.Vài nét về sự du nhập và sử dụng chữ Há nở Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh nhật bản linh dị ký với lĩnh nam chích quái (Trang 60)

1 .Vài nét về Nhật Bản linh dị ký

1.1 .Vài nét về sự du nhập và sử dụng chữ Há nở Nhật Bản

Ngƣời Nhật tiếp xúc với chữ Hán đầu tiên có lẽ từ năm 9-20 thời Thiên Phƣơng của triều Tân, Trung Quốc khi tìm thấy những đồng tiền đúc vào thời gian này ở Nhật Bản. Ngoài ra ngƣời ta còn tìm thấy ấn vàng trên khắc dòng chữ "Hán Oải nô quốc vƣơng" 漢委 奴 國 王 từ Shikanoshima thành phố Fukuoka. Đặc biệt ấn vàng này có lẽ cũng liên quan đến cái gọi là "ấn thụ" (mảnh lụa bọc ấn) đƣợc ghi trong Đông di liệt truyện, sách Hậu Hán thư 後 漢 書 . Trong số tƣ liệu ít ỏi còn lại, ngƣời ta đã tìm thấy tƣ liệu kim thạch văn đƣợc chế tác ở Triều Tiên. Đó là cây kiếm bảy ngạnh (thất chi đao) ở cung Isonokami jingu, thuộc thành phố Tenri, tỉnh Na ra trên khắc 61 chữ Hán. Đây đƣợc coi là tƣ liệu kim thạch văn cổ nhất hiện còn cho tới nay, do vua Bách Tế tặng cho triều đình Yamato thời bấy giờ. Dòng lạc khoản khắc trên dao có ghi Thái Hòa tứ niên (369) thời Đông Tấn.

Ngƣời Nhật cũng đã tìm thấy chữ Hán trên 3 tƣ liệu kim thạch văn đƣợc viết ở Nhật Bản, đó là cây kiếm sắt (năm 471) khai quật ở núi Inari; cây kiếm thứ hai (khoảng giữa thế kỷ thứ 5) đƣợc khai quật ở núi Edabune và thứ ba là minh văn trên chiếc gƣơng trang trí hình ngƣời ở cung Sudahachimangu. Trong các chữ Hán ở ba tƣ liệu trên, xuất hiện tên thiên hoàng Yuryaku và một số danh từ cố

hữu trong tiếng Nhật. Hiện nay ngƣời ta vẫn coi đó là chữ Nhật cổ nhất hiện còn cho đến nay. Tác giả của bài minh khắc trên kiếm và ngƣời chế tác ra chiếc gƣơng cổ là ngƣời "độ lai nhân" (các thầy đồ, nhân viên kỹ thuật...giỏi chữ Hán, là ngƣời Trung Quốc, hoặc Triều Tiên đƣợc Nhật Bản đƣa về từ các cuộc xâm lăng Triều Tiên đƣợc gọi là "độ lai nhân"). Tuy chƣa phát hiện ra minh văn do chính tay ngƣời Nhật viết nhƣng các tƣ liệu trên cũng hết sức quan trọng với tƣ cách là những kim minh văn cổ nhất đƣợc viết ở Nhật Bản.

Trong các tƣ liệu văn hiến, đầu tiên là sách Cổ sự ký 古 事 記 và Nhật Bản thư kỷ 日 本 書 紀 có ghi sự kiện vào thời Thiên hoàng Ojin (284-285), A Trục Kì và Vƣơng Nhân từ Bách Tế sang triều cống Nhật đã tặng cho triều đình bấy giờ các sách vở của Trung Quốc nhƣ là Luận ngữ 論 語 . Cũng theo Nhật Bản thư kỷ, thì từ năm Thiên hoàng Keitai 繼 体 thứ 7 (513), Bách Tế đã dâng hiến triều đình Nhật Bản Phật tƣợng và Kinh điển.Nhƣ vậy, muộn nhất là từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, cùng với sự giúp đỡ của các "độ lai nhân" đến từ bán đảo triều Tiên, tầng lớp quý tộc Nhật Bản đã biết đến chữ Hán, và việc học tập chữ Hán và Hán văn đã đƣợc bắt đầu ở Nhật Bản.

1.1.2. Việc sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản

Vào khoảng thế kỷ thứ VII, thứ VIII, Thiên hoàng Nhật Bản đã chính thức cho tiến hành việc biên soạn sách sử. Đầu tiên cho biên soạn Đế kỷ 帝紀 và Cựu từ 舊 辭 . Sau đó khoảng 10 năm hai cuốn Cổ sự ký (kojiki) (712) và Nhật Bản thư kỉ (Nihonshoki) đã ra đời. Mục đích của việc biên soạn sách sử là để làm rõ giềng mối của nƣớc nhà, củng cố nền móng to lớn của vƣơng hóa. Cổ sự ký là tác phẩm do các “fuhitobe” (quan chép sử) viết bằng chữ Hán theo cách pha trộn

giữa chữ Hán biểu ý (chữ Hán đọc nghĩa, nhƣ chữ “sơn” đọc là “yama) và biểu âm (chữ giả tả, mƣợn chữ Hán có gần âm đọc với từ tiếng Nhật để ghi âm mà không quan tâm đến nghĩa của chữ, nhƣ chữ Hán Nại Lƣơng dùng để ghi âm kinh đô “Nara”). Tuy nhiên, ở tác phẩm Nhật Bản thư kỷ ngƣời Nhật đã biên soạn nó theo đúng ngữ pháp Hán văn. Đây là tài liệu có lẽ là cổ nhất cho đến nay về văn xuôi viết bằng tiếng Nhật.

Động lực chính của thứ chữ viết ghi âm là việc ngƣời Nhật rất yêu thơ và hay ngâm vịnh. Ban đầu thơ chữ Hán chỉ đƣợc các quan lại sáng tác ngâm vịnh trong các buổi gặp gỡ ngoại giao với sứ giả là ngƣời Trung Quốc và Triều Tiên, hoặc đƣợc giai cấp quý tộc dùng trong các buổi thết yến của vƣơng triều. Về sau nó đƣợc ngƣời Nhật Bản yêu thích và phát triển rộng khắp đất nƣớc. Hoài phong tảo là tập thơ chữ Hán cổ nhất của Nhật hiện còn, biên soạn vào năm 751, không rõ tên ngƣời bên soạn, lời Tựa tập thơ ghi: “Các thời đại kế tiếp nhau, không phân biệt giầu nghèo đẳng cấp”, qua đó có thể thấy thơ chữ Hán không chỉ bó hẹp trong giai cấp quý tộc, là sản phẩm tinh thần riêng của giai cấp này này còn phát triển rộng khắp tới mọi ngƣời. Nó cũng phản ánh sự ảnh hƣởng mạnh về tử tƣởng từ Trung Quốc trên thi đàn Nhật Bản.

Tuy nhiên, tiếng Nhật thuộc loại ngôn ngữ chắp dính, nó khác xa với tiếng Hán là ngôn ngữ đơn âm tiết về cả vốn từ, cấu trúc từ và cấu tạo câu nên cũng là trở ngại lớn cho việc tiếp thu cơ sở của nền học vấn Trung Hoa. Do không có chữ viết riêng nên ngƣời Nhật phải dùng chữ Hán để ghi tiếng Nhật. Một chữ Hán thƣờng có hai cách đọc, cách đọc theo Ondoku (âm độc) (tức đọc theo âm Hán) và theo Kundoku (huấn độc) (tức theo theo nghĩa). Nhƣng với những địa danh hoặc nhân danh, ngƣời Nhật buộc phải dùng hình thức ghi âm, nhƣ ví dụ về địa danh Na ra dùng chữ Hán “Nại Lƣơng” 奈 良 để ghi nhƣ chúng tôi vừa nêu trên. Động lực của thứ chữ viết ghi âm là do ngƣời Nhật Bản yêu thơ và hay ngâm

đọc. Ngay trong hai bộ sử Cổ sự kýNhật Bản thư kỷ cũng đƣa vào rất nhiều thơ và ca dao dân ca. Tập thơ Hoài phong tảo 懷 風 藻 vừa giới thiệu ở trên, tuy viết bằng Hán văn nhƣng lại đọc theo lối “kun” (huấn độc). Huấn độc Hán văn là một trong kỹ thuật phiên dịch đọc văn viết bằng chữ Hán, không chỉ bằng âm chữ Hán mà còn phải chuyển văn tự biểu thị ý nghĩa đó ra tiếng Nhật theo ngữ pháp và trật tự từ tiếng Nhật. Để dễ dàng đọc dịch các văn bản Hán văn mà không cần phải viết ra (nhƣ chúng ta dùng chữ Nôm để viết ra), ngƣời Nhật phải chua các ký hiệu Huấn độc.

Cách đọc “kun” cùng song song tồn tại với tiếng Nhật rất phát triển. Khi thơ chữ hán và cách đọc “kun” nhập vào làm một thì trong con mắt của ngƣời đọc chỉ còn vỏ hình thức đối cú của chữ Hán. Khi đọc, mắt, miệng, tai phải kết hợp cùng lúc. Một điều cần chú ý, ngƣời Nhật đọc thơ Hán là đọc theo ngữ pháp tiếng Nhật và cũng chuyển đổi sang niêm luật thơ tiếng Nhật. Ngƣời Nhật không đọc âm Hán Nhật và chuyển dịch thành thơ thất ngôn hoặc ngũ ngôn nhƣ ngƣời Việt đƣợc.

Tuy nhiên, do tiếng Nhật thuộc ngôn ngữ chắp dính hệ Altai, có rất nhiều trợ từ và trợ động từ và chúng đều có vai trò ngữ pháp nhất định trong câu, vì thế vào thời kỳ Heian ngƣời ta đã chua thêm các dấu biểu thị cách hoạt dụng ngữ vĩ, trợ từ và trợ động từ chỉ có trong tiếng Nhật, và gọi chung các ký tự biểu thị sự trợ giúp cho huấn độc Hán văn là "huấn điểm".

Để dễ dàng chua các trợ từ và trợ động từ vào các bản Hán văn khi Huấn độc, ngƣời Nhật đã sử dụng một phần hình chữ Hán để tạo ra chữ Hirakana và Katakana. Ví dụ ngƣời ta dùng bộ "nhân" của chữ Man yo gana 伊 để ghi chữ "i"

lẽ đƣợc xuất hiện từ trung kỳ thời Heian. Chữ Katakana ra đời là do các tăng lữ ở triều Heian khi nghe giảng đọc kinh Phật, để nhớ cách chú giải và âm đọc họ đã dùng chữ Hán đơn giản rồi lƣợc bỏ bộ phức tạp, ví dụ dùng bộ thủ “nhân đứng” để ghi chữ “i” trong tiếng Nhật, dùng bộ “mộc” trong chữ “bảo” để ghi âm “hô” trong tiếng Nhật…

Khi chữ Hán đƣợc sử dụng rộng rãi với lối văn hòa trộn giữa chữ Hán và chữ Katakana thì ở Nhật bản đã xuất hiện "quốc huấn" là từ dẫn thân hay nghĩa phái sinh khi chuyển hóa nghĩa chữ Hán để biểu thị bản sắc văn hóa độc đáo và hình thức sinh hoạt của ngƣời Nhật. Ví dụ ở Trung Quốc chữ 椿 có nghĩa là cây linh thiêng, nhƣng ở Nhật thì ngƣời ta lại dùng với nghĩa "cây" 木 nở hoa vào mùa xuân 春 và đọc là Tsubaki, hoàn toàn khác nghĩa với chữ "thung" 椿 của Trung Quốc. Ngoài quốc huấn, ngƣời Nhật còn dùng phép cấu tạo chữ hội ý để tạo ra chữ “quốc tự” (giống với chữ Nôm biểu nghĩa). Ví dụ, kết hợp bộ nhân + với chữ “động” để tạo ra chữ 働 (ha ta ra ki): nghĩa là ngƣời lao động, ngƣời làm việc. 榊 (sa ka ki): cây cúng thần. Bằng lối quan sát tinh tế và sự liên tƣởng sâu xa đến các sự vật hiện tƣợng, ngƣời Nhật đƣơng thời và sau này vào thời cận đại, ngƣời Nhật đã tạo ra nhiều chữ Hán mới bổ sung vào kho từ vựng làm cho nó luôn phong phú và đa dạng(34)

.

Tóm lại, chữ Hán du nhập vào Nhật Bản muộn nhất là khoảng thế kỷ thứ V. Trong quá trình tiếp thu văn hóa Hán và chữ Hán ngƣời Nhật sáng tạo ra lối Huấn độc, đọc chữ Hán theo tiếng Nhật, trên cơ sở chữ Hán đã tạo ra chữ Nhật Hirakana và Katakana, đồng thời còn tạo ra chữ Hán quốc huấn và quốc tự. Khác

34

Yamabe Susumu: Vài nét về quá trình tiếp thu và sử dụng chữ Hán tại Nhật Bản. Tạp chí Hán Nôm. Số 6 (91). 2008, tr. 41-53.

với thân phận bị áp đặt không mời mà đến, chữ Hán tới Nhật Bản bằng con đƣờng rải chiếu hoa. Ngƣời Nhật đã biết sàng lọc và sáng tạo để chữ Hán thăng hoa trên đất Phù tang, tạo tiền đề cho sự phát triển nhƣ vũ bão ở thời cận và hiện đại (35)

.

1.2. Vài nét về việc du nhập và sử dụng chữ Hán ở Việt Nam 1.2.1. Vài nét về việc du nhập chữ Hán ở Việt Nam 1.2.1. Vài nét về việc du nhập chữ Hán ở Việt Nam

Chữ Hán đƣợc du nhập vào Việt Nam từ bao giờ, cho đến nay vẫn chƣa có tƣ liệu chính xác để khẳng định điều này, song theo các nhà nghiên cứu, tƣ liệu khảo cổ có liên quan sớm nhất đến chữ Hán ở Việt Nam là minh văn trên đồng tiền đời Hán, gƣơng đồng, các loại con dấu và trống đồng Đông Sơn. Tại khu di tích núi Nấp (Thanh Hóa), các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện đƣợc tiền Ngũ Thù thời Đông Hán trong các mộ táng có niên đại trƣớc thế kỷ thứ III (36)

. Gƣơng đồng đƣợc phát hiện ở di tích thời kỳ Đông Sơn, Thanh Hóa; ấn có khắc chữ “Tỷ” đƣợc phát hiện ở núi Nấp; 6 chiếc ấn phát hiện ở mộ cổ di tích Thiệu Dƣơng (Thanh Hóa) có khắc chữ hán theo kiểu Triện (37) . Ngoài ra theo Nguyễn Văn Hảo, vào năm 1930, một nhà nghiên cứu ngƣời Bỉ đã sƣu tầm đƣợc ấn Tƣ phố hầu ấn ở Thanh Hóa vào năm 1930(38). Các tƣ liệu khảo cổ đã cho thấy quá trình tiếp xúc với chữ Hán tại khu vực đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung

35

Nguyễn Thị Oanh: Vài nét về sự du nhập chữ Hán và việc sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản.

Hán Nôm học. 1997, tr.437-454.

36

Hà Văn phùng: Trở lại núi Nấp. Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1976, 1977.

37

Nguyễn Thị Oanh: Nghiên cứu so sánh truyện cổ dân gian Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Công trình cấp Bộ, nghiệm thụ ngày 14/12/2011, tại Hội đồng Viện Khoa học xã hội.

38

Nguyễn Thị Oanh: Nghiên cứu so sánh truyện cổ dân gian Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Công trình cấp Bộ, nghiệm thụ ngày 14/12/2011, tại Hội đồng Viện Khoa học xã hội.

bộ của Việt Nam. Nó cũng cho thấy đây là giai đoạn ngƣời Việt phải chịu áp lực từ sự bành trƣớng của các vƣơng triều ngƣời Hán về phƣơng nam.

Năm 1985, các nhà nghiên cứu đã khai quật đƣợc một chiếc trống đồng có khắc chữ “Tây Vu” trên trống ở Hợp Phố có niên đại 205 TCN đến năm 25 SCN. Trƣớc đó, năm 1982, ở Cổ Loa, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đào đƣợc một chiếc trống đồng khắc chữ “Tây Vu” trên chân trống. Cùng với việc Miyamoto ngƣời Nhật phát hiện ra 2 đồ đựng bằng đồng có minh văn ghi minh văn: “Nguyên sơ ngũ niên thất nguyệt trung Tây Vu tạo tạ trứ” và “Nguyên sơ ngũ niên thất nguyệt trung Tây Vu Lý Văn Sơn trị tạ trứ hữu” (39). Hai chữ “Tây vu” ở Quảng Đông và các chữ “Tây Vu” trên trống đồng của Việt Nam cho thấy có thể tại Việt Nam vào đầu thế kỷ II đã tồn tại một lò đúc đồng của gia tộc họ Lý(40)

. 1.2.2.Việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam

Do gần gũi về mặt địa lý lịch sử, sau khi chữ Hán đƣợc du nhập vào Việt Nam, thì trong suốt hàng ngàn năm kể từ thời đầu Bắc thuộc, chữ Hán đã đƣợc coi là một văn tự chính thống. Lúc đầu chữ Hán chỉ đƣợc một số ngƣời Hán và ngƣời Việt trong tầng lớp thống trị, sau đó ngƣời Hán ngày càng mở rộng quy mô sử dụng chữ Hán ở Việt Nam, với chính sách “thƣ đồng văn, xa đồng quỹ”, nhằm mục đích giáo hóa và đồng hóa dân tộc ta. Ở thời đó, Giao Châu đã bắt đầu xuất hiện những trí thức Hán học nhƣ Lý Cầm, Lý Tiến, Khƣơng Công Phụ… Sau thời Sĩ Nhiếp, nhiều tri thức bình dân đã có thể sử dụng chữ Hán để ghi chép về địa chí, phong tục. Tuy nhiên, việc truyền bá văn hóa Hán và chữ Hán không dễ dàng khi phong trào đấu tranh ngày một lan rộng trên xứ sở vua Hùng. Truyện cổ

39

Miyamoto Kazuo và Tawara Kanji: Kiểm tra lại các mộ kiểu Hán tại Việt Nam qua bộ sưu tập của Olov Janse (1938-1940). Báo cáo nghiên cứu của Bảo tàng quốc gia Lịch sử Dân tộc – Tập 97-2002.

40

Nguyễn Việt: Khảo sát dòng họ Lý từ khởi nguồn đến Lý Công Uẩn. Những phát hiện mới về khảo cổ học 2008-2009.

rùa vàng Truyện Đổng Thiên Vương trong Lĩnh Nam chích quái là sự thể hiện tinh thần chống ngoại xâm thuở ban đầu của dân tộc. Nhƣ vậy, trong khi Trung Quốc muốn truyền bá chữ Hán và văn hóa Hán nhằm mục đích nô dịch, đồng hóa dân tộc ta, thì ngƣời Giao Châu muốn đón nhận chữ Hán và Nho học để tự lực tự cƣờng, tăng thêm sức mạnh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng với sự phát triển về kinh tế, quân sự và ngoại giao, văn hóa-tƣ tƣởng cũng đạt đƣợc tầm khu vực. Việc truyền bá chữ Hán đã ít gặp trở ngại hơn, một số trƣờng học đã đến tận một số xã thôn. Đạo Phật cũng đƣợc phát triển với hàng ngũ các nhà sƣ Việt Nam giỏi về học vấn nhƣ Định Không, La Quý An… Đạo Lão cũng đóng vai trò nhất định trong đời sống tinh thần ngƣời Việt bấy giờ. Chữ Hán ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, thể hiện qua sự gia tăng về số lƣợng ngƣời cầm bút; hệ thống âm Hán – Việt ra đời; rất nhiều thể loại văn học đƣợc các tác giả Việt Nam sử dụng, nhƣ văn ngữ lục, văn tấu sớ, bi ký, chung minh…(41)

Sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938), nƣớc ta bƣớc vào kỷ nguyên độc lập. Chữ Hán tiếp tục đƣợc các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng trong công việc hành chính, khoa cử và trƣớc tác. Lúc này tiếng Hán không còn là một sinh ngữ, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam đã đƣợc Việt hóa theo quy luật ngữ âm tiếng Việt, âm Hán Việt ra đời. Vào thời Lý- Trần, một số bộ sử nhƣ Việt chí 越 誌 của Trần Tấn, Đại Việt sử ký 大 越 史 記

của Lê Văn Hƣu và Việt sử cương mục 越 史 綱 目 (Việt sử lƣợc) của Hồ Tông Thốc đã đƣợc biên soạn (các bộ sử này hiện không còn, nhƣng một phần của nó đã đƣợc thâu nhập vào bộ Đại Việt sử ký toàn thư大 越 史 記 全 書 của Ngô Sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh nhật bản linh dị ký với lĩnh nam chích quái (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)