6. Cấu trúc đề tài
2.1 Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn
2.1.1 Hiện thực nông thôn thời kì tiền đổi mới
Không khí dân chủ trong đời sống sáng tác đã khiến hiện thực nông thôn giai đoạn này được phản ánh nhiều chiều. Hiện thực được nhà văn phản ánh không phải từ một mà từ nhiều điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhà văn không chỉ miêu tả mà còn “nghiền ngẫm” hiện thực, chủ động về tư tưởng và kinh nghiệm cá nhân trong ý thức sáng tạo. Nhà văn không chỉ tái tạo cái cụ thể trông thấy được, mà đồng thời còn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, đánh giá, lý giải cái bí ẩn của mảng hiện thực đời sống. Nguyễn Thị Bình khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực đã khẳng định: “không phải ngẫu nhiên, người ta nói nhiều đến khái niệm
“suy ngẫm”, “nghiền ngẫm” về hiện thực. Hiện thực là cái chưa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp cần phải khám phá, tìm tòi. Nhà văn lựa chọn hình thức
nào không quan trọng bằng cách đánh giá của ông ta về hiện thực ấy. Ở đây, kinh nghiệm riêng giữ vai trò quyết định, tạo ra sự độc đáo thẩm mỹ trong cái nhìn hiện thực của mỗi con người” [7; 22]. Sự tiến bộ của thời đại, sự cởi mở của tư tưởng đã
tạo tiền đề cho nhiều nhà văn đi vào khai thác những mảng hiện thực trước đây chưa hề có hoặc hiếm khi xuất hiện. Họ đã tạo ra cho tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này hướng đi riêng nhưng cũng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Viết về nông thôn đương đại với tấm lòng thiết tha, Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về đời sống nông thôn. Nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực và tiêu cực đã có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống thôn quê. Hiện thực ấy trước hết được ba tác giả thể hiện ở việc miêu tả cái đói nghèo. Sự nghèo đói, nhọc nhằn trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, sự nghèo
đói được miêu tả đến mức làm linh hiển âm khí của làng Giếng Chùa. Nếu miếng ăn và cái đói trong sáng tác của Ngô Tất Tố được miêu tả như một nỗi đau khổ cơ cực của người nông dân, trong sáng tác của Nam Cao là sự làm tha hóa, mất nhân cách của con người thì miếng ăn và cái đói ở làng Giếng Chùa trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma “là sự cộng lại của hai cái làng Đông Xá của Ngô Tất Tố và Vũ Đại của Nam Cao” (Nguyễn Đăng Mạnh) [58; 391].
Nguyễn Khắc Trường đã học tập Ngô Tất Tố trong việc chọn thời điểm giáp hạt để làm nổi bật sự khốn cùng đầy bi hài của những người dân làng Giếng Chùa:
“…xóm Giếng Chùa, xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã…Ấy thế mà vụ này cũng đói vàng mắt!. Nhiểu nhà nấu cháo phải độn thêm rau tập tàng. Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm muối. Đến cả bà Đồ Ngật, người vẫn quen ăn trắng mặc trơn, phiên chợ nào cũng xách cái làn mây đi mua hôm thì chân giò lợn ỉ, hôm thì cá chép cả con còn giãy đành đạch. Giờ cạn vốn, liền “sáng chế” ra bánh mạt ngô trước đây chỉ dùng chăn gà, để ăn trừ bữa. Còn ông Quản Ngư, người vẫn được cả làng khen là có chí lớn gan to…gần tháng nay bố con ông Quản
Ngư đóng cửa ăn cháo cám, rồi làm bánh đồ cách thủy cho lạ miệng, nhưng nguyên liệu cũng vẫn là cám” [58; 5,6,7].
“Móng vuốt” của cái đói, cái nghèo lúc giáp hạt đã “nhảy xổ vào cái làng Giếng Chùa” khiến bao cảnh “bi hài kịch” được chính những người trong làng kể tỉ
mỉ cho nhau nghe “khiến mấy ông già cũng ngồi cười trơ cả lợi”. Nhưng dù có hài đến đâu thì cái cười cũng không thể nào dấu nổi cái đói: “Cái cười lúc đói đã không
ra tiếng, lại bóp cho héo quắt cả mặt, trông mà nẫu ruột!. Keo vật giáp hạt này sẽ vần cho dân làng đến mê tơi đây!.” [58; 7]. Họ duy trì cuộc sống bằng tất cả những
thức ăn có thể để cầm cự qua ngày. Nếu giọng kể chuyện của nhà văn không có đôi chỗ hóm hỉnh thì cảnh đói xóm Giếng Chùa sẽ thật thê thảm, bi đát: “Những người
hao gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng vội vã đi đâu, nhưng kì thực chẳng có việc gì hết, cứ ra vào quẩn quanh với cái bụng đói sôi èo èo” [58; 9].
Cái đói đến cùng kiệt bao trùm lên không gian trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khắc Trường khiến không chỉ con người mà dường như cả quang cảnh làng quê với tre làng, ngõ vắng cũng trở nên tiêu điều, xơ xác. Một làng quê được
coi là “đất lề quê thói nhất” mà:“Đường làng đầy rác rưởi và phân trâu bò. Đàn
nhặng xanh đứng yên tại chỗ như những cái dấu chấm đen giữa thinh không dọc lối đi”.[58; 8]. Người ta đâu thể nghĩ tới bất cứ điều gì khác khi trong bụng không
ngừng thúc giục miếng ăn. Tác giả của Mảnh đất lắm người nhiều ma không lý giải cho người đọc nguyên nhân của cái đói bao trùm làng này, và cũng không thấy những trang miêu tả đồng ruộng được cày xới vun trồng đất canh tác. Chỉ biết xóm Giếng Chùa của Nguyễn Khắc Trường cũng như làng Hạ Vị của Lê Lựu, cũng như bao làng quê khác trên mảnh đất Việt Nam niều nhọc nhằn này còn thật nhiều gian khó, vất vả, chưa dám nghĩ đến chuyện “ăn no mặc đẹp”.
Hiện thực nông thôn ấy bắt gặp lại nơi Dòng sông mía của Đào Thắng càng thấy rõ sức tàn phá của cái nghèo đói cơ hàn. “Bấy giờ làng xóm đang đói quay đói
quắt. Thằng Khuê cuốc thêm cụm củ đao non, bới mấy gốc sắn tầu…cây đao còn non, chưa xuống củ nên củ bằng ngón chân, sượng sưng sỉa, chưa có tí bột nào.Gốc
sắn tầu trồng bên bờ dậu còn non cây…đào lên mới chỉ có rễ to, chưa có ai dám gọi là củ, dài thõng thượt, cắn vào mồm nhai sồn sột như ăn thân chuối” [53; 254]. Sự
đói khổ ấy khiến người đọc nhận ra thật rõ nỗi đau cơ cực của đời người. Mẹ con chị cả Thuần phải sống nhờ vào những thứ tưởng chỉ để nuôi bò, nuôi lợn mà chống chọi với cái ác, cái bất công. Dòng sông Châu Giang vỗ về một vùng đất mật phù sa cho những con người nơi đây vị ngọt của mía đường không đâu sánh kịp, vậy mà con người ta vẫn không sống nổi với nghề. Như cu Lẹp sinh ra đã ăn sống những con trai tanh nhớt nhát để sống qua ngày. Khi mất đi đôi cánh thay tháo vát bởi vòng nghiến của “ông hàng, bà hàng” nơi lò mía nhà ông Quĩ Nhất, nó mưu sinh dựa hẳn vào dòng sông Châu. Lẹp giống thủy tộc hơn giống người. Cái nghèo đói cùng sự ám ảnh thân phận kẻ ăn người ở đã rút cạn dòng máu người ở Lẹp. Những con trai nơi đáy sông Châu đã sinh dưỡng trong đứa con hoang này một dòng máu mới – máu lạnh. Dòng sông mía là một khúc đoạn lịch sử chuyển dòng từ thời Tây thực dân, qua cách mạng, kháng chiến, hòa bình, cải cách ruộng đất, chống Mĩ, hòa bình và cuối cùng dến chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Lịch sử chuyển mình nhưng sự nghèo đói cơ hàn vẫn như bóng ma lẩn khuất. Trước Cách mạng nó đày đọa những người như bà Mến, cu Lẹp, ông Chép…Cách mạng rồi, đến mẹ con chị Cả Thuần đối mặt với cái đói. Nhà bà mụ đỡ Mến chỉ có thằng Lẹp là đứa con độc đinh mà cái áo nó mặc cũng thật thảm hại. Cái áo hàng trăm miếng vá đầy những rệp, luôn sình bùn nước sông Châu. Cái đói nghèo đã nhân lên gấp bao lần nỗi đau khổ, bất hạnh cho những đứa con của Châu Giang rộng lớn.
Trong Ma làng cái đói, cái khổ không hoành hành và cũng chưa trở thành nối ám ảnh của những người nông dân. Cuộc sống của những con người nơi đây vẫn “có vẻ” đủ đầy, chưa đến nỗi phải quay quắt lo từng bữa ăn hàng ngày. Con người vẫn bám vào đồng ruộng đi đánh ống lươn, đánh giậm để kiếm cơm qua ngày. Nhưng đời sống ở nơi thôn dã không khấm khá gì cộng với bản tính lười lao động đã sinh ra những con người gian manh, thủ đoạn.
khổ mà còn tác động rất lớn đến số phận, nhân cách các nhân vật. Cái đói đã đẩy bao con người đến chỗ cùng quẫn, đánh mất đi nhân cách của mình, đẩy họ tới những việc làm phi nhân tính. Không phải cái nhìn hiện thực của các nhà văn u tối, ảm đạm mà chính hiện thực đã định hướng cách nhìn ấy.
Bên cạnh sự đói nghèo, nông thôn Việt Nam những năm đầu đổi mới còn diễn ra tình trạng băng hoại đạo đức một cách trầm trọng. Những mâu thuẫn trong các gia đình, dòng họ, giai cấp tưởng chừng như đơn giản, nhưng không, chính nó mới là nguyên nhân gây nên sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận không nhỏ tầng lớp nhân dân…
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma chị Bé đã cả gan “thả thuốc sâu vào
nồi cháo” của chính kẻ đã làm ơn cho chị, hay anh Thọ vì miếng ăn ngay mà bị đổi
tên thành Thó và cũng vì đói mà anh đã đồng lõa với những kẻ gây ra tội ác (đào trộm mả cụ cố cùng với lão Hàm).
Trong Ma làng Chị Ló từ khi còn trẻ được ăn uống đủ đầy, sau khi vụng trộm và có con với lão Hò vẫn được chu cấp đầy đủ. Nhưng khi “cái trại chăn nuôi giải tán” lão Hò hết chức về làm lụng với vợ con thì dúm gạo, bắp ngô cho Ló ngày càng thưa thớt rồi hết hẳn. Quen ăn trắng mặc trơn giờ không có ai nuôi, Ló trở thành kẻ cắp. Hễ ai hở ra cái gì là Ló thó mất. Hết ăn trộm Ló lại chuyển sang đi vay chằng và “hành thêm nghề bắc chõ nghe hơi”, buôn chuyện từ nhà này sang nhà khác để kiếm đôi ba đồng.
Hiện thực nông thôn trước 1986 chủ yếu “vào ra hợp tác xã”,“xây dựng hợp
tác xã” và “lề lối làm ăn tập thể”, vì thế nông thôn được hiện lên với không khí
chung yên ổn. Nông thôn từ 1986 trở về sau đã thay da đổi thịt, văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn cũng phải chuyển mình để “các nhà văn viết về nông thôn
sau 1986 không còn bị ràng buộc bởi thực tế chiến tranh. Mặt khác trong bản thân họ cũng có những tìm tòi và chứng kiến khác các nhà văn giai đoạn trước hoặc là khác với chính bản thân mình” [7; 35] Các nhà văn không chỉ tiếp cận, khai thác hiện thực đời sống nông thôn và nông dân ở bề nổi mà còn ở tầng sâu của nó để
mang lại luồng sinh khí mới cho làng quê Việt Nam. Trần Cương cho rằng: “Nhà
văn viết về nông thôn sau 1986 đã nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn kỹ càng hơn. Họ nhìn thấy những gì ở tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn. Không phải họ không hiểu chuyện tình nghĩa và những cái tốt đẹp trong nông thôn truyền thống, nhưng không vì thế mà làm mờ đi những vấn đề thuộc thực trạng của xã hội nông thôn hiện đại”[9; 36]. Hướng ngòi bút vào hiện thực nông thôn và đời
sống nông dân, tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này đã đặt ra và bóc trần, phơi bày toàn bộ những vấn đề nhức nhối đã và đang tồn tại trong xã hội nông thôn. Nằm trong quỹ đạo ấy Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng và Trịnh Thanh Phong đã dũng cảm phản ánh những góc khuất của hiện thực nông thôn trong quá khứ và hiện tại đang làm bỏng rát tâm hồn người nông dân. Những vấn đề quá khứ nông thôn được soi chiếu trên tinh thần nhân văn. Chiến tranh được đánh giá lại, nhìn nhận lại qua số phận của những người nông dân mặc áo lính từ trong chiến trường trở về làng quê (Dòng sông mía), cải cách ruộng đất nhìn từ mặt trái của nó (Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Ma làng), Những cơn xung đột phe cánh, tranh chấp âm ỉ, quyết
liệt về dòng họ, chi phối vào cả những hủ tục, tập tục cũng được đề cập đến (Mảnh
đất lắm người nhiều ma, Dòng sông mía, Ma làng). Cái ác, cái xấu đã lợi dụng lòng
tin, sự ấu trĩ của con người để xâm lấn. Và một khi cái ác kết hợp với sự ngu muội, dốt nát, những định kiến và ma lực của đồng tiền hoành hành trên sự nghèo đói thì sự tàn phá của nó thật ghê gớm. Những điều đó đã trở nên cấp thiết trong Mảnh đất
lắm người nhiều ma, Dòng sông mía, Ma làng. Bên cạnh bài học mang ý nghĩa sâu
sắc, còn là cái nhìn bao quát về hiện thực đời sống nông thôn và nông dân trong cơn lốc của cơ chế thị trường.
Quyền lực của đồng tiền cùng với sức mạnh của nó cũng như những vị kỷ của cá nhân đã len lỏi, che lấp các mối quan hệ thiêng liêng của gia đình, làng xã, hủy hoại dần những giá trị đạo đức cao quý mà cha ông đã dày công xây dựng. Chỉ vì gia đình, dòng tộc mà chú cháu ông Hàm đào mồ cha ông Phúc (Mảnh đất lắm
người nhiều ma). Do dục vọng thấp hèn, vô đạo đức mà sau những cơn bộc phát sinh lý, Lẹp (Dòng sông mía) đã loạn luân với chị dâu và em gái mình. Hay vì chức,
vì tiền, vì danh của dòng họ mà cánh họ Phạm trở thành những con “ma làng” gớm giếc. Guồng quay nghiệt ngã của cuộc sống nông thôn trên bước đường hiện đại hóa đã làm xói mòn giá trị đạo đức của người nông dân. Những góc khuất hiện thực đầy đau lòng trong đời sống nông thôn đã được các nhà văn quan tâm, cảnh báo thể hiện tính nhân văn về phương diện đạo đức xã hội.
Tuy chưa tái hiện được hết bề rộng và cái phức tạp, bề bộn của hiện thực nông thôn nhưng Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma làng, Dòng sông mía đã giành được những thành công nhất định khi kế thừa những sáng tác thời kì trước đặc biệt trong cách tiếp cận hiện thực. Cái “duyên” nghèo khiến cho nông thôn Việt Nam vừa đáng buồn vừa đáng thương. Nhưng ám ảnh nhất trong ba cuốn tiểu thuyết là một hiện thực thôn quê “đất lề quê thói”.
Làng quê nghèo gắn với hủ tục ngàn đời. Những dấu vết của xã hội phong kiến tưởng như đã bị xóa bỏ cùng sự sụp đổ của thể chế phong kiến song vẫn tồn tại, bám rễ trong lòng xã hội nông thôn, không những chưa mai một đi ngày nào mà ngày càng trở nên phức tạp, rối ren hơn. Nông thôn giờ không chỉ đơn giản là nơi sinh ra mọi dòng họ, mọi chi nhánh, nhân tố tạo nên gia đình Việt Nam hiện đại, mà làng quê Việt Nam là nơi bám gốc rễ lâu đời đến mức những quan niệm, phong tục trở thành thâm căn cố đế. Tại sao những quan niệm, phong tục ấy lại có sức bám rễ lâu đời đến vậy? Bởi lẽ đó đã ăn sâu và trở thành “lề thói” của làng quê rồi.
Sự khẳng định sức mạnh, uy quyền của dòng họ và xung đột giữa các dòng họ là vấn đề thường thấy ở các làng quê Việt Nam. Sau những lũy tre làng, cuộc sống chẳng phải chỉ có cày cuốc, vun trồng, chuyện trò sớm tối mà còn có cả mối thâm thù giữa các dòng họ. Mọi sự âu cũng chỉ vì chữ “danh, lợi”. Người ta thù hằn nhau vì quyền lực, hôn nhân và đất đai: “Hôn nhân, điền thủ, vạn cố chi thù!.” – dân
gian vẫn có câu như thế. Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
làm sống lại một nông thôn thật rùng rợn. Những thù hằn cá nhân cùng với mối thù dòng họ khiến xóm Giếng Chùa ấy như có “ma”, thậm chí rất nhiều. Mâu thuẫn được xây dựng giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá ngày càng trở nên gay gắt,
quyết liệt trong lòng mỗi thành viên của hai dòng họ. Họ thù hằn nhau tới mức có