THẤU KÍNH HỘI TỤ Bài 1:

Một phần của tài liệu tom_tat_noi_dung_kien_thuc_vly_9_chuong_I pptx (Trang 52 - 53)

I. Một số kiến thức cơ bản

A. THẤU KÍNH HỘI TỤ Bài 1:

Bài 1:

Hoàn chỉnh đường đi của các tia sáng trong hình 16.1

GỢI Ý: trên hình 16.1:

+ Hình a: Bám vào đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính và tính chất đảo chiều đường đi của tia sáng.

+ Hình b: Bám vào đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính xong cần chú ý

tia sáng hướng tới tiêu điểm, cho tia ló đi như thế nào?

Bài 2:

Vật sáng AB = 4cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 1 đoạn 6cm.

a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính.

b) Vận dụng tính chất hình học tính chiều cao của ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

GỢI Ý: (hs tự dựng hình theo gợi ý sau)

o o F F’ F’ F Hình 16.1 a ) b )

a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính: chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ đường vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.

b) Sử dụng tính chất tỉ lệ các cặp cạnh của tam giác đồng dạng để tính được chiều cao và vị trí của ảnh.

Đs: b) A’B’ = 8cm; OA’ = 12cm.

Bài 3:

Trên hình 16.2 AB là vật, A’B’ là ảnh của nó qua thấu kính hội tụ. Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí quang tâm, trục chính và các tiêu điểm của thấu kính. (cho biết AB song song với A’B’).

GỢI Ý:

+ Nối AA’, BB’ sẽ cắt nhau tại đâu?

+ Vẽ trục chính xy đi qua quang tâm, dựng thấu kính hội tụ. ( lưu ý vị trí của trục chính so với thấu kính).

+ Từ B vẽ tia BI song song với trục chính, vẽ tiếp tia ló để xác định vị trí của F, F’.

Một phần của tài liệu tom_tat_noi_dung_kien_thuc_vly_9_chuong_I pptx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w