Tỷ lệ học sinh huyện Thanh Trì tham gia BHYT theo từng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu và sử dụng bảo hiểm y tế của người dân thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường kim giang, quận thanh xuân và xã tân triều, huyện thanh trì (Trang 65)

Năm Số lƣợng (ngƣời) 2013 32.704 2014 33.990 2015 34.474 2016 39.157 2017 41.416 6 tháng 2018 39.980

( Nguồn số liệu cơ quan BHXH huyện Thanh Trì, Hà Nội) Thông qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ tăng cho nhóm học sinh tham gia BHYT trong khi vực tăng cao năm 2017 đạt 41.416 học sinh trên toàn huyện, tăng 8.712 học sinh so với năm 2013, là năm trước khi Luật BHYT sửa đổi. Đây một phần là do đối tượng học sinh của khu vực tăng lên tự nhiên theo tỷ lệ tăng dân số cũng một phần là do chính sách bắt buộc học sinh tham gia BHYT từ khi Luật mới ra đời.

Trong cuộc trao đổi với Giám đốc cơ quan BHXh quận Thanh Xuân, khi được hỏi về đối tượng tham gia BHYT là học sinh, sinh viên trên địa bàn, chúng tôi được biết:

có điều kiện tham gia thì tham gia, ai không tham gia cũng không sao. Nhưng hiện nay để phù hợp với quy định hướng đến BHYT toàn dân, các đối tượng này cũng là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT. Nên cơ quan BHXH chúng tôi phải tiến hành các biện pháp phối hợp vơi ngành Giáo dục và đào tạo triển khai các đợt vận động để tăng tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia. Đối với ngành giáo dục, việc tăng tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT được coi là một chỉ tiêu phấn đấu và quy định bắt buộc tới tất cả các cơ sở giáo dục trong địa bàn. Chính những quy định và biện pháp này giúp cho tăng tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT trong khoảng thời gian 2 năm gần đây là đáng kể” (PVS cán bộ phòng BHXH Quận Thanh Xuân, nữ, 48T, ngày 9/5/2018).

Khai thác thông tin về tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh, sinh viên trên địa bàn quận, bà cho biết:

“ thông qua rà soát đối tượng học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục và thực hiện linh hoạt trong việc thu phí BHYT của đối tượng này, nên nhóm đối tượng học sinh và sinh viên tham gia BHYT đã đạt hơn 90% trong năm vừa qua trên địa bàn” (PVS cán bộ phòng BHXH Q. Thanh Xuân, ngày 9/5/2018, nữ, 48T).

Cùng là nhóm đối tượng được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đóng góp BHYT là nhóm các gia đình hộ cận nghèo trong khu vực. Theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% kinh phí. Cùng với quy định về việc nâng mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo và cận nghèo, Luật BHYT sửa đổi cũng nâng mức hưởng BHYT đối với người nghèo, người thuộc diện bảo trợ xã hội từ 95% lên 100%; người thuộc hộ cận nghèo từ 80% lên 95%. Theo báo cáo hành chính của địa bàn xã Tân Triều và phường Kim Giang, chính sách của địa phương cũng có thêm các chính sách rất nhân văn và ý nghĩa, đối với những hộ cận nghèo nhưng xét thất điều kiện kinh tế của họ quá khó khăn. UBND xã, phường trích từ ngân sách địa phương hỗ trợ đóng 30% kinh phí còn lại từ ngân sách của địa phương để nâng mức hỗ trợ lên 100% kinh phí mua thẻ BHYT. Điều này có ý nghĩa quan trọng, giúp người cận nghèo tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng, giảm bớt nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Trước đây, khi chưa được cấp miễn phí hoàn toàn thẻ BHYT, nhiều hộ nghèo và cận nghèo không quan tâm đến việc mua thẻ BHYT.

“Mấy năm trước, gia đình tôi không mua thẻ BHYT. Từ hồi có luật mới, gia đình tôi được cấp miễn phí thẻ BHYT. Có thẻ rồi, cả nhà ai cũng yên tâm, nhất là vợ chồng tôi, giờ tuổi cao rồi, nhiều khi có đau nhức hay bệnh tật gì, cũng không ngại đến trạm y tế hay bệnh viện nữa, bởi đã có BHYT, sẽ được hưởng nhiều hỗ trợ hơn”.(PVS người dân Kim Giang, nữ 57T, ngày 27/5/2018).

Chung ý kiến với việc thẻ BHYT là quan trọng và có ý nghĩ đối với người dân, đại diện hộ dân ở Tân triều cũng cho biết:

“Tôi giờ tuổi cũng cao, có những bệnh mãn tính, chữa thì tốn kém mà không chữa thì quanh năm ốm đau. Trước đây, cứ mỗi lần đi khám, chữa bệnh là lại phải vay mượn. Bây giờ nhờ có thẻ BHYT, tôi không phải đóng thêm khoản nào nữa, tôi đã yên tâm đi khám bệnh, chữa bệnh khi ốm đau”. (PVS người dân xã Tân Triều, nữ 76T, ngày 17/6/2018).

Sự vui mừng, phấn khởi của người dân thuộc diện hộ cận nghèo khi được cấp miễn phí thẻ BHYT trên địa bàn Quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì cũng là động lực để cán bộ địa phương tiếp tục việc vận động người dân tham gia BHYT. Trong những năm qua, cùng với các địa phương khác trong toàn quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, 2 địa bàn xã Tân Triều và phường Kim Giang đã triển khai tích cực chính sách BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo.

Số lượng hộ cận nghèo mua BHYT trên địa bàn huyện Thanh Trì qua các năm cũng tăng đáng kể. Năm 2013 toàn huyện chỉ có 199 đối tượng thuộc hộ cận nghèo mua thẻ thì đến năm 2014 con số này là 3.598 người, năm 2015 là 3.759 người, năm 2016 là 4.208 người, năm 2017 là 3.905 người và 6 tháng đầu năm 2018 là 3.295 người tham gia BHYT. Các con số này là chứng minh cho sự gia tăng nhanh chóng của nhóm đối tượng người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT. Căn cứ theo số liệu báo cáo số lượng thẻ được cấp hàng năm, cơ quan BHXT huyện Thanh Trì cho thấy: Nếu so sánh năm 2017 so với năm 2013 khi chưa có quy định mới của Luật BHYT thì số lượng này tăng lên đến 3.706 người. Đây là con số đáng

điểm mới từ chính sách của nhà nước giành cho nhóm người dân yếu thế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân hiện nay.

Việc cấp phát thẻ BHYT kịp thời, đầy đủ cho các hộ nghèo, cận nghèo là nội dung quan trọng trong công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội. Bởi không chỉ giúp các hộ nghèo, cận nghèo trong kinh phí khám, chữa bệnh, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí y tế, việc hỗ trợ mua BHYT và tăng mức hưởng BHYT còn giúp nâng cao nhận thức, thay đổi ý thức về khám, chữa bệnh cho người dân của các hộ nghèo, cận nghèo, giúp các đối tượng này có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại, đảm bảo.

Thời gian tới, các cấp, ngành và các địa phương sẽ tiếp tục việc rà soát các hộ nghèo, cận nghèo, qua đó, lập danh sách đề nghị và cấp thẻ BHYT mới cho người nghèo, cận nghèo chưa có thẻ hướng tới đạt tỷ lệ 100% các hộ nghèo và cận nghèo được có thẻ BHYT.

Nhóm người dân bắt buộc tham gia BHYT chiếm 26% trong tổng số 150 người dân được hỏi trong nghiên cứu. Tìm hiểu về nhóm đối tượng này tại dịa phương thì thấy bao gồm các đối tượng như: nhóm học sinh cấp 1, 2, 3, nhóm hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức, nhóm cán bộ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, nhóm cán bộ không chuyên trách xã, phường, nhóm cán bộ công chức, viên chức, hộ cận nghèo, …. Các nhóm đối tượng này bao gồm cả những người được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ theo tỷ lệ quy định, cả nhóm do cơ quan BHXH đóng, cả nhóm do danh nghiệp, cơ quan thuê người lao động và người lao động cùng đóng góp. Tất cả các nhóm này theo quy định của Luật BHYT mới thì đều phải bắt buộc tham gia BHYT. Chính vì vậy mặc dù cấp xã, phường không phải là cơ quan quản lý, lập danh sách cấp phát thẻ BHYT của tất cả các nhóm đối tượng trên nhưng cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền vận động, rà soát các đối tượng chưa tham gia BHYT tại địa phương để có biện pháp vận động người dân tham gia. Vì không quản lý các đối tượng này nên xã không có số liệu tổng hợp, tuy nhiên khi khai thác dữ liệu từ cấp huyện, tại phòng BHXH huyện Thanh Trì thì thu thập được số liệu trong 5 năm gần đây với các con số tăng đáng kể như sau:

Bảng 2.6: Thống kê ngƣời tham gia BHYT tại Thanh Trì

Đơn vị tính: Người

Tên Số lƣợng tham gia BHYT theo từng năm

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Người có công với cách

mạng 3.758 4.641 4.930 5.157 5.216 5.128

Hưởng lương hưu, trợ cấp

mất sức lao động hàng tháng 0 0 14.916 15.111

Thân nhân người có công

với cách mạng 762 807 857 861 904 836

CQNN, ĐVSN, LLVT,

TCCT-XH, TCXH 2.293 2.621 3.041 3.169 3.229 3.188 Hộ Gia đình 9.460 10.447 13.397 20.144 30.340 32.269 Thân nhân người được cấp

mã CA 561 633 687 608 645 672

Hoạt động không chuyên

trách xã phường 14 0 0 124 205 203

Hưởng trợ cấp BT xã hội

hàng tháng 3.031 3.746 3.967 4.025 4.120 4.098 Hộ gia đình cận nghèo 199 3.598 3.759 4.208 3.905 3.295 Người đã hiến bộ phận cơ

thể theo pluật 0 0 0 1 1 Trẻ em dưới 6 tuổi 24.927 25.434 26.344 27.365 27.911 28.625 Cán bộ phường xã được hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước 173 162 156 147 143 143 Hộ gia đình nghèo 3.549 2.779 2.110 4.617 3.568 2.750 Cựu chiến binh theo quy

định pháp luât 535 539 527 520 517 492

Cán bộ công chức, viên

chức 4.286 4.300 4.357 4.303 4.404 4.398

Hưởng trợ cấp hàng tháng từ

ngân sách NN 0 0 0 735 730

Doanh nghiệp thành lập theo

luật 11.987 12.846 14.350 16.534 18.479 19.313 Người lao động hưởng chế

Người từ 80 tuổi trở lên 0 0 0 447 478 Học sinh, sinh viên 32.704 33.990 35.429 40.421 41.476 39.980 Hưởng trợ cấp hàng tháng

do tai nạn lao động, nghề nghiệp

0 0 0 27 26

Cq tổ chức nước ngoài tại

VN 0 0 0 2 2

Đại biểu quốc hội, hội đồng

nhân dân 188 175 166 170 124 116

Cán bộ phường xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp

BHXh hàng tháng

0 0 0 22 21

Hợp tác xã hoạt động theo

luật 17 18 18 20 32 67

Tổng cộng 98.447 106.746 114.105 132.401 161.378 161.956

(Nguồn: Thống kê của BHXH huyện Thanh Trì các năm từ 2013-2018)

Khi chia theo 5 nhóm đối tượng tham gia BHYT theo Luật BHYT năm 2014, số liệu thu được từ cơ quan BHXH huyện Thanh Trì thu được như sau:

Bảng 2.7: Các nhóm đối tƣợng tham gia BHYT

Đơn vị tính: người/%.

Năm

Các nhóm đối tƣợng tham gia BHYT

Tổng Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng Nhóm do tổ chức BHXH đóng Nhóm do ngân sách nhà nƣớc đóng Nhóm do nhà nƣớc hỗ trợ một phần Nhóm hộ gia đình 2013 Số lượng 16.304 3 39.777 32.903 9.460 98.447 Tỷ lệ % 17 0 40 33 10 100

2014 Số lượng 17.164 10 41.537 37.588 10.447 106.746 Tỷ lệ % 16 0 39 35 10 100 2015 Số lượng 18.725 10 42.785 39.188 13.397 114.105 Tỷ lệ % 16 0 37 34 12 100 2016 Số lượng 20.981 8 46.693 44.629 20.144 132.455 Tỷ lệ % 16 0 35 34 15 100 2017 Số lượng 23.122 15.422 47.113 45.381 30.340 161.378 Tỷ lệ 14 10 29 28 19 100 2018 Số lượng 23.983 15.650 46.779 43.275 32.269 161.956 Tỷ lệ % 15 10 29 27 20 100

(Nguồn: Thống kê của BHXH huyện Thanh Trì các năm từ 2013-2018) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng người tham gia BHYT qua từng năm đều tăng lên, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nhóm do ngân sách nhà nước đóng là chủ yếu chiếm đến 1/3 tổng số người tham gia, thậm chí có năm lên đến 40% như năm 2013, nhưng có xu thế giảm dần, đến năm 2017 chỉ còn 29%. Tiếp theo chiếm tỷ lệ tương đối cao là nhóm do một phần ngân sách nhà nước hỗ trợ ( nhóm hộ cận nghèo và học sinh sinh viên), chiếm 33% năm 2013 và giảm xuống còn 27% ở nửa đầu năm 2018. Nhóm có tỷ lệ tham gia BHYT ở mức trung bình là nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, luôn đứng thứu 3 theo các năm, nhóm này không có sự thay đổi nhiều, thường chiếm khoảng 15-17% tổng số người tham gia BHYT của toàn huyện. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình trong 6 năm qua thì vừa tăng nhanh cả về số lượng theo năm và cũng tăng cả về tỷ lệ trong các nhóm tham gia. Ví dụ như năm 2013 tỷ lệ tham gia BHYT của nhóm này chỉ chiếm có 10% thì đến nửa đầu năm 2018 con số này đã tăng gấp đôi chiếm tới 20% số người tham gia BHYT trong toàn huyện. Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm do cơ quan BHXH đóng, nhứng năm 2013, 2014, 2015, 2016 gần như nhóm đối tượng này không có hoặc có rất ít. Nhưng đến năm 2017, 2018 nhóm này đã

tăng lên đáng kể chiếm 15% tổng số người tham gia BHYT. Việc giảm tỷ lệ đóng BHYT từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ và một phần dần dần dịch chuyển sang nhóm do có quan BHXH đóng và do người dân tự nguyện mua. Điều này cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của người dân và hướng đi đúng đắn nhằm hướng tới BHYT toàn dân trong năm 2020.

Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra trong đề tài, nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm được nhà nước cấp miễn phí chiếm 3% nhóm người có công với cách mạng, nhóm trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm hưởng trợ cấp BTXH nhóm nhân thân của người có công với cách mạng, nhóm thân nhân của lực lượng vũ trang, nhóm cựu chiến binh, nhóm người thuộc đối tượng BTXH, nhóm hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhóm người già trên 80 tuổi.

Trong tổng số 150 người bao gồm cán bộ, người dân được hỏi trong đối tượng nghiên cứu của đề tài, thì có 100 người trả lời đối với câu hỏi về tình trạng kinh tế của gia đình nhà mình, trong đó có 10 người thuộc gia đình thuần nông, 63 người có tình trạng kinh tế hỗn hợp và 27 người thuộc thành phần kinh tế phi nông nghiệp.

Biểu 2.5. Cơ cấu kinh tế của ngƣời tham gia BHYT đối với các loại hình sở hữu BHYT

Cơ cấu kinh tế của người tham gia BHYT đối với các

loại hình sở hữu BHYT (N = 150, %)

2 4 1 3 22 13 2 26 2 19 0 6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tham gia bắt buộc Tham gia tự nguyện Được cấp miễn phí Được hỗ trợ 1 phần

Thuần nông Hỗ hợp Thuần phi nông

Khi đánh giá tương quan của tình trạng kinh tế gia đình người được hỏi đối với việc sở hữu từng loại hình BHYT, nhìn vào biểu đồ ta thấy ở cả 4 nhóm thì đối tượng gia đình dạng hỗn hợp vẫn là tham gia với tỷ lệ cao nhất.

Tìm hiểu về thời gian tham gia BHYT của người dân tại địa bàn thông qua PVS người dân và nhóm cán bộ thì được biết, đối với các nhóm cán bộ công chức, viên chức, hay nhóm người được cấp thẻ BHYT miễn phí thì thời gian tham gia là ổn định và tuân thủ theo quy định của nhà nước. Còn các nhóm đối tượng khác, cùng với sự gia tăng tỷ lệ người tham gia BHYT trong những năm gần đây, nhất là sau khi Luật BHYT sửa đổi thì nhiều nhóm đối tượng mới tham gia mới lần đầu.

Thậm chí có cả nhóm hộ cận nghèo đã được nhà nước hỗ trợ đến 70% chi phí mua thẻ BHYT nhưng cũng có nhiều thành phần chưa tham gia, chỉ đến khi có sự vào cuộc, vận động tuyên truyền tích cực của cán bộ địa phương và sự chỉ đoạ của cấp trên họ mới tham gia mua BHYT. Có nhiều người thì chỉ khi mắc bệnh, cần đến thẻ mới đăng ký mua. Đây cũng là xu hướng chúng gặp phải ở cả 2 địa bàn Tân Triều và Kim Giang trong những năm qua.

“ Tôi mới tham gia BHYT được 2 năm, do 2 năm trước tôi phát hiện mình có bệnh, lúc đấy mới tất bật đi đăng ký mua thẻ, phải 1 tháng sau mới có thẻ để khám. Khi có thẻ rồi thì tôi thấy đỡ chi phí hơn rất nhiều vì có BHYT chi trả. Nên giờ tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu và sử dụng bảo hiểm y tế của người dân thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp phường kim giang, quận thanh xuân và xã tân triều, huyện thanh trì (Trang 65)