cần hiểu khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật là gì?

Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội

1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Thuyết hệ thống ( system theory)

Lý thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng trong CTXH, nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống trợ giúp nào có thể hỗ trợ, có thể tiếp cận và tham gia.

Theo định nghĩa của lý thuyết CTXH hiện đại: “ Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất” [ 18, tr. 202]

Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là: Các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được những nhu cầu riêng. Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. CTXH chú ý đến 3 hệ thống:

 Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp.

 Các nhóm chính thức như nhóm bạn bè, đồng nghiệp, các nhóm cộng đồng hay các tổ chức công đoàn.

Cá nhân cũng là một hệ thống vì cá nhân là kết quả tập hợp của nhiều phần: phần tâm lý, phần sức khỏe vật chất, phần ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo, gia đình, xã hội, nghề nghiệp, chức vụ…mỗi thành phần này có một tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho cha mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)