Một số khuyến nghị nhằm phát huy những biến đổi tích cực và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi nghi lễ lên đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay (Trang 96 - 123)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy những biến đổi tích cực và hạn chế

chế những biến đổi tiêu cực trong nghi lễ Lên Đồng của tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

Cũng giống như các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng khác, Lên Đồng không tồn tại trong chân không mà luôn có sự “chuyển mình” thay đổi để phù hợp với nhịp độ phát triển của các hình thái ý thức xã hội khác. Trong quá trình tồn tại, phát triển và biến đổi, Lên Đồng vẫn bảo lưu được những giá trị văn hóa tích cực của mình, song bên cạnh đó, một vài khía cạnh tiêu cực, phản giá trị, phản văn hóa cũng nảy sinh từ chính nghi lễ này. Bởi vậy, chúng ta cần phải học cách “thừa nhận và sống chung” với nó trên cơ sở đẩy mạnh và phát huy những giá trị, hạn chế những yếu tố phản giá trị, từ đó góp phần vào việc làm lành mạnh hóa đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nước nhà.

Không thể phủ nhận rằng đã có lúc tưởng chừng như chúng ta phải “dẹp” Lên Đồng vì coi đó là hiện tượng mê tín, dị đoan, song trên thực tế, đó lại là nhu cầu tín ngưỡng tâm linh chính đáng, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải có những biện pháp hỗ trợ, phát huy những mặt tích cực là cơ bản, để từ đó loại bỏ dần những hủ tục, lỗi thời.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, chúng ta cần phải đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy giá trị, hạn chế tiêu cực trong xu hướng biến đổi, phát triển của nghi lễ Lên Đồng của người Việt vùng ĐBBB hiện nay như sau:

Một là, tăng cường trách nhiệm của bộ máy Nhà nước, các tổ chức xã

hội đối với công tác tuyên truyền cho những giá trị đặc sắc của nghi lễ Lên

Đồng.

Những năm gần đây, Lên Đồng diễn ra sôi nổi ở hầu khắp các di tích lịch sử văn hóa, các canh hầu không chỉ tổ chức ở những đền thờ thánh nữa mà mở rộng cả ở đình, chùa, tư gia…Sự phát triển mạnh mẽ của Lên Đồng trong xã hội hiện đại không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của mỗi người mà đó còn là hiện tượng văn hóa hướng con người đến cái thiện, cái đẹp, cao cả. Với hệ thống các điện thờ, các bài văn chầu mượt mà, trong sáng và cả những bộ trang phục lộng lẫy được hội tụ từ các nền văn hóa tượng trưng cho mỗi vùng miền…tất cả đều mang đến cho con người một cảm nhận về sự trác tuyệt của loại hình “sân khấu tâm linh” này. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người chưa hiểu sâu sắc về Lên Đồng dẫn đến khi thực hiện nghi lễ không được đúng với bản chất đích thực của nó. Tiêu biểu là việc sắm sửa đồ lễ, đốt đồ mã lãng phí, yếu tố vụ lợi còn nhiều trong nghi lễ, hiện tượng “buôn thần bán thánh” cũng thường xuyên xảy ra.

Mấy năm gần đây với sự ra đời của Trung tâm bảo tồn tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam đặc biệt là câu lạc bộ Đạo Mẫu ban đầu đã tập hợp được những ghế đồng đến từ các tỉnh. Nếu được Nhà nước tạo điều kiện quan tâm hơn nữa, trung tâm chắc sẽ có nhiều kế hoạch đóng góp cho việc quản lý và kê khai số lượng ghế đồng ở từng địa phương. Trong quá trình quản lý các ghế đồng trung tâm sẽ giúp các ghế đồng nhận rõ giá trị đích thực của nghi lễ, tín ngưỡng thờ Mẫu. Qua đó, cố gắng phân tích cho các ghế đồng biết vai trò, sứ mệnh của họ trong việc hành đạo. Trên hết giúp các ghế đồng giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm hầu thánh để từ đó họ tự giác tìm hiểu vai trò, ý nghĩa giá trị đích thực của việc thực hành nghi lễ Lên Đồng.

Việc Câu lạc bộ Đạo Mẫu ra đời với sự hội tụ của tất cả các thanh đồng còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, rút bỏ ranh giới giữa đồng nghèo, đồng giàu, đồng thành thị và đồng nhà quê. Từ đó các thanh đồng sẽ hỗ trợ nhau về tài chính để vấn đề kinh tế hầu thánh không còn quá nặng nề với các ghế đồng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã cho phép tổ chức Liên hoan diễn xướng hát văn - hầu bóng tại lễ hội đền Kiếp Bạc - Hải Dương, đền Lảnh Giang - Hải Dương, đền cây Quế - Hà Nội…vào hàng năm. Những hoạt động này đã thu hút rất nhiều thanh đồng ở các tỉnh về tham dự. Ban tổ chức các hoạt động trên cũng có những phần thưởng lưu niệm: cúp vàng, cờ lưu niệm cho các thanh đồng.Việc làm này có ý nghĩa động viên tinh thần cho các ghế đồng, giữ gìn bản sắc riêng của tín ngưỡng thờ Mẫu góp phần phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa theo tinh thần nghị quyết Trung ương Đảng khóa VIII - ngày 6 tháng7 năm 1998: Xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Để phát huy tối đa vai trò của mình trong việc gìn giữ và bảo tồn loại hình văn hóa dân gian này thì Bộ Văn hóa thông tin cần kết hợp với Ban Tôn

giáo Chính phủ, Sở văn hóa thông tin các tỉnh, thành phố và các ban ngành đoàn thể có liên quan đến sự phân định rõ ràng trách nhiệm, đảm bảo không chồng chéo nhằm đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức và quản lý lĩnh vực tín ngưỡng.

Đối với các thanh đồng, để làm trong sạch ngôi nhà Mẫu thì chính họ phải chung tay cùng hành động. Chính họ mới nhận ra được rằng ai là người có căn số thực sự hay là chỉ dựa vào Mẫu để lợi dụng từ một nghi lễ linh thiêng biến thành dịch vụ thương mại nhằm trục lợi. Vì vậy, chính những người truyền đạo ấy phải tự điều chỉnh chính mình và ý thức trong việc thực hành nghi lễ hướng đến giá trị cốt lõi của cuộc sống. Với đội ngũ con nhanh đệ tử cũng cần phải có những ứng xử sáng suốt, biết phân biệt đâu là thần thánh, đâu dòng tà ma, không để người khác lợi dụng lòng tin của mình vào mục đích trục lợi các nhân, không mù quáng đến mức mê muội để rơi vào bi kịch của chính mình.Chỉ khi nào có sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng giữa Nhà nước cùng các tổ chức xã hội và cộng đồng sinh hoạt trong ngôi nhà Mẫu, thì Lên Đồng mới hạn chế được những yếu tố tiêu cực, dị đoan, từ đó khẳng định và phát huy được giá trị tích cực của mình không chỉ cho nền văn hóa dân gian của nước nhà mà còn trở thành một di sản của văn hóa thế giới.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, các ngành đối với nghi lễ

Lên Đồng trong tình hình mới.

Đảng, Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc chỉ đạo các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang diễn ra trên phạm vi lãnh thổ nước ta. Muốn cho hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển theo sự chỉ đạo của Nhà nước, chúng ta phải yêu cầu các cấp lãnh đạo có thẩm quyền tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hơn nữa các luật, các pháp lệnh, các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng sao cho phù hợp tình hình mới. Thực tế cho thấy, trong khi tín ngưỡng thờ Mẫu đang tự mình biến đổi và phát triển mạnh mẽ

bên ngoài xã hội, thì pháp luật về tôn giáo mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh chứ chưa có những quy định cụ thể về quy mô, tổ chức hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu, hoặc nếu có thì lại quy định trực tiếp một vài hoạt động cụ thể như Lên Đồng, phán truyền gây mê tín dị đoan. Bởi vậy, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với loại hình tín ngưỡng này là rất thấp.

Trước thực trạng trên, chúng ta cần xem lại những nội dung, quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động tôn giáo tín ngưỡng nói chung và nghiêm cấm hoạt động Lên Đồng theo mục đích trục lợi của một số cá nhân (nguyên nhân chính tạo ra sự biến tướng của hiện tượng và nghi lễ dân gian tiêu biểu này). Đồng thời, ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể, đảm bảo các cơ quan chức năng thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bên cạnh đó Nhà nước cũng phải có cách nhìn nhận và phân tích tình hình một cách khách quan và đúng đắn, để từ đó có thể phân biệt được đâu là hình thức mê tín dị đoan, đâu là hoạt động nhằm duy trì và phát triển các giá trị văn hóa. Để rồi từ đó có cách ứng xử hài hòa và hợp lý hơn, cụ thể là đối với Lên Đồng theo tín ngưỡng thực sự thì không nên nghiêm cấm, xử phạt nhưng cần có sự giám sát và quản lý của Ban quản lý di tích - lịch sử văn hóa địa phương để Lên Đồng diễn ra trong sáng, lành mạnh và giữ được bản chất vốn có của Lên Đồng. Đối với hình thức Lên Đồng mê tín dị đoan như lợi dụng Lên Đồng để trục lợi cá nhân, tuyên truyền mê tín, xem bói, cầu hồn thì nghiêm khắc xử lý để tránh sự mất đoàn kết và an ninh trật tự tại đền, phủ. Cần phải quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng được ghi trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân” và được cụ thể hóa ở Nghị định 69/HĐBT ngày 21/3/1991: “Nhà nước đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng”.

Tăng cường công tác quản lý hành chính bao gồm cả việc tăng cường chất lượng công tác của cán bộ văn hóa các cấp. Người làm công tác văn hóa phải vừa là người kiểm tra, giám sát, đề nghị khen thưởng, xử phạt kịp thời, vừa là người định hướng dư luận, khen chê. Đảng, Nhà nước cũng cần có chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức và có những ưu đãi đối với người làm công tác văn hóa ở cơ sở, trang bị những phương tiện cơ bản nhất giúp họ bớt khó khăn hơn trong quá trình hoạt động, công tác.

Để có thể quản lý tốt các hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu, nếu chỉ phát huy mỗi vai trò của cơ quan Nhà nước thôi thì chưa đủ. Cùng với việc sử dụng các biện pháp hành chính, chúng ta cần phải phát huy sức mạnh của cộng đồng, của các tổ chức xã hội trong việc giữ gìn những giá trị tốt đẹp, hạn chế và loại bỏ những nội dung phản văn hóa của Lên Đồng nói riêng và tín ngưỡng Mẫu nói chung.

Nhà nước cũng nên xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư với các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng trong việc giám sát và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng. Chỉ khi nào có sự vào cuộc của chính cộng đồng, các tổ chức xã hội thì khi đó việc đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan mói có thể bị hạn chế và loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.

Ba là,tăng cường công tác đào tạo và khuyến khích các hướng nghiên cứu về nghi lễ Lên Đồng trong lịch sử, hiện tại và tương lai

Chúng ta cần khuyến khích các đề tài nghiên cứu chuyên môn tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu để tăng khả năng nhận thức thực tế của cán bộ, sinh viên về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng đang diễn ra xung quanh. Một số trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều thành tích trong việc đẩy mạnh

công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên như trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Văn hóa, Học viện Khoa học Xã Hội.... có nhiều đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu trong đó có các đề tài nghiên cứu về Lên Đồng theo nhiều hương tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các trường, các khoa, ngành học có liên quan còn thường xuyên tổ chức buổi học ngoại khóa tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại các đền phủ tại địa bàn Hà Nội và một số trung tâm thờ Mẫu như Nam Định, Thái Bình. Hoạt động này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên. Qua những hoạt động này, sinh viên được giao lưu trực tiếp với một số thanh đồng được nghe họ giới thiệu về Lên Đồng và được họ giải thích về ý nghĩa của cách bài trí trong điện thờ, ý nghĩa của từng bộ trang phục và ý nghĩa của các loại đồ lễ dâng cúng trên ban. Với việc được trực tiếp tham dự buổi lễ Lên Đồng của các thanh đồng sinh viên hiểu rõ hơn về tín ngưỡng thờ Mẫuvà bản chất của Lên Đồng, qua đó họ thấy được vai trò, sứ mệnh của mình trong công tác nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc. Từ đó họ có thể đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trong các đề tài nghiên cứu chuyên nghành và giúp cho các kết quả nghiên cứu đi vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần liên tục bổ sung, cập nhật kiến thức về tôn giáo, tín ngưỡng cho đội ngũ cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực này. Có thể mở rộng thêm các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng. Xuất bản sách và những tài liệu chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu, cấp phát sách cũng như tài liệu về các địa phương để các ban ngành có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về bản chất, đặc điểm của loại hình tín ngưỡng này, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp quản lý tốt hơn, tránh sự tùy tiện, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Tín ngưỡng Mẫu và nghi lễ Lên Đồng sẽ còn viết tiếp những giá trị của mình lên nền văn hóa dân gian và đồng hành cùng dân tộc. Bởi vậy, nó luôn là

đề tài mới mẻ, thu hút nhiều nhà nghiên cứu theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Việc đào tạo và mở ra các hướng nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng Mẫu nói riêng là điều cần thiết, có ý nghĩa to lớn trong cả lịch sử, hiện tại và tương lai.

Bốn là, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân,hướng họ vào những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, rời xa những ảnh hưởng tiêu cực của nghi lễ Lên Đồng

Cuộc sống luôn là môi trường mang lại cho con người những hoạt động có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Nhu cầu ấy luôn biến động bởi con người luôn không tự hài lòng, thỏa mãn với những gì mình đang có và trong cuộc sống họ luôn vươn tới những gì tốt đẹp. Tuy nhiên, khi những mong muốn không được thỏa mãn do sự tù túng, chật hẹp của đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần đã thôi thúc con người tìm đến sự chở che, bao bọc nơi Thần, Thánh. Nhưng nếu thực hiện việc lễ bái ở mức thái quá sẽ dẫn tới những hành vi tiêu cực, nhuốm màu dị đoan.

Bởi vậy, để niềm tin của người dân không bị biến thành “mù quáng” thì phải từng bước thực hiện các biện pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ. Trước hết là đảm bảo các nhu cầu ăn, mặc, ở đi lại hằng ngày cho người dân. Tận dụng khai thác các điều kiện tự nhiên của vùng ĐBBB, đó là đất đai rộng lớn, phì nhiêu, màu mỡ; đó là hệ thống các làng nghề thủ công, mỹ nghệ. Bên cạnh đó là sự đông đảo của các đội ngũ lao động giàu kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi nghi lễ lên đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay (Trang 96 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)