Nhìn vào sơ đồ mối quan hệ tƣơng quan giữa thái độ bàng quan trong gia đình với các nhân tố tác động chúng tôi thấy giữa chúng có mối tƣơng quan mạnh và mật thiết với nhau. Trong đó sự tƣơng quan giữa yếu tố: Tính đồng cảm với thái độ bàng quan là mạnh nhất với giá trị (P=-0.480**) thể hiện mối tƣơng quan theo chiều nghịch nghĩa là khi trẻ có xu hƣớng bàng quan tăng lên thì tính đồng cảm của trẻ giảm xuống; sau đó đến mối tƣơng quan giữa: Nhận thức với thái độ bàng quan với giá trị (P=-0.455) thể hiện mối tƣơng quan nghịch điều này có nghĩa khi thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ tăng lên thì nhận thức của trẻ về vấn đề đó lại giảm xuống; giáo dục gia đình có tƣơng quan mạnh thứ ba với thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN với giá trị tƣơng quan (P=-0.366** ) mối tƣơng quan âm cho thấy khi thái độ bàng quan trong gia đình của
Bàng quan Tính chăm chỉ/ lƣời nhác Nhận thức Tính đồng cảm Sự tự tin Tính thụ động Giáo dục gia đình 0.047 -0.480** -0.366** -0.455 - 0.284** -0.333**
trẻ tăng lên thì sự giáo dục của gia đình lại giảm xuống theo chiều nghịch; mối tƣơng quan thấp hơn là mối tƣơng quan giữa: Tính thụ động với thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN với giá trị tƣơng quan (P= -0.333**
) là mối tƣơng quan nghịch giải thích khi thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ tăng lên thì đồng nghĩa trẻ có nhiều xu hƣớng thụ động với công việc gia đình. Niềm tin vào khả năng của bản thân (sự tự tin) có mối quan hệ thấp hơn với thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN với giá trị tƣơng quan là (P=-0.284**) thể hiện mối tƣơng quan nghịch cho thấy sự tự tin sẽ giảm xuống khi thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ tăng lên. Và trong sáu nhân tố tác động thì yếu tố: Tính chăm chỉ/ lƣời nhác có mối tƣơng quan thấp nhất với thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN với giá trị tƣơng quan là P=0.047, thể hiện mối tƣơng quan thuận chiều, điều này có nghĩa trong những điều kiện mà các yếu tố tác động không thay đổi thì khi thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN tăng lên theo chiều tích cực thì tính chăm chỉ/lƣời nhác của trẻ VTN cũng tăng lên theo chiều hƣớng đó. Nhƣ vậy, theo kết quả và sơ đồ phân tích tƣơng quan chúng tôi thấy cả 5 yếu tố trên đều có mối liên hệ chặt chẽ và chi phối đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Mỗi yếu tố đều có một sự tác động nhất định đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Mặc dù là có nhân tố tác động mạnh nhất và có yếu tố tác động thấp nhất tuy nhiên kết quả phản ánh vẫn cho thấy giữa chúng có mối tƣơng quan khá mạnh và sâu sắc.
Bảng 3.10: Kết quả hồi quy đơn biến
Nhân tố R2 Sig.
Tính chăm chỉ/ lƣời nhác 0.002 0.509
Niềm tin vào khả năng
bản thân 0.080 0.000
Tính thụ động 0.111 0.000
Giáo dục gia đình 0.134 0.000
Nhận thức 0.207 0.000
Tính đồng cảm 0.230 0.000
Đặt ra giả thuyết các nhân tố: Giáo dục gia đình, tính đồng cảm, tính thụ động, nhận thức, sự tự tin, tính chăm chỉ/ lƣời nhác không có ảnh hƣởng đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN.
Từ bảng kết quả hồi quy trên ta thấy có một biến có Sig. (hay p- value) không đạt mức ý nghiã 5%=0.05 là: Tính chăm nhác chỉ/ lƣời nhác (Sig. =0.509). Vì vậy, chấp nhận giả thiết “Tính chăm nhác chỉ/ lƣời nhác” không ảnh hƣởng đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Bác bỏ giả thiết “Giáo dục của gia đình”; “Tính chủ/ thụ động”; “Sự tự tin”; “Nhận thức”, “Tính đồng cảm ” có ảnh hƣởng đến thái độ bàng quan gia đình của trẻ VTN.
Nhƣ vậy, thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN chịu ảnh hƣởng của 5 yếu tố: “Giáo dục của gia đình”; “Tính chủ/ thụ động”; “Sự tự tin”; “Nhận thức”, “Tính đồng cảm ”. Trong đó, yếu tố K (Tính đồng cảm) tác động mạnh nhất tới thái độ bàng quan gia đình của trẻ VTN vì có giá trị R2 cao nhất = 0.230, thứ hai là yếu tố G (Nhận thức) với giá trị R2 = 0.207, thứ ba là F (Giáo dục gia đình) với giá trị R2 = 0.134, yếu tố M (Tính thụ động) có tác động mạnh tiếp theo với giá trị R2 = 0.111 và có tác động yếu nhất trong 5 yếu tố trên là H (Niềm tin vào khả năng bản thân) với giá trị R2 = 0.080.
Từ phƣơng trình hồi quy chúng ta có thể thấy rằng các giá trị R2 đều lớn hơn 0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc. Có nghĩa là khi những biến này phát triển theo hƣớng tích cực thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN sẽ tăng lên theo chiều tích cực và ngƣợc lại. Phƣơng trình hồi quy chuẩn hóa lúc này có dạng nhƣ sau:
Y= 0.080H+0.111M+ 0.134F+0.207G +0.230K = 0.080 =0.111 =0.134 =0.207 =0.230 Sự tự tin Tính thụ động Giáo dục gia đình Nhận thức Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: Tính đồng cảm là nguyên nhân hàng đầu tác động mạnh nhất đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Đồng cảm trái ngƣợc hoản toàn so với vô cảm. Đồng cảm là sự chia sẻ, là khả năng tự đặt mình vào hoàn cảnh của ngƣời khác để cùng cảm nhận và thấu hiểu. Trong cuộc sống gia đình có rất nhiều lúc chúng ta cần phải đồng cảm cho nhau. Đồng cảm trong gia đình là cùng nhau chia sẻ công việc nhà, là vui với niềm vui của cả gia đình và buồn với nỗi buồn của cả gia đình. Đồng cảm không lựa chọn địa vị cao thấp trong gia đình, bất kì ai khi sống trong gia đình đều cần phải có sự đồng cảm. Đồng cảm giúp những thành viên trong gia đình gẫn gũi nhau hơn. Nhƣ vậy, từ thực trạng thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN biểu hiện không cao, cho thấy hầu hết ở trẻ VTN tính đồng cảm trong gia đình phát triển rất tốt. Việc có rất ít trẻ VTN thờ ơ với công việc nhà và mặc kệ cho ngƣời thân dù phải đi làm cả ngày vất vả nhƣng khi về nhà vẫn phải kiêm thêm việc nhà, mặc kệ cho ngƣời thân ốm đau, không hề hỏi han, mặc kệ cho ai đó trong nhà buồn, không chia sẻ, không thấu hiểu với niềm vui, nỗi buồn của các thành viên khác trong gia đình thậm chí là khi làm những việc có lỗi với ngƣời thân nhƣng không có sự hối hận, không có sự lo lắng về hậu quả của nó chiếm tỉ lệ rất thấp, điều đó cho thấy rất ít trẻ VTN thiếu sự đồng cảm.
Nhận thức là yếu tố mạnh thứ hai tác động đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Từ thực trạng thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN biểu hiện không cao cho thấy đa phần các bạn có nhận thức rất tốt và đầy đủ về những giá trị chuẩn mực, về trách nhiệm, quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của mình đối với gia đình cũng nhƣ đối với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhỏ trẻ VTN vẫn chƣa nhận thƣc tốt về trách nhiệm nghĩa vụ của mình với gia đình, dẫn đến có hiện tƣợng bàng quan. Lý giải nguyên nhân của hiện tƣợng trên nhiều bạn cho biết có những lúc các bạn có những hành vi và cảm xúc không giống nhƣ những gì mình suy nghĩ. Đó là lý do đôi lúc các bạn nhận thức đƣợc rằng mình phải đi nấu cơm trƣớc khi cha mẹ về, phải an ủi và đồng cảm với cha mẹ khi họ buồn nhƣng vì một lý do nào đó họ không thể thực hiện đƣợc nhƣ mình đã suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận có rất nhiều bạn nghĩ và làm đƣợc nhƣ giống trong nhân thức.
Pv sâu (Đức): Có khi nào em nhận ra mình có những hành vi và cảm xúc không giống nhƣ những gì mình đã nghĩ hay không? Trả lời: Có chứ ạ! Hôm trƣớc có khách đến nhà, em nghĩ mình nên rửa bát giúp mẹ nhƣng thấy mẹ không nhờ nên em thôi luôn.
Giáo dục của gia đình là yếu tố tác động mạnh thứ ba ảnh hƣởng đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Tuổi VTN là lứa tuổi đang lớn, vốn kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm chƣa có nhiều. Trong việc tham gia các công việc nhà, ngoài những công việc đơn giản nhƣ nấu cơm; rửa bát; quét nhà… các em có thể tự hoàn thành thì còn có những công việc phức tạp hơn nhƣ chăm sóc ngƣời nhà nằm viện, thay cha mẹ quán xuyến việc nhà, quản lý chi tiêu, thăm hỏi ngƣời nhà, nhạy cảm trong nhận biết tâm trạng ngƣời thân… mà cái vốn sống của các em chƣa đủ để có thể thực hiện đƣợc. Chính lý do đó đòi hỏi các em phải có đƣợc sự chỉ dẫn sát sao từ phía ngƣời lớn, đó chính là các bậc sinh thành của các em. Nếu nhƣ không đƣợc sự hƣớng dẫn từ phía những ngƣời đi trƣớc có thể có những tình huống xảy ra trong gia đình khiến các em khó lòng mà hoàn thành đƣợc nhiệm vụ. Đó cũng là nguyên nhân khiến các em ít tham gia hơn đối với các công việc phức tạp, khó khăn trong gia đình. Từ đó dẫn đến những biểu hiện của sự bàng quan gia đình ở trẻ VTN.
PV sâu (Đức): Trong gia đình em có thƣờng xuyên đƣợc cha mẹ giao việc để làm không hay là tự bản thân em có thể nhận thấy việc phải làm? Công việc cha mẹ giao có vừa sức với em không? Trả lời: Cha mẹ thƣờng xuyên giao việc cho em bởi vì nhiều lúc em không biết đƣợc trong nhà có việc gì phải làm trƣớc việc gì làm sau và thƣờng thì cha mẹ hay giao em đi mang đồ cho khách hàng những lúc em rảnh. Có lúc bố mẹ bảo em phải trông bà ốm, em cũng chăm nhƣng em thấy khó làm quá vì em không biết ngƣời ốm nhƣ bà em thì cần ăn gì, muốn đấm bóp nhƣng lại sợ bà đau nên em thấy rất khó để hoàn thành việc đó. Mặc dù em rất quý bà em. Có lẽ đây là công việc em thấy khó khăn nhất.
PV sâu (Dũng): Em có hay tham gia làm các công việc trong gia đình không? Trả lời: Bố mẹ giao việc thì em làm thôi. Còn nhà có bác giúp việc làm cả rồi.
Nhƣng từ thực trạng thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN biểu hiện không cao cho thấy sự giáo dục của gia đình đối với trẻ VTN là việc làm đƣợc các bậc phụ huynh rất quan tâm. Số lƣợng cha mẹ có học vấn cao và làm nhiều trong những công việc có tính chất ổn định đã tạo điều kiện rất lớn để cấc bậc cha mẹ có thời gian dành cho con cái học hành và quan tâm đến việc hƣớng dẫn các con làm việc chung trong gia đình. Nhƣng cũng có số ít các bạn bàng quan và chƣa quan tâm đến gia đình cho thấy thiếu hụt sự giáo dục của gia đình đến một bộ phận nhỏ các bạn này.
Tính chủ động là nguyên nhân tác động mạnh thứ tƣ đến thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Tính chủ động hay đúng hơn đó là tính năng động, linh hoạt của bản thân, những bạn có tính này cao thƣờng tự chủ trong công việc và trách nhiệm của mình, tìm cách để hoàn thành cái nhiệm vụ đó. Đây là một tác nhân bên trong, là nguyên nhân chính khiến các em có hoàn thành các nhiệm vụ ở trong gia đình hay không. Là nguyên nhân bên trong nên phần lớn các em có thể tự kiểm soát đƣợc cảm xúc cũng nhƣ hành vi của chính bản thân đối với những việc cá nhân cũng nhƣ các việc chung của gia đình. Nhƣ vậy, việc quyết định có quan tâm đến công việc nhà và ngƣời thân hay không cũng có lý do từ chính bản thân các em. Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN biểu hiện không cao cho thấy các bạn hầu nhƣ chủ động với công việc của bản thân và của gia đình, số ít các bạn tỏ ra bàng quan với gia đình, ngƣời thân thậm chí là cả bản thân họ một phần là do sự thụ động, các bạn ấy chƣa thực sự chủ động lập kế hoạch cho bản thân, chƣa chủ động làm các công việc nhà dẫn đến gia đình phải nhắc nhỏ, từ đó làm đối phó và qua loa kèm theo đó là những cảm xúc tiêu cực khi tham gia các công viêc nhà.
Theo kết quả hồi quy thì niềm tin vào khả năng của bản thân (Sự tự tin) là yếu tố cũng có có tác động trẻ VTN nhƣng là tác động yếu trong những yếu tố trên. Nhƣ phần cơ sở lý luận đã khẳng định khi con ngƣời có niềm tin vào khả năng của mình khi thực hiện một công việc gì đó thì con ngƣời sẽ thực hiện thƣờng xuyên và có chất lƣợng hơn. Nhiều bạn chỉ có sự tự tin trong việc nấu ăn, có sở trƣờng nấu ăn và hay đƣợc khen khi hoàn thành một món ăn nào đó thì ngƣời đó sẽ thƣờng xuyên vào bếp
hơn. Nhƣng cũng có bạn không có sở trƣờng nấu ăn nhƣng lại học khá giỏi thì tỉ lệ các bạn giúp em học bài cũng sẽ cao hơn.
PV sâu (Đức): Em sở trƣờng gì? Và em tự tin nhất vào thế mạnh gì ở bản thân khi tham gia các công việc trong gia đình? Trả lời: Em không có sở trƣờng nấu nƣớng hay dọn dẹp, em chỉ thấy mình thích thể thao thôi. Vì vậy, nên em ít khi vào bếp nhƣng em hay đƣa mẹ đi đây đó vì em nhớ đƣờng tốt hơn mẹ em.
PV sâu (Dũng): Em có sở trƣờng gì? Và em tự tin nhất vào thế mạnh gì ở bản thân khi tham gia các công việc trong gia đình?. Trả lời: Em thích thể thao, em thích vẽ vì vậy em thƣờng dạy em trai học vẽ.
Tuy nhiên sự tự tin đó phải nhận đƣợc sự chấp nhận, khẳng định, khích lệ và ủng hộ từ phía gia đình thì sự tự tin đó mới có những điều kiện để phát huy. Và chính bản thân các em phải là những ngƣời nhận ra các thế mạnh và sự tự tin đó của bản thân, chính các em phải biết mình tự tin vào cái gì thì từ đó các em mới có thể linh hoạt, chủ động hơn với các công việc và trách nhiệm của mình khi ở trong gia đình. Thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN biểu hiện không cao cho thấy phần lớn trẻ VTN có niềm tin vào khả năng của bản thân khi tham gia và thực hiện các công việc và nhiệm vụ trong gia đình. Nhƣng cũng có một bộ phận nhỏ các bạn bàng quan với gia đình cho thấy vẫn còn nhiều trẻ VTN chƣa có niềm tin vào khả năng của bản thân, chƣa thực sự tự tin khi thực hiện các công việc trong gia đình.
Qua đó chúng ta thấy thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN chịu sự chi phối của 5 nhân tố đó là: “Giáo dục của gia đình”; “Tính chủ/ thụ động”; “Sự tự tin”; “Nhận thức”, “Tính đồng cảm ”. Trong đó tính đồng cảm có tác động mạnh nhất và niềm tin vào khả năng của bản thân có tác động yếu nhất tới thái độ bàng quan trong gia đình của trẻ VTN. Gia đình cần phải có những biện pháp giáo dục hợp lý giúp các em củng cố tƣ tƣởng, niềm tin nhằm xây dựng những nhận thức tốt và đ đẩy lùi những nhận thức chƣa tốt, hình thành và nuôi dƣỡng tâm hồn đồng cảm và phát huy sở trƣờng sở đoản của mình nhƣng quan trọng hơn cả là chính bản thân các em phải tự linh hoạt chủ động tiếp thu phát triển nhận thức cũng nhƣ khẳng định sự tự tin của bản than từ đó giảm thiểu sự thờ ơ, vô cảm, bàng quan với gia đình.
Nhƣ vậy, việc trẻ VTN không làm việc nhà không phải là do trẻ có thái độ