Ngôn ngữ và chữ viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc (Trang 61 - 67)

Người Hà Nhì có hệ thống ngơn ngữ hồn chỉnh và phong phú, thuộc nhóm ngơn ngữ Hà Nhì - Lơ Lơ, nhóm ngữ tộc Tạng - Miến, hệ Hán - Tạng theo cách phân loại của Ngơn ngữ học nhưng cũng chưa có chữ viết để ghi lại. Trong bài nghiên cứu này cuối cùng người viết chủ yếu lấy chữ tiếng Việt và chữ Hà Nhì (hiện đang sử dụng ở Vân Nam, Trung Quốc) ghi âm ghi lại tiếng Hà Nhì để tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, so sánh. Để nhận biết rõ các kết luận nghiên cứu, có thể tham khảo thêm bảng khảo sát thực địa về tiếng Hà Nhì, trong đó gồm có các từ ngữ được khảo sát ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc [PL.4, tr.99-109].

Trước hết, người viết sẽ giới thiệu chữ viết tiếng Hà Nhì đang sử dụng ở Vân Nam Trung Quốc. Ở Trung Quốc, những cán bộ Hà Nhì trong phịng nghiên cứu ngữ văn của Học viện Dân tộc Vân Nam trải qua 6 năm nghiên cứu điền dã, thu thập tài liệu và nhiều đợt thảo luận, vào năm 1958, chữ viết của tiếng Hà Nhì bắt đầu được sử dụng ở Châu tự trị Hồng Hà Vân Nam hiện nay. Chữ viết Hà Nhì hiện đang sử dụng được xác định lấy ngữ âm của tiếng Hà Nhì Đại Trại ở huyện Lục Xuân làm chuẩn mực, tức là lấy một loại tiểu phương ngữ của phương ngữ Hà Nhã, đó được gọi là tiểu phương ngữ Hà Nhì làm cơ sở (được khoảng 770 nghìn người Hà Nhì phân bố ở miền Nam Trung Quốc sử dụng giao lưu, chiếm 62% dân số người Hà Nhì Trung Quốc), phương án chữ viết của hai loại phương ngữ cịn lại thì chưa được thực hành. Về cơ bản, tiếng Hà Nhì được phân chia là 3 loại phương ngữ như Hà Nhã, Hào Bạch và Bích Ka, và trong 3 loại phương ngữ lại còn phân chia ra các tiểu phương ngữ khác nhau. Các loại phương ngữ Hà Nhì, các loại tiểu phương ngữ và các loại thổ ngữ có mối quan hệ như sơ đồ dưới đây:

Tiếng Hà Nhì

Hà Nhã

Các loại thổ ngữ Các loại thổ ngữ Các loại thổ ngữ Các loại thổ ngữ

Hào Bạch Bích Ka

Nguồn: Khái luận tiếng Hà Nhì [24, tr.176]

Mặc dù tiếng Hà Nhì có nhiều tiểu phương ngữ, thổ ngữ xen lẫn với nhau, lại lấy tiểu phương ngữ Hà Nhì làm chuẩn mực, nhưng chữ viết theo quy tắc sử dụng chữ La-tinh có thể diễn tả chính xác bất cứ phương ngữ tiếng Hà Nhì nào. Bên cạnh đó, các mẫu tự tiếng Hà Nhì được sử dụng để diễn tả tiếng Hà Nhì ở Vân Nam phát âm theo phiên âm tiếng Trung, chữ viết Hà Nhì có 26 mẫu tự La-tinh, trong đó có 5 nguyên âm gồm a, e, i, o, u, còn lại là phụ âm. Tuy nhiên, thanh điệu lại khác hẳn với tiếng Trung, có 4 thanh điệu như dấu l (55), dấu không (33), dấu q (31), dấu f (24). Trong đó, 55, 33, 31, 24 theo cách ghi âm 5 độ, một loại cách ghi âm phổ biến sử dụng trong tiếng Trung để biết phát âm lên xuống, cao thấp. Dấu l (55) phát âm gần giống thanh bằng trong tiếng Việt, dấu q (31) phát âm gần giống thanh huyền trong tiếng Việt, hai loại thanh điệu cịn lại thì tương ứng với đặc điểm ngữ âm, ngữ điệu trong tiếng Quan thoại Tây Nam Trung Quốc, một loại phương ngữ của tiếng Trung sử dụng ở những nơi như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam Trung Quốc. Sự khác biệt bên trong ngơn ngữ Hà Nhì thể hiện ở nhiều từ chi tiết, và phân biệt theo các nhóm khác lại tập trung cư trú ở nơi khác hay cùng một nhóm nhưng khác nơi, cho nên chữ viết tiếng Hà Nhì cũng thay đổi theo các nhóm, có thể một từ thì nhiều loại diễn tả.

Về đặc điểm ngữ âm, ngữ điệu, có lẽ là do người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lơ Mê cùng một nhóm, cho nên ngữ âm ngữ điệu hầu như chưa có

khác biệt gì bất cứ là phát âm của các phụ âm, thanh điệu, nhưng đáng chú ý là một số từ chi tiết đặc biệt khi có phát âm nguyên âm [u] (phiên âm quốc tế) trong từ ngữ của người Hà Nhì Đen thì nhiều lúc trịn mơi hóa, người Hà Nhì Lơ Mê thì thường phát âm theo nguyên âm [o]. Trong bảng trên thì có thể thấy rõ, những từ mà người Hà Nhì Đen phát âm theo [u] như Chà cu, người Hà Nhì Lơ Mê thì phát âm theo [o] là cafgol. Về mặt ngữ pháp thì trăm phần trăm giống hệt nhau, một ví dụ cấu trúc câu là tôi ăn cơm theo thứ tự chủ ngữ+ vị ngữ +tân ngữ, nhưng người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lơ Mê tồn là nói nga hoqhhaq zaq theo thứ tự chủ ngữ+tân ngữ+vị ngữ. Một ví dụ nữa là trong câu nói của người Hà Nhì Đen khơng có động từ vị ngữ như “là” trong tiếng Việt, câu “Tôi là người Hà Nhì” thì nói là “Nga Hà Nhì già (Ngal Haqniqssaq)”. Về mặt ứng dụng ngơn ngữ, người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lơ Mê trong giao lưu thường ngày đều hay sử dụng những trợ từ ngữ khí như “nga”, “nei” để cho câu càng thêm phong phú. Một nét khác biệt rõ rệt trong sử dụng tiếng Hà Nhì của Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lơ Mê là do chịu sự ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Trung, các từ lai thì chủ yếu sử dụng tiếng Việt và tiếng Trung, đáng lưu ý là người Hà Nhì Lơ Mê hay sử dụng từ lai tiếng Trung nhiều hơn và trong khi sử dụng thường kết hợp với tiếng Hà Nhì. Có thể là sinh sống xun biên giới, người Hà Nhì Đen cũng biết nói nhiều từ, câu tiếng Trung (ở đây chủ yếu chỉ Quan thoại Tây Nam). Và trong khi nghiên cứu người viết còn phát hiện ra dù ba loại phương ngữ Hà Nhì phân

bố khác nhau, nhưng người Hà Nhì cũng mượn từ (gọi là từ khác gốc) để sử dụng trong thường ngày với nhau, ví dụ như từ chị “alzeiq” trong tiếng Bích Ước thuộc Bích Ka, hay trộn với tiếng mình với tiếng Hào Nhì thuộc Hào Bạch như lạc “laoqdilsev”, măng “almiq”. Đó cũng là đặc điểm ứng dụng tiếng Hà Nhì chung của người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lơ Mê. Nguyên âm căng như lá “alpavq” hay “a pạ”, trong thính giác thì gần giống với thanh điệu nặng trong tiếng Việt.

Ở Việt Nam, ngơn ngữ Hà Nhì cũng được nghiên cứu rất sớm, đặc biệt trong cuốn sách Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam của tác giả Chu Thùy Liên đã viết về việc sử dụng ngơn ngữ của người Hà Nhì Đen ở Việt Nam (tập trung ở Phong Thổ Lai Châu và Bát Xát Lào Cai), có đặc điểm tiếp nhận nhiều yếu tố từ hệ thống ngôn ngữ Hán, với lượng từ vựng Hán hóa tới 30%. Cũng là trong quyển này tác giả đã trần thuật việc sáng tạo chữ viết Hà Nhì, quá trình sáng tạo mẫu tự tiếng Hà Nhì ở Việt Nam và đề xuất phương án. Sau Cách mạng Tháng Tám, một vài nhà trí thức thử sáng tạo bộ chữ Hà Nhì phiên âm La-tinh để phục vụ cơng việc của mình ở tinh Lai Châu, Điện Biên, song các quy định về các âm tắc, xát cịn chưa được nhất trí. Cuối cùng, tác giả Chu Thùy Liên cùng với các trí thức Hà Nhì đưa ra một dự kiến phương án chữ viết dân tộc Hà Nhì dựa theo mẫu La-tinh. Cả hệ thống phụ âm, nguyên âm lẫn thanh điệu thì khác với chữ viết được sử dụng ở Trung Quốc. Trong hệ thống phụ âm chữ viết Hà Nhì ở Việt Nam có 25 phụ âm (trong đó

có 10 phụ âm bật hơi), nguyên âm đơn có a, e, y, o, y, u, cón 14 nguyên âm đơi. Thanh điệu có 5 âm vị như thanh không, thanh huyền, thanh sắc, thanh nặng, thanh ngã, đánh dấu như tiếng Việt.

Tiếng Hà Nhì là sẵn có trong cuộc sống của người Hà Nhì, nhưng chữ viết là sáng tác sau, cho nên sẽ gặp phải nhiều khó khăn như cách viết, cách diễn tả ngôn ngữ trong khi nghiên cứu ngôn ngữ Hà Nhì, đặc biệt là nhóm người Hà Nhì cụ thể. Như trên đã nói, giữa sự phát triển của chữ viết dựa trên cơ sở sáng tác chữ viết tiếng Hà Nhì giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam thì có sự khác biệt rõ ràng, nhưng trong hệ thống tiếng Hà Nhì, điểm chung là tiếng được sử dụng do người Hà Nhì Lơ Mê và người Hà Nhì Đen đều thuộc tiểu phương ngữ Hà Nhì, thậm chí có thể nói là thuộc thổ ngữ Lơ Bích (Lolbiqdoq). Trong bảng từ tiếng Hà Nhì điền dã, có thể nhận thấy những từ người Hà Nhì Lơ Mê nói bằng tiếng Quan thoại Tây Nam và người Hà Nhì Đen thì nói bằng tiếng Việt, đó là sự khác biệt nổi bật. Bên cạnh đó có mấy từ như chng trâu người Hà Nhì Lơ Mê và người Hà Nhì Đen đều sử dụng thổ ngữ Ang Lơ (Hhaqloldoq), cịn lại tồn là thổ ngữ Lơ Bích. Một đặc điểm quan trọng là họ sinh sống xuyên biên giới thường xuyên nói xen kẽ nhau các loại thổ ngữ, phương ngữ, đó cũng là một điểm chung về ngôn ngữ đang sử dụng của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lơ Mê.

Tóm lại, ngơn ngữ Hà Nhì Đen cũng như ngơn ngữ Hà Nhì Lơ Mê rất đa dạng và phong phú do đặc điểm nhóm và khu vực cư trú của người Hà Nhì

Đen và Hà Nhì Lơ Mê, trong khi diễn đạt thì có thể mỗi người một khác, còn tiếp nhận các yếu tố ngơn ngữ của các loại thổ ngữ nhóm khác. Và cịn vì chịu ảnh hưởng của tiếng Trung và tiếng Việt, cho nên có lúc sự khác biệt giữa tiếng Hà Nhì Đen và tiếng Hà Nhì Lơ Mê được sử dụng thường ngày cũng thể hiện sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa người hà nhì đen (nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở y tý, bát xát, lào cai, việt nam và nhóm ở má ga tý, kim bình, vân nam, trung quốc (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)