.2 Bức tranh toàn cảnh ngành THTT Việt Nam năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở việt nam (Trang 29 - 115)

Nguồn: [36]

Như vây, song song với hệ thống truyền hình quảng bá, các hệ thống dịch v THTT đã góp phần quan trọng tạo nên những kênh thông tin đa dạng và phong phú. Với việc đa dạng hoá nội dung thông tin theo từng kênh chuyên biệt, THTT đang là phương tiện thông tin giải trí hữu hiệu ph c v cho nhiều lớp đối tượng khán giả khác nhau. Việc phát triển hệ thống THTT trong những năm qua đã tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, kể cả các chương trình quảng bá, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong việc sản xuất nội dung chương trình giữa các đài phát thanh, truyền hình với nhau…

Hiện trạng THTT ở Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển có tốc độ HNQT khá nhanh. Theo Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng của Bộ TTTT được công bố ngày 17/7/2015 [1], cả nước

hiện có gần 9,9 triệu thuê bao THTT. Trong đó, truyền hình vệ tinh (DTH) có 1,4 triệu thuê bao; truyền hình cáp gồm 5,99 triệu thuê bao cáp tương tự (analog) và 778.000 thuê bao cáp số (DVB-C, Docsis); truyền hình kỹ thuật số mặt đất 300.000 thuê bao; truyền hình giao thức Internet (IPTV) 1,15 triệu thuê bao; truyền hình di động Mobile TV 220.000 thuê bao.

Con số tăng trưởng thuê bao THTT được xem là ấn tượng. Bởi lẽ, vào cuối năm 2014, số thuê bao đã đạt 6 triệu trên tổng số hơn 22 triệu gia đình (cuối năm 2009 là 4,2 triệu thuê bao). Doanh thu từ quảng cáo truyền hình tăng khoảng 28% trong vài năm qua. Trong đó, quảng cáo trên các kênh THTT là khuynh hướng mới tại Việt Nam và đang tăng một cách ngoạn m c, trong tương lai sẽ chiếm 80% doanh thu quảng cáo của ngành truyền hình. Số liệu của Bộ TTTT c ng cho thấy, tổng doanh thu trong l nh vực truyền hình đạt 9.152 tỷ đồng. Tổng số lao động của các đơn vị hoạt động trong l nh vực THTT là 9.449 lao động. Hiện nay cả nước có 181 kênh phát thanh, truyền hình quảng bá (trong đó có 105 kênh truyền hình, 76 kênh phát thanh), tăng 01 kênh phát thanh so với năm 2014; 40 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập cung cấp trên THTT.

Biểu đồ 1.5: Thị phần THTT Việt Nam tính đến năm 2014

16% 34% 32% 15% 3% MyTV STCV VTVCab HTVC khác Nguồn: [1]

Tại Việt Nam, thị trường THTT chủ yếu được biết đến qua các dịch v truyền hình kỹ thuật số cáp, kỹ thuật số mặt đất, kỹ thuật số vệ tinh và truyền hình di động ở giai đoạn sơ khai. Thị trường truyền hình quảng bá đang hoạt động dưới sự quản lý của các đài truyền hình trung ương và địa phương trong khi "miếng bánh" THTT vốn ngày một phình to hiện là sân chơi của các công ty dịch v truyền hình, mà dẫn đầu thị trường hiện nay là các công ty SCTV, HTVC, VIệT NAMPT-Media...

Cạnh tranh bằng chất lượng nội dung chính là chìa khóa thành công đã được chứng minh ở các nước đi trước Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn thưởng thức chương trình truyền hình theo kiểu "đài phát sóng gì, mình xem đó". Với khả năng chi trả cao hơn, họ mong muốn có những chương trình phù hợp nhu cầu hơn.

Giá cước của THTT ở Việt Nam hiện nay đang rẻ so với mặt bằng thị trường trong khu vực và giá trị đồng tiền của Việt Nam. VNPayTV xác nhận thuê bao THTT Việt Nam hiện nay được xem là rẻ nhất trong các quốc gia của khu vực Đông Nam Á và có thể là trên thế giới.

Hiện các nhà khai thác dịch v THTT đều tính đến giải pháp chia nhỏ các gói cước dịch v , cung cấp dịch v gia tăng, trên nền tảng đa màn hình và OTT để tăng chỉ số ARPU.

Bảng 1.3 Bảng giá cước một số dịch vụ THTT ở Việt Nam

Nhà cung

cấp Mô tả

Thuê bao chính

TV1 TV2 TV3

Cước dịch v Cước DV Cước DV

AVG

Có thể cung cấp thêm tối đa 03 thuê bao ph với 1 thuê bao chính - Thêm đầu thu: nếu xem nhiều chương trình khác nhau.

- Hoặc không thêm đầu thu.

66,000/88,000 22,000 22,000

VTVcab

Truyền hình cáp. Đã triển khai trọn gói 110.000đ/3tivi. Từ tivi thứ 4: 10.000/tivi. 110,000 VTV cab HD Truyền hình số HD (gồm cước 110k cho gói analog và 50k gói HD nạp qua thẻ cào).

160,000 50,000

SCTV số SD

Gồm gói truyền hình analog và số

SD 128,000 30,000 30,000

SCTV số HD

Gồm phí thuê bao cab analog và

80 k cho thuê bao số HD. 158,000 60,000 60,000

K+ Chỉ áp d ng gói Premium HD+ 220,000 60,000 60,000

NetTV

Thuê bao chính là HD 110.000/ thuê bao ph gói Basic SD (65.000). Đây là mức cước Net TV chào bán đối tượng nhà nghỉ,khách sạn tại nhiều địa bàn.

110,000 30,000 30.000

OneTV

Miễn phí (Áp d ng cho tất cả khách hàng khi đăng ký mua bộ giải mã TV của FPT Telecom)

40,000/80,000 /120,000 giảm 30% cước TV2 Giảm 40% cước TV 3-4. VTC Gói SD Gói HD 60,000/tháng 100,000/tháng

MyTV Gói SD (trọn gói) Gói HD

110,000/ tháng 135,000/tháng

Nguồn: [11][18][19][20][21][25]

Nghiên cứu của kênh K+ cho thấy, hiện nay doanh thu bình quân của thuê bao tháng dịch v THTT ở Việt Nam (ARPU) thấp nhất trong khu vực ASEAN. Năm 2013, ARPU ở Việt Nam vào khoảng 4-5 USD, trong khi đó Singapore là 32 USD, Malaysia là 30 USD, Indonesia 11 USD, Thailand là 11 USD, Cam pu chia là 10 USD, Myanmar là 10 USD, Philippines c ng ở mức 9 USD. Ngay ở châu Phi, là một khu vực có mức sống thấp hơn Việt Nam thì chi phí xem truyền hình của người dân ở đây lên đến 20 EURO/tháng.

Lí do giá thuê bao THTT ở Việt Nam thấp là do thị trường có cạnh tranh dữ dội giữa các nhà cung cấp truyền hình với nhau. Bên cạnh đó, do ở Việt Nam ít các kênh truyền hình độc quyền, hầu hết các nhà khai thác đều cung cấp các kênh nội dung giống nhau dẫn đến họ chỉ có thể cạnh tranh về giá, là nguyên nhân khiến giá dịch v ngày càng giảm.

Mức ARPU thấp như hiện nay là không đúng với m c tiêu tăng trưởng chất lượng nội dung THTT. Các nhà cung cấp dịch v nội dung cần tận d ng thế mạnh của k thuật số để giải quyết bài toán tăng ARPU. Chỉ có truyền hình số mới giải quyết được việc đưa ra nhiều gói dịch v , các nhà khai thác có thể chia ra các gói dịch v càng nhỏ càng tốt, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch v gia tăng khác. Như vậy sẽ vẫn có gói cước phí thấp nhất ph c v những đối tượng có thu nhập thấp, còn người có điều kiện chi trả cao hơn có thể chọn cùng lúc 3-4-5 gói để xem. Người nghèo vẫn có thể tiếp cận sản phẩm THTT nhờ k thuật số.

Giải pháp chia nhỏ dịch v ra làm nhiều gói và cung cấp dịch v trên đa màn hình là cách mà các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới. VNPT-Media, nhà cung cấp dịch v MyTV cho rằng, cần thiết kế những gói cước ở nhiều mức độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Bởi vậy thị trường truyền hình Việt Nam không nên có nhiều doanh nghiệp nhỏ và quá nhỏ, nếu không đủ mạnh để đạt một lượng thuê bao lớn đạt ngưỡng hòa vốn, họ sẽ bị lỗ, gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Sự phát triển về công nghệ số sẽ tạo ra nhiều loại hình dịch v trên cùng 1 hạ tầng, MyTV có gói kết hợp giữa truyền hình và viễn thông, hoặc kết hợp với các nhà cung cấp truyền hình khác như K+, VTVcab, đồng thời MyTV c ng đã xây dựng nền tảng để cung cấp dịch v MyTV trên nhiều hạ tầng khác nhau: IPTV, cáp, vệ tinh, trên máy tính, mobile…

Giá cước dịch v thấp đã khiến chất lượng của dịch v , nội dung THTT chưa cao. Chỉ trừ một vài nhà cung cấp dịch v như K+, STVC, MyTV… có đầu tư những chương trình riêng hoặc mua bản quyền một số chương trình, phim, trò chơi hấp dẫn của nước ngoài để ph c v khách hàng đang sử d ng và lôi kéo khách hàng

mới. Phần còn lại, nhiều nhà cung cấp dịch v THTT đã “xào và trộn” các kênh truyền hình có sẵn, chủ yếu là các kênh địa phương để chiêu d khách hàng.

Trong khi đó, để sử d ng hạ tầng ở mức tối thiểu, các nhà khai thác dịch v THTT lại cạnh tranh nhau ở mức độ “khủng khiếp”: 20.000 đồng/tháng cho gói cơ bản của truyền hình An Viên – AVG, có tới bảy kênh HD! VTVCab tặng sữa hoặc bia cho những khu vực mới phủ cáp như Long An, Bình Dương… kèm theo miễn phí công l p đặt hoặc tặng thêm thời gian sử d ng nếu khách hàng đóng cước trước.

C ng chưa ở đâu như Việt Nam, khi các nhà cung cấp dịch v THTT có hình thức “tranh giành khách hàng” bằng chiêu giảm giá cho những khách hàng nào “chuyển đổi dịch v ”, thực chất là chuyển đổi nhà cung cấp dịch v . Những thông tin này được đăng công khai trên các tờ rơi và cả trang web của VTVCab, HTVC…

Các chuyên gia ngành truyền hình nhận định, THTT sẽ tiếp t c phát triển mạnh ở Việt Nam trong thập kỷ này. Thị trường Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng cho THTT, bởi tỷ lệ hộ gia đình sử d ng THTT vẫn còn khá thấp so với mức mơ ước 50 - 60% ở nhiều nước trên thế giới. Theo Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2009, đến năm 2020 sẽ ngừng việc sử d ng truyền hình tương tự để chuyển sang công nghệ số. Thực tế cho thấy, việc số hoá truyền hình c ng g n liền với sự dịch chuyển từ truyền hình quảng bá (không trả tiền) sang THTT, và không khó để dự đoán các nhà cung cấp dịch v THTT sẽ cạnh tranh khốc liệt để giành phần to trong mảnh đất màu mỡ nhưng nhiều khả năng sẽ bão hoà chỉ sau 10 năm như Việt Nam.

Một số nh cung cấp dịch vụ THTT lớn của Việt Nam:

VTV Cab

VTV Cab là đơn vị cung cấp dịch v THTT với 100% vốn sở hữu của Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 1995 Trung tâm Truyền hình Cáp Việt Nam được thành lập. Cho đến nay sau 20 năm hình thành và phát triển, VTVcab đã tạo dựng vị thế vững ch c và xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành THTT Việt Nam. VTVcab đã xây dựng mạng lưới truyền hình cáp phủ sóng tại 60 tỉnh, thành trên cả nước, phát sóng trên 200 kênh truyền hình trong nước và quốc tế với chất lượng và nội dung phong phú, trong đó

có 50 kênh truyền hình độ nét cao HD và 20 kênh truyền hình chuyên biệt do chính VTVcab đầu tư hợp tác sản xuất [29]. Hiện nay, VTVcab có số lượng thuê bao truyền hình và viễn thông dẫn đầu thị trường THTT tính trên tất cả các loại hình dịch v như: truyền hình cáp, truyền hình số, IPTV, truyền hình theo yêu cầu, Internet trên mạng truyền hình cáp…

Lợi thế là truyền hình giá rẻ (sử d ng được nhiều tivi, thuê bao trọn gói, có dịch v phát sinh, l p đặt dễ dàng, nhiều kênh phổ thông, dễ sử d ng), Truyền hình cáp có lợi thế là đơn vị cung cấp dịch v THTT sớm, cạnh tranh hơn các đối thủ là chi phí phù hợp, khách hàng không phải trả chi phí bộ giải mã, có thể kết nối được nhiều tivi trong 1 hộ gia đình. Điểm yếu là nội dung phong phú.

SCTV

SCTV là nhà cung cấp đa dịch v Truyền thông và Viễn thông hàng đầu Việt Nam.Ngày 27/8/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép thành lập Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV). SCTV là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trên cơ sở liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) [20]. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, SCTV là mạng truyền hình cáp đứng đầu Việt Nam với với thị phần THTT đứng đầu cả nước, diện phủ sóng rộng kh p toàn quốc đến 53/63 Tỉnh Thành tại Việt Nam.

MyTV

IPTV (Internet Protocal Television) là dịch v truyền hình số tương tác thế hệ mới, sự ra đời của công nghệ và dịch v này là một cuộc cách mạng về sự hội t giữa truyền thông và truyền hình, được coi là công nghệ truyền hình thứ 3 (sau truyền hình Analog và truyền hình số). IPTV mang lại nhiều tiện ích, khả năng thích ứng công nghệ tiên tiến với sự tương tác của người sử d ng dịch v và cộng đồng.

Tháng 9.2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức cung cấp dịch v IPTV tại thị trường Việt Nam với thương hiệu MyTV [21]. Dựa trên công nghệ IPTV tín hiệu truyền hình trên MyTV được chuyển hóa thành tín hiệu IP, truyền qua hạ tầng mạng ADSL đến thiết bị đầu cuối là bộ giải mã Settop- box. Sau 06 năm phát triển, từ những bước đi ban đầu khó khăn trong việc mở rộng thị trường từ khu vực thành thị đến nông thôn, hải đảo xa xôi, đến nay đã có hơn 1 triệu thuê bao, tương đương khoảng 4 triệu người sử d ng g n bó với MyTV.

Một số đặc điểm nổi bật của MyTV:

- Tính năng dịch v : Điều đặc biệt và hấp dẫn nhất của MyTV là sự tương tác giữa người xem với chương trình, người xem với nhà cung cấp dịch v . Các tính năng dịch v nổi trội của MyTV: tạm dừng tivi, xem video theo yêu cầu; xem phim trả tiền, truyền hình xem lại, phân quyền sử d ng, PVR (chức năng ghi chương trình), TV- mail…

- Về khả năng phủ sóng: MyTV có thể đến với những khán giả ở cả những vùng sâu, vùng xa c ng như khán giả ở nước ngoài thông qua mạng băng rộng và vệ tinh Vinasat.

- Về chi phí: Truyền hình theo giao thức IP tận d ng được cơ sở hạ tầng mạng viễn thông có sẵn, do đó chi phí đầu tư ban đầu thấp mà vẫn đảm bảo gia tăng giá trị, mang lại lợi ích cho người sử d ng với chi phí thấp hơn các loại dịch v THTT khác.

- Về nội dung: Có thể nói khả năng của hệ thống MyTV là không giới hạn. Tùy thuộc vào các thỏa thuận về bản quyền của nhà cung cấp dịch v và các nhà cung cấp nội dung.

- Tính tương tác: Thay vì th động chuyển kênh để tìm kiếm và xem những gì đang được phát, khán giả có thể chủ động chọn nội dung mà mình muốn xem, chọn thời điểm xem,..

Tiểu kết Chƣơng 1

HNQT trong l nh vực THTT ở Việt Nam bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài, với nhiều hình thức và cách thức hợp tác nhằm thúc đẩy sự phát triển của THTT.

Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã mở ra một cánh cửa lớn giúp THTT Việt Nam có thể tiếp cận với ngành truyền hình tiên tiến của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quý báu các các cường quốc về truyền hình trong khu vực và trên thế giới, và vận d ng sáng tạo trong việc xây dựng ngành truyền hình nước nhà. Việc tham gia tích cực vào các tổ chức, hiệp hội THTT trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với ngành THTT tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIệT NAM

2.1. Quá trình tham gia HNQT của THTT Việt Nam

Giống như các l nh vực khác trong đời sống xã hội, truyền hình nói chung và THTT nói riêng của Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, chính thức tham gia quá trình HNQT sau khi Việt Nam chuyển từ cơ chế tập trung quan liên bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ ngh a. Thị trường cởi mở, thông thoáng đã giúp THTT có nhiều cơ hội học hỏi các kinh nghiệm phát triển THTT của các cường quốc trong l nh vực này, cả khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở việt nam (Trang 29 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)