I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG
1. Xây dựng chiến lược phát triển cho từng mặt hàng cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng
doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng mình, mang thương hiệu Việt Nam Các chính sách và giải pháp phát triển sản xuất:
Phát triển ngành công nghiệp điện tử không chỉ có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế đất nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà còn tạo nên cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển và ổn định của thị trường hàng điện tử Việt Nam. Do vậy, Nhà nước phải có những chính sách, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ và có hiệu quả đối với ngành sản xuất này để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với khu vực và thế giới. Cụ thể là:
- Chính sách và giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nhằm huy động mọi thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường qui mô vốn đầu tư cho sản xuất hàng điện tử, trong đó, các giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng.
- Chính sách và giải pháp phát triển năng lực công nghệ của ngành điện tử để nâng cao tính hiệu quả của chuyển giao công nghệ từ đầu tư nước ngoài và dần tạo thế tự chủ về công nghệ cho ngành công nghiệp điện tử trong nước. - Chính sách và giải pháp đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp điện tử, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, đạt được các kết quả về tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh, thu nhập và việc làm, tiến tới nâng cao năng lực, thực hiện vai trò chủ đạo.
- Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng điện tử trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
- Chính sách và giải pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp điện tử nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. Các chính sách và giải pháp phát triển thị trường:
- Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm điện tử Việt Nam thông qua xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể, khuyến khích các nhà sản xuất theo hợp đồng thương mại, thực hiện các hoạt động đầu tư cung cấp dịch vụ chế tạo cao cấp cho các sản phẩm thiết kế trong nước từ các nhà sản xuất thiết bị chính gốc. Trên cơ sở đó khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng mình, mang thương hiệu Việt Nam, từ đó gia tăng nguồn cung các sản phẩm điện tử cho thị trường trong nước và thế giới.
- Chính sách và giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm điện tử như thực hiện các chính sách tối đa hoá mua sắm các sản phẩm điện tử thông qua các cơ quan chính phủ, các chương trình hướng dẫn tiêu dùng trong dân cư. Thực hiện các chính sách tiếp cận thị trường, chính sách hỗ trợ, xúc tiến phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm điện tử Việt Nam.
- Chính sách thương mại đối với ngành điện tử bao gồm những điều chỉnh về chính sách thuế phù hợp giữa các lĩnh vực nhằm hỗ trợ và tạo thêm điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất - kinh doanh một cách thuận lợi và có hiệu quả.
Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một số các chính sách và giải pháp khác về hợp tác liên ngành và cải tiến thủ tục hành chính...