NỘI DUNG CHÍNH
1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển văn hóa
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Chính vì thế, vấn đề về văn hóa đang được Đảng, Nhà nước và các cơ quan đoàn thể đặc biệt quan tâm. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã xác định: “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hướng
mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị- tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, có lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống văn hóa, có quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”. Đồng
thời Đảng cũng chỉ rõ: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao
trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí” [2].
Nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa đến sự phát triển kinh tế- xã hội, trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng tiếp tục khẳng định: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001-2010 được đưa ra thảo luận tại Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “ làm cho văn hóa thấm sâu vào khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng cường sức đề kháng chống văn hóa đồi truỵ, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đi đôi với bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích sáng tạo nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp giữ nước và dựng nước, đổi mới và phát triển của dân tộc. Nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg, từ nay đến năm 2020, Việt Nam từng bước triển khai lộ trình số hóa mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho việc triển khai thực hiện lộ trình Quy hoạch Trường thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao trong Quyết định 1476/QĐ-BTTTT ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các chính sách trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống (cả về vật chất và tinh thần), các cá nhân ngày càng hoàn thiện bản thân, nâng cao nhận thức, phát triển nhân cách tốt và giúp ích cho xã hội.