Thời kỳ khai sáng và hệ thống truyền thừa của Sơn môn Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 38 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Sơn môn Phật giáo Linh Quang –

1.2.2. Thời kỳ khai sáng và hệ thống truyền thừa của Sơn môn Phật giáo

giáo Linh Quang - Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang định nghĩa “1. Sơn môn (Tam

môn). Cổng chính (Tam quan) của các chùa viện, chùa viện phần nhiều ở núi rừng, nên có tên này. Thông thƣờng các chùa đều có ba cửa, tƣợng trƣng cho tam giải thoát môn (không môn, vô tƣớng môn, vô tác môn) nên gọi là Tam môn hoặc chỉ có một cửa cũng gọi là Tam môn.

2. Sơn môn (Sơn tự). Từ chung gọi là chùa viện, vì từ xƣa đến nay chùa viện phần nhiều đƣợc xây dựng ở núi rừng, nên lấy sơn môn làm tên gọi khác nhau của chùa viện. Từ đó ngƣời sau tạo lập chùa viện ở đồng bằng hay giữa đô thị cũng gọi là sơn môn. Ngoài ra tất cả những ngƣời tu hành trong ngôi chùa từ trụ trì trở xuống cũng đều đƣợc gọi là sơn môn”[11, 3988].

Theo ý kiến của tác giả khái niệm Sơn môn còn đƣợc hiểu nhƣ là một dòng họ truyền thống của Việt Nam. Dòng họ truyền thống Việt Nam có ông tổ khai sơn lập ấp, sinh ra các con cháu, rồi từ đó tiếp tục phát triển ra các chi ngành khác nhau. Những ngƣời cùng trong dòng họ là những ngƣời có chung một huyết thống (huyết mạch). Từ cách hiểu này có thể hiểu từ Sơn môn Phật

giáo nhƣ sau: Sơn môn do một vị Tổ Sƣ sáng lập ra và lập ra bản thanh quy, sau đó truyền thừa cho các đệ tử đời sau. Theo thời gian Sơn môn không ngừng lớn mạnh về số lƣợng Tăng, Ni cũng nhƣ số lƣợng các tự, viện. Những Tăng, Ni trong Sơn môn dù ở bất cứ một cƣơng vị nào hay ở nơi đâu cũng luôn hƣớng về cội nguồn của Tổ tông (những ngƣời cùng một Sơn môn trong Phật giáo đƣợc gọi là đạo mạch). Đặc biệt để thể hiện lòng thành kính đối với chƣ vị Tổ Sƣ, các Tăng, Ni luôn tâm niệm giữ gìn phát huy đạo mạch, “tông phong, Thanh quy” của Sơn môn mình, nhằm thể hiện tinh thần “Uống nƣớc nhớ nguồn” . Nhƣ ca dao Việt Nam có câu:

“Cây có cội mới trổ cành xanh lá Nƣớc có nguồn mới tủa khắp rạch sông Làm ngƣời có tổ, có tông

Nhƣ cây có cội, nhƣ sông có nguồn”

- Khái quát mảnh đất Trà Lũ nơi khởi nguồn của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung.

Xã Trà Lũ thuộc huyện Xuân Trƣờng ngày nay, vốn là phần phía Bắc của huyện Giao Thủy. Huyện Giao Thủy xƣa là một trong bốn huyện thuộc phủ Thiên Trƣờng (phủ này đƣợc đặt từ thời Trần). Đến thời Pháp thuộc, bỏ cấp trung gian phủ, vẫn duy trì đơn vị hành chính phủ nhƣng tƣơng đƣơng với cấp huyện. Phủ Thiên Trƣờng vẫn tồn tại nhƣng là đơn vị hành chính thuộc tỉnh Nam Định, vẫn bao gồm toàn bộ đất đai hai huyện Xuân Trƣờng và Giao Thủy hiện nay. Đến năm 1934, chia phủ Thiên Trƣờng thành hai đơn vị hành chính là phủ Xuân Trƣờng (huyện Xuân Trƣờng ngày nay) và huyện Giao Thủy (huyện Giao Thủy ngày nay). Đến năm 1948, Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đồng loạt bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, châu quận, đổi thành huyện, phủ Xuân Trƣờng đổi thành huyện Xuân Trƣờng.

Địa danh Giao Thủy xuất hiện từ rất sớm, nhƣng huyện Giao Thủy ban đầu bao gồm chủ yếu vùng đất Xuân Trƣờng ngày nay, còn vùng đất Giao Thủy ngày nay vẫn đang trong quá trình bồi đắp. Huyện Giao Thủy đầu thế kỷ XIX gồm 19 tổng: Trà Lũ, Hành Cung, Hà Cát, Hộ Xá, Thủy Nhai, Hoành Nha, Đỗ Xá, Kiên Lao, Cát Xuyên. Tổng Trà Lũ có tám xã, phƣờng: Trà Lũ, Lạc Nghiệp, Vạn Lộc, Trà Khê, Quần Cống, Hoành Vực, Trùy Trà, phƣờng thủy cơ Trà Lũ[83, 43-46].

Lịch sử hình thành xã Trà Lũ không rõ vào triều đại nào. Tuy nhiên, dựa theo Trà Lũ xã chí: “Có ngƣời hỏi Nhĩ Khê rằng: “Ngày xƣa xã Trà Lũ lập ấp vào triều đại nào? Nhĩ Khê tôi xin thƣa rằng:

Xã không có Xã chí lƣu truyền lại, mà trên cơ sở nghiên cứu tình hình cụ thể thì biết rằng xã ta có từ thời Lê, đến nay hơn 400 năm. Thời Lê Trang Tông niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ nhất, tên Trà Lũ đã ghi trong lịch sử nƣớc ta. Từ Nguyên Hòa năm thứ nhất (1533) đến Duy Tân - Ất Mão (1915) là 380 năm. Họ Bùi đến lập ấp đầu tiên ở thôn Bắc, thủy tổ đƣợc sắc phong Hoàng Tín Đại Phu, Thái Bộc Tự Khanh, mà chức tƣớc ấy chỉ đặt ra ở thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức năm thứ hai (1471), đến nay đã đƣợc 415 năm. Họ Trần, họ Phan ở xã ta đều có thế phả, đến nay khoảng 16, 17 đời, ƣớc lƣợng 4 đời là 100 năm, tổng cộng hơn 400 năm là nhƣ vậy. Lâu nay dân gian cũng thƣờng hay nói xã ta có từ thời Hồng Đức, ngƣời xã ta ở Phƣơng Lũ xuống. Tuy vậy cũng chƣa biết rõ ràng”[62, 3].

Xã Trà Lũ có 3 thôn. Thôn Trung có 22 xóm. Thôn Bắc có 17 xóm. Thôn Đông có 8 xóm.

Sông ngòi: Về mặt địa lý, Trà Lũ mang đặc trƣng của vùng đất bồi, bên cạnh những gò đất cao là những khu đất thấp và trũng – dấu hiệu của quá trình bồi đắp chƣa hoàn thiện. Trên vùng này có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, trong đó các sông Xuyên, sông Trà, sông Mã, sông Hồng, sông Ninh Cơ có vị trí quan trọng hơn cả đối với lịch sử hình thành và phát triển của Trà Lũ. Mạng lƣới sông ngòi này vừa là thủy lợi, vừa là giao thông trọng yếu, đánh dấu sự phát đạt của nghề vận tải đƣờng thủy và buôn bán cũng nhƣ phát triển nông nghiệp. Những đợt vỡ đê cũng cuốn theo nhiều tài sản của ngƣời dân, thậm chí là cả sinh mạng. Sau nhiều tai họa nhƣ thế nhiều ngƣời phải bỏ đi nơi khác (ví dụ nhƣ năm 1618 bão vỡ đê biển, nƣớc mặn tràn vào kéo dài, khiến tài sản hoa màu mất sạch, nhà nào cũng có ngƣời chết).

Đất đai: Diện đất tự nhiên của xã không có tƣ liệu nào ghi rõ chỉ biết

rằng: “Công điền xã Trà Lũ có 30 xứ đồng. Căn cứ vào những năm dƣới thời Quang Trung và Gia Long, công điền của ba thôn theo sổ cấp bạ là 1.111 mẫu 5 sào. Lại còn 55 mẫu ở các xứ đồng Hà Khẩu, Đƣờng Nhất, Thái Bằng, Lục Lăng, Lãnh Hạ để làm ruộng Thần từ, Phật tự”[62, 5].

Dân cư và nghề nghiệp: Với đặc điểm là vùng đất bồi, đất mối nên dân

cƣ xã Trà Lũ là dân góp từ nhiều địa phƣơng khác nhƣ từ Thái Bình xuống, Nam Định sang. Vì vậy, trên mảnh đất này có rất nhiều dòng họ khác nhau cùng sinh sống. Nhân dân trong xã phần nhiều làm nghề buôn bán, hàng ngày vợ chồng gồng gánh đi chợ, bên cạnh đó ngƣời dân còn có nghề nấu rƣợu, nuôi lợn, nghề thợ sơn, thợ mộc, làm vàng mã, nghề trồng trọt. Trong ba thôn đều có chùa làng “Chùa ba thôn đều có chính điện, tiền đƣờng, hành lang và gác chuông, chùa Cảnh Linh gác chuông cũ lợp gianh, xây ba tầng, cao hai trƣợng, làm bằng gỗ thiết. Năm Thành Thái - Quý Mão (1863) bị bão hủy hoại, nay xây lại bằng gạch. Xứ Cựu Cốt, Bắc Biên là còn chùa cổ, có tƣợng đồng ngày trƣớc là chùa Trung của ba xã. Chùa Linh Quang thôn Trung có

giếng xây đá, nƣớc trong khi đầy, khi vơi, trƣớc đây có ngƣời nói là huyệt yểm của ngƣời phƣơng Bắc, mạch đất chƣa rõ thế nào. Tất nhiên thấy rằng thời xƣa đây là bờ biển nƣớc mặn nên phải đào giếng lấy nƣớc ngọt.

Xóm Khẩu Nhị phía Tây có sông lớn, thời xƣa mục đồng tắm ở sông mò đƣợc một pho tƣợng đá, dần đắp nền đất lập đền thờ rất thiêng. Ngƣời trong xóm mới xây miếu thờ. Năm Đinh Hợi gặp binh hỏa, cất giấu tƣợng trong hòm. Nay sửa lại miếu, lập bia đá cầu cúng rất thiêng”[62, 10-11].

Thông qua những khảo sát sơ lƣợc về vùng đất Trà Lũ Trung, chúng ta có thể đƣa ra một vài nhận xét sau:

Một là, Vùng đất Trà Lũ Trung là một vùng đất mới, gắn với công cuộc

khai hoang, lấn biển. Vì vậy, những ngƣời dân nơi đây đến từ nhiều nơi tạo ra một bức tranh văn hóa đa màu sắc. Đồng thời, họ là những ngƣời can trƣờng mạnh mẽ dám đối mặt với những thách thức khó khăn.

Hai là, Là một vùng đất mới nên đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhƣ đất đai

màu mỡ, nguồn thủy hải sản phong phú, giao thông đƣờng thủy thuận lợi. Tuy nhiên, nơi đây chứng kiến nhiều thảm họa từ thiên nhiên (lũ lụt năm 1618) khiến cho ngƣời dân có tâm lý lo sợ. Vì vậy, ngƣời dân cũng tìm đến tín ngƣỡng, tôn giáo để làm chỗ nƣơng tựa về mặt tinh thần, tạo thêm niềm tin vào sức mạnh trong công cuộc khai phá vùng đất mới.

Ba là, Là vùng đất mới nên những ngƣời dân nơi đây đều dời bỏ làng

cũ, dời bỏ cây đa, bến nƣớc, sân đình đi đến Trà Lũ mƣu sinh. Do dời khỏi làng quê gốc nên họ mất đi chỗ dựa về mặt tinh thần, tạo ra khoảng trống về mặt tâm linh. Vì vậy, trong lòng họ luôn khao khát có một chỗ dựa về mặt tinh thần, luôn khao khát có một nơi để ký thác niềm tin và đây chính là mảnh đất màu mỡ để tôn giáo phát triển.

Bốn là, Phần lớn ngƣời dân Trù Lũ lấy buôn bán làm nghề, do vậy luôn

bè để đi lại, mà thuyền bè lại nhỏ, trong khi đó thiên nhiên thì khắc nghiệt. Với những lý do này nên họ rất cần đến tín ngƣỡng, tôn giáo, để gửi gắm niềm tin, cầu mong đƣợc bình an, may mắn.

Nhƣ vậy, mảnh đất và con ngƣời Trà Lũ là nơi tôn giáo trong đó có Phật giáo có nhiều điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của ngƣời dân cũng nhƣ của cá nhân và gia đình cụ Trần Đào Canh lập ra một ngôi tĩnh để thờ, sau đó cải gia vi tự, rồi trở thành một ngôi chùa lớn trong vùng nhƣ hiện nay.

Vai trò của Cụ Trần Đào Canh là một trong những người đầu tiên cho sự khởi nguồn của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung.

Cụ Đào Văn Canh, ngƣời làng Nguyệt Giám, Kiến Xƣơng, Thái Bình. Năm 14 tuổi Cụ lập gia thất, sinh đƣợc một ngƣời con trai, đặt tên là Đào Phú, không bao lâu thì ngƣời vợ của Cụ bị mất. Sau khi vợ mất, Cụ mang theo con trai di cƣ sang phủ Thiên Trƣờng làm thuê nghề chăn tằm, dệt tơ cho ngƣời họ Trần ở tổng Trà Lũ, ít lâu sau Cụ làm con nuôi gia đình này, từ đó đổi thành họ Trần (Trần Đào Canh).

Khi làm con nuôi họ Trần, Cụ mua lại xƣởng mộc của ngƣời Công giáo ở xóm Bắc Hà để làm ăn sinh sống. Đến lúc kinh tế ổn định, Cụ Trần Đào Canh có tâm hƣớng đến Phật pháp, Cụ lập một cái tĩnh (gian nhà nhỏ) thờ Phật theo lời chỉ dạy của Tổ Sƣ Thích Giác Đạo trụ trì chùa Trà Bắc, để sớm hôm tụng kinh, niệm Phật. Với một lòng hƣớng Phật, Cụ Trần Đào Canh thƣờng xuyên đến chùa Trà Bắc, lễ Phật và nghe Tổ Sƣ Thích Giác Đạo giảng pháp. Cụ Trần Đào Canh đƣợc Tổ Sƣ Thích Giác Đạo quy y và thụ giới Bồ Tát cho cả hai cha con. Từ đó Cụ có pháp danh là Trần Đào Canh – hiệu tự Vô Vi và Trần Đào Phú – hiệu tự Khoan Bình. Nhờ đƣợc sự dạy bảo chu đáo, lại đƣợc phúc ấm tổ tiên, ngƣời con trai của Cụ là Trần Đào Phú thi đỗ khoa bảng văn Đại học sĩ, dƣới thời vua Quang Trung (1789). Ông đƣợc triều đình

mời ra làm quan, do không màng đến công danh, ông từ chối về quê lập gia thất, mở lớp dạy học, giúp cho dân nghèo trong vùng, ông sinh hạ đƣợc một ngƣời con trai đặt tên là Trần Đào Kế.

Vào năm Canh Tý (1770), đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái Nguyên niên, đƣợc sự chỉ bảo tận tình của Tổ Sƣ Giác Đạo, từ cái tĩnh Cụ Trần Đào Canh dựng lên 5 gian nhà tranh làm nơi thờ Phật (từ đây Cụ Trần Đào Canh chính thức cải gia vi tự), nên gọi là chùa Trà Lũ Trung, tên hiệu là Linh Quang. Chùa đƣợc xây dựng trên mảnh đất giữa hai xóm Bắc Hà và Bắc Tỉnh, nay thuộc xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định.

Để tiếp nối tâm nguyện của cha, cũng nhằm thể hiện tấm lòng hƣớng Phật, sau khi Cụ Trần Đào Canh, hiệu tự Vô Vi viên tịch vào năm 1785. Cụ Trần Đào Phú kế thừa ngôi già lam Linh Quang do thân phụ sáng lập, Cụ cùng với nhân dân địa phƣơng trùng tu xây dựng ngôi chính điện, xây nhà thờ tổ, nhà khách, nhà tạo soạn, tam quan, đúc hai quả chuông to, tạc hai tòa tƣợng đồng Thích Ca, tam thế và các tòa thánh tƣợng khác. Khởi công vào năm 1785, hoàn thành vào năm 1803. Để có ngƣời kế thừa sự nghiệp của ông cha trong tƣơng lai, khi con trai của Cụ là Trần Đào Kế trƣởng thành, Cụ cho đi xuất gia làm đệ tử và đắc pháp với Tổ Sƣ Giác Viên ở chùa Bảo Thiên, thuộc Sơn môn Bằng Sở, đƣợc đặt pháp hiệu là Phổ Liên.

Trải qua những năm tháng tầm sƣ học đạo, đến khi trƣởng thành Hòa thƣợng Thích Phổ Liên đƣợc Tổ sƣ Giác Viên cho ra trụ trì chùa Đông Quan (Khoái Châu, Hƣng Yên). Sau một thời gian Ngài trở về chùa Liêu Đông là nơi sơ tâm của Ngài, xây dựng và sửa sang chùa cảnh. Để tiếp nối sự nghiệp cũng nhƣ xây dựng chốn già lam của ông cha còn đang dang dở, vào năm 1815 niên hiệu Gia Long thứ 15, Ngài trở về chùa Linh Quang trụ trì, hoằng dƣơng Phật pháp, tiếp Tăng độ chúng. Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung từ đây đƣợc ra đời và truyền thừa phát triển cho đến ngày nay. Sau

khi trụ trì chùa Linh Quang, Hòa thƣợng Thích Phổ Liên liền bắt tay vào việc tu sửa lại toàn bộ chùa cảnh, xây đền thờ thánh tổ Nguyễn Minh Không, nhà thờ Mẫu, trang hoàng thánh tƣợng, đúc chuông, tạc khánh đá, dựng bia công đức, mở rộng đất chùa. Ngoài ra Ngài còn trụ trì xây dựng chùa Trà Đông, chùa An Cƣ, chùa Quang Xuyên, chùa Liêu Đông, chùa An Đạo…

Hệ thống truyền thừa của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung.

Sau những năm tháng tham thiền học đạo, lĩnh hội đƣợc ý chỉ màu nhiệm của Thiền tông, Hòa thƣợng Thích Phổ Liên liền ứng dụng vào đời sống tu tập của mình, Ngài thiết lập cho Tăng, Ni, Phật tử Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung, theo dòng Lâm Tế - Long Động. Trên tinh thần “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Hòa thƣợng Thích Phổ Liên truyền thừa đến đời thứ hai đƣợc bốn ngƣời đệ tử, trong số đó có ba vị Tăng và một vị Ni. Do đó, hệ thống truyền thừa của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung kể từ đây đƣợc hình thành nhị bộ. Gồm bốn chi, trong đó ba chi trên thuộc về Tăng bộ, chi còn lại thuộc về Ni bộ. Vì vậy, hệ thống truyền thừa của Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung đƣợc hình thành nhị bộ[69, 5-8].

Từ khi thành lập cho đến nay, Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung truyền thừa và phát triển liên tục qua 11 thế hệ. Thực hiện lời di huấn của Đức Phật: “Này các Tỳ kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thƣơng tƣởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chƣ Thiên và loài Ngƣời”[15, 235]. Cùng với lý tƣởng phát triển của Sơn môn, các thế hệ Tăng, Ni trong Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung không ngừng đi khắp mọi nơi để “Hoằng dƣơng chính pháp, lợi lạc quần sinh”. Cho đến ngày nay, tổng cộng trong Sơn môn có 290 vị Tăng, Ni, trong đó có 118 vị Tăng, 172 vị Ni. Các vị Tăng, Ni trong Sơn môn trụ trì cũng nhƣ kiêm nhiệm trụ trì trên 300 ngôi chùa ở các tỉnh thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sơn môn phật giáo linh quang – trà lũ trung ở tỉnh nam định (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)