CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
2.2 Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc
2.2.4 Phong cách đàm phán và tuyên bố của Trung Quốc đối với vấn đề Biển
Phong cách đàm phán nước lớn và phong cách ngoại giao nước lớn. Phong cách này đƣợc hình thành trong lịch sử Trung Quốc và đến tận bây giờ vẫn còn chịu ảnh hƣởng nặng nề. Trong thời phong kiến “các Hoàng đế Trung Hoa đều coi mình là con
trời và coi các nƣớc phụ thuộc, nƣớc nhỏ trong đó có Việt Nam là “man di” và ứng xử một cách thô bạo” [16. tr.199]. Ngày nay, phong cách này đã khác trƣớc, phong cách đàm phán nhã nhặn hơn dựa trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau của quốc tế, tuy nhiên, là một nƣớc lớn với một tham vọng lớn nên cũng nhƣ nhiều quốc gia khác, Trung Quốc vẫn đàm phán và tạo sức ép trên thế mạnh của mình.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn thƣờng ngoại giao theo lối ngang ngƣợc, bất chấp luật pháp quốc tế. “Tại diễn đàn ARF tháng 7/2010, ngay sau khi Ngoại trƣởng Mỹ phát biểu, Ngoại trƣởng Trung Quốc đã phản ứng lại một cách giận giữ rằng các tranh chấp Biển Đông phải đƣợc giải quyết bằng đàm phán song phƣơng, và họ đã phát triển chính sách “hai không” khi đề cập đến Biển Đông: “không đàm phán đa phƣơng, không “quốc tế hóa””[131]. Khi các nƣớc luôn có thái độ thiện chí, ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng đàm phán đa phƣơng thì Trung Quốc luôn kịch liệt phản đối điều này. Một phong cách đàm phán không cần sợ ai, không cần biết đến bất cứ điều gì ngoài lợi ích dân tộc tham lam của mình.
Trung Quốc phân biệt rất rõ các giai đoạn đàm phán và nhân tố chủ thể trong đàm phán. Họ luôn chú ý đến các thành viên có thiện cảm với mình và cố gắng dàn xếp một cách không chính thức với các đối tác
Các mối quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc trong những thập niên qua chặt chẽ hơn lúc nào hết, trong đó có việc Bắc Kinh đầu tƣ hàng tỉ đô la vào quốc gia nghèo khó ở này. “Việc Trung Quốc gây ảnh hƣởng khống chế lên Campuchia không phải điều đáng ngạc nhiên. Bắc Kinh đã cung cấp tới hơn 10 tỉ USD đầu tƣ trực tiếp cho Campuchia. Chỉ tính riêng trong năm 2011, lƣợng đầu tƣ mà Trung Quốc cam kết với Phnom Penh cao gấp 10 lần con số Mỹ cam kết. Sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc, về mặt kinh tế, thể hiện rõ ở Cung điện Hòa Bình - công trình đƣợc xây bằng tiền tài trợ của Trung Quốc - là nơi họp hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN vừa qua (hội nghị các ngoại trƣởng ASEAN tháng 7, năm 2012)”, nhận định của nhà phân tích Bonnie S. Glaser [150]. Càng nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài càng tốt cho Campuchia
nhƣng ở một đất nƣớc mà nhiều thế kỷ bị kẹp giữa những ngƣời hàng xóm lớn, cuộc chạy đua của nƣớc ngoài vào Campuchia dấy lên lo ngại đối với các vấn đề quốc tế nhất là trong vấn đề Biển Đông . Campuchia bắt đầu quay sang ủng hộ Trung Quốc trong nhiều chủ đề, dù chúng có thể gây tranh cãi trong nội bộ ASEAN.
Hun Sen cho rằng Trung Quốc và ASEAN là đối tác chiến lƣợc, nên không thể vì quan điểm của bên thứ ba làm phƣơng hại đến các nguyên tắc này. Trong cuộc viếng thăm của Thứ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Lƣu Chấn Dân tại Phnom Pênh tháng 11.2011, Campuchia khẳng định ủng hô ̣ chủ trƣơng đàm phán song phƣơng giƣ̃a Trung Quốc và các nƣớc liên quan để giải quyết tranh chấp Biển Đông . Sự thật, Trung Quốc đã thành công trong việc thuyết phục Campuchia loại vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình chính thức của Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN, và Campuchia cũng đã không đƣa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chƣơng trình nghi ̣ sƣ̣ của Hô ̣i nghi ̣ thƣợng đỉnh
ASEAN vào đầu tháng 4.2012 tại Phnom Penh. Lý giải điều này Thủ tƣớng Hunsen đã phát biểu trong buổi bế mạc ngày 4.4.2012 rằng: “điều làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị gây sức ép. Campuchia là chủ tịch ASEAN và Campuchia có quyền đƣa ra nghị trình”[80]. Thế nhƣng, trong cuộc họp bộ trƣởng ASEAN tháng 7.2012, các nƣớc trong khu vực cũng phê phán nƣớc chủ nhà Campuchia, nguyên nhân gây ra bế tắc ngoại giao chƣa từng có trong lịch sử ASEAN. Thông cáo của Philipiness phản ánh một điều với nhiều hoài nghi rằng: nhiều nƣớc thành viên ASEAN và Tổng thƣ ký ASEAN ủng hộ lập trƣờng của Philipiness rằng vấn đề Bãi cạn Scarborough đã đƣợc thảo luận ở cuộc họp Bộ trƣởng thì cần đƣợc phản ánh trong Tuyên bố chung. “Nhƣng chủ nhà liên tiếp phản đối mọi đề cập đến Bãi cạn Scarborough trong Tuyên bố chung”_Bộ Ngoại giao Philipiness nói [90]. Vì đâu nhƣ vậy, câu hỏi mà có lẽ các quốc gia không tham dự cuộc họp Bộ trƣởng ASEAN này cũng có thể trả lời.
Quyết định cuối cùng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc không phải trên bàn đàm phán mà là sau bàn thương lượng. Giữa Trung Quốc và Việt Nam đã có rất nhiều thỏa thuận cấp cao và có thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải
quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Thế nhƣng họ luôn tìm cách xóa đi mọi cam kết thiện chí sau đó. Trung Quốc đƣa ra thủ thuật đánh lừa dƣ luận để tiến hành các hoạt động nguy hiểm, gây ảnh hƣởng đến quan hệ song phƣơng và làm phức tạp tình hình Biển Đông.
Trong cuộc họp thƣợng đỉnh cấp cao lãnh đạo Đông Á tháng 11.2011 với sự tham gia của Mỹ, cách Trung Quốc ngoại giao hết sức ngƣợc chiều với những gì mà họ làm. Các quan chức Mỹ nhận xét phản ứng của Ôn Gia Bảo rất tích cực, và tích cực ở đây có nghĩa là “không sử dụng quá nhiều cách thức quả quyết mà chúng ta thường xuyên nghe thấy từ người Trung Quốc, nhất là những tuyên bố công khai” [81]. Những điều thú vị trên cuộc họp lãnh đạo đa phƣơng của Trung Quốc với các quốc gia luôn nằm ở những điều mà họ không nói ra. Trung Quốc không nhắc đến tuyên bố tranh chấp chỉ nên đƣợc giải quyết song phƣơng, tuy nhiên, ngay sau đó, Tân Hoa Xã viết lại rằng, Thủ tƣớng đã “xác nhận lại” quan điểm của Trung Quốc, không chấp nhận đƣa Biển Đông lên bàn đàm phán đa phƣơng. Sự lãng quên của ông hoàn toàn không đồng nghĩa với thay đổi trong tƣ tƣởng, không đồng nghĩa thái độ trên bàn lãnh đạo là thái độ thực của Trung Quốc ngoài Biển Đông.
Các nƣớc cũng không còn lạ lẫm với phong cách đàm phán và tuyên bố này của Trung Quốc trong lịch sử Biển Đông. Năm 2012, tại hội nghị Bộ trƣởng ngoại giao ASEAN ở Phnom Penh (AMM45), Thứ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã tuyên bố “không muốn thấy ASEAN chia rẽ, nhƣng lại vòng vo: “Nam Hải (cách Bắc Kinh gọi Biển Đông) không phải là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc, mà là giữa Trung Quốc và một số nƣớc ASEAN có liên quan” [163]. Dĩ nhiên, những gì mà Trung Quốc đang làm, dù với một số nƣớc ASEAN, đều đƣợc ASEAN hiểu thông qua “đƣờng lƣỡi bò” chiếm hơn 80% vùng biển quý giá của khu vực này. Và đàm phán song phƣơng với từng quốc gia một cũng đƣợc hiểu thực chất là chính sách “chia để trị” của quốc gia này.
Trung Quốc rất biết cách tạo cớ, sử dụng kẽ hở và thiếu sót của đối thủ, để từ đó bào chữa cho những luận điệu đàm phán phi lý của mình. Tiêu biểu, Cục Khí tƣợng Hải Nam của Trung Quốc ngày 26.5.2012 đã công khai tuyên bố bắt đầu dự báo thời tiết đối với các quần đảo tranh chấp trên Biển Đông. Trung Quốc công khai thông báo rằng, việc làm này nhằm giúp đảm bảo sự an toàn của các tàu đi qua vùng biển và phục vụ cho việc xuất hàng ra nƣớc ngoài. Đây là một động thái khiêu khích của Trung Quốc nhằm gây căng thẳng trong quan hệ của nƣớc này với các nƣớc láng giềng trong vấn đề Biển Đông. Để đằng sau tuyên bố, họ có cớ tiếp tục khiêu khích đối phƣơng bằng việc liên tiếp tạo ra những hành vi gây hấn với tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Những sự sắp đặt nằm trong một kế hoạch có hệ thống, tính toán của Trung Quốc.
Trung Quốc thường đưa ra phát biểu quan điểm của mình trước mỗi cuộc đàm phán để có thể tránh né những sự nhân nhượng đi ra từ những thông tin bất ngờ của đối thủ. Trung Quốc thường thu thập thông tin trước bất kỳ cuộc đàm phán nào, để có thể chuẩn bị, rào trước đón sau thật tốt. Khi các nƣớc yêu cầu mang tranh chấp Biển Đông ra bàn hội nghị trƣớc việc Trung Quốc đòi yêu sách chủ quyền đối với vùng biển đảo của Philipiness và Việt Nam, Trung Quốc luôn lặp đi lặp lại quan điểm của mình trƣớc bất kỳ một diễn đàn khu vực nào. Ba ngày trƣớc hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN lần thứ hai tháng 9.2010, Trung Quốc đã tạo thêm áp lực ngoại giao lên các nƣớc ASEAN bằng tuyên bố “chúng tôi quan ngại về bất cứ dạng tuyên bố nào có thể được Mỹ và ASEAN đưa ra về Biển Đông” và “chúng tôi kịch liệt phản đối bất cứ quốc gia nào không liên quan tới vấn đề Biển Đông can dự vào cuộc tranh chấp. Điều này sẽ chỉ làm phức tạp hơn thay vì giúp giải quyết vấn đề” [95].
Trƣớc thềm hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, Indonesia, tháng 11.2011, Thứ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Lƣu Chấn Dân phát biểu: “Vấn đề Nam Hải (Biển Đông) không có liên quan gì tới Hội nghị cấp cao Đông Á (ESA) vì đây là diễn đàn để thảo luận các chủ đề hợp tác kinh tế và phát triển…Trung Quốc tin rằng tranh chấp cần được giải quyết thông qua hiệp thương hòa bình giữa các nước trực tiếp liên
quan” [132]. Khi các Ngoại trƣởng ASEAN ký tắt công nhận các yếu tố chính của một Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông, ASEAN đã tiến hành ít nhất hai cuộc họp không chính thức với Trung Quốc về việc xúc tiến đàm phán thì Trung Quốc lên tiếng rằng, họ chỉ sẵn sàng đàm phán với các thành viên ASEAN khi điều kiện “chín muồi”[143]. Trong Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) của ASEAN ngày 12.7.2012 với sự tham gia của Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada và một số nƣớc ngoài khối, Trung Quốc đã thẳng thừng ngăn chặn việc đƣa vấn đề Biển Đông vào bàn đàm phán. “Vấn đề biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà là giữa Trung Quốc và một số nƣớc ASEAN - Tân Hoa Xã dẫn lời ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lƣu Vi Dân nói ngày 10-7 - Xé to vấn đề biển Đông là trái với nguyện vọng của ngƣời dân và khuynh hƣớng chủ đạo tìm kiếm hợp tác và phát triển, và là một cố gắng biến quan hệ Trung Quốc - ASEAN thành con tin cho vấn đề này”[132]. Mặc dù tại hội nghị, Nhật Bản và Mỹ và nhiều quốc gia khác đều lên tiếng kêu gọi các nƣớc phải có thảo luận về vấn đề Biển Đông, xem đó nhƣ một vấn đề trọng yếu trong khu vực thời điểm này. Liệu Biển Đông có đơn thuần là việc giữa Trung Quốc và một số nƣớc trong ASEAN hay không và điều kiện “chín muồi” ở đây là gì? Câu trả lời rất mơ hồ, khi nó hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm mà Trung Quốc thâu tóm đƣợc những lợi ích trong vấn đề Biển Đông từ “sân sau” của mình, với các quốc gia “thân thiết” của họ trong khu vực.
Một phong cách khác của Trung Quốc khi đàm phán là kéo dài cuộc đàm phán, làm cho đối phương nản lòng. Họ tỏ ra bình tĩnh, để khi đối phƣơng mất kiên nhẫn và dễ dàng đè bẹp mong muốn của các nƣớc khác bằng sự “dây dƣa” của mình, và cuối cùng để cho việc giải quyết vấn đề đi vào bế tắc, có lợi cho tình hình Trung Quốc. Khi tranh chấp Biển Đông trở thành một vấn đề nóng, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, hội nghị cấp Ngoại trƣởng của khối tháng 7.2012 tại Phnom Penh với sự tham gia của Trung Quốc, đã không đƣa ra đƣợc một bản Tuyên bố chung để đúc kết tiến trình đàm phán, thỏa thuận sau suốt quá trình trao đổi, nỗ lực đóng góp xây dựng và tìm kiếm
một công thức phù hợp nhất để phản ánh quan tâm chung của các nƣớc thành viên . Đó là một thất bại mà với nhiều nƣớc ASEAN đó là vị đắng. Chỉ riêng Trung Quốc thì hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần này là thành công vì lập trƣờng của Trung Quốc trong nhiều vấn đề đã đƣợc nhiều nƣớc tham gia hội nghị đánh giá cao và ủng hộ. Rõ ràng, thành công mà Trung Quốc có đƣợc có thể chỉ là một chiến thắng kiểu Pyrrhic, vì việc sử dụng trắng trợn Chủ tịch ASEAN nhƣ là “đại diện thừa hành của mình”[143]. Bản chất chiến lƣợc của Trung Quốc là trì hoãn và từ chối. Việc kéo dài tình hình bế tắc trong các cuộc đàm phán đa phƣơng có vấn đề Biển Đông luôn là cách đảm bảo cho tranh chấp của Trung Quốc sẽ đƣợc giải quyết bằng sức mạnh của một nƣớc lớn với một nƣớc nhỏ, chứ không phải đặt nó vào một cán cân mà ở đó chỉ có Trung Quốc ở một bên.
Trung Quốc xem các cuộc thương lượng về vấn đề Biển Đông là cuộc chơi được – thua (win – lose game), khác với nhiều nước trong khu vực xem đó là cuộc chơi cùng thắng (win – win game). Việc Trung Quốc tham gia đàm phán với ASEAN trong các cuộc họp cấp cao theo đánh giá của nhiều ngƣời là vì Trung Quốc muốn loại bỏ đi can thiệp của Mỹ trong bất cứ thỏa thuận nào ràng buộc Trung Quốc vào thế bất lợi ở Biển Đông, hơn nữa, việc làm này còn giúp Trung Quốc có thể chia rẽ nội khối. Khi ASEAN bất đồng quan điểm vì những lợi ích liên quan đến Biển Đông và những lợi ích gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc, Trung Quốc có thể ung dung tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích, gặm nhấm chủ quyền của các quốc gia khác trên Biển Đông, kéo theo một kịch bản đàm phán COC với việc ASEAN rơi vào thế bế tắc. Khi ASEAN không thể thống nhất thì chắc chắn cán cân sức mạnh ở Đông Nam Á sẽ không thể tự điều tiết, tự cân bằng. Bi kịch từ một sự không liên kết có thể nhìn thấy qua việc đối chiếu và so sánh mối quan hệ đa phƣơng ở châu Âu với các mối quan hệ đa phƣơng tại châu Á. Chắc chắn sẽ không có một kỷ nguyên châu Á nào cho đến khi ASEAN không hình thành một liên minh đa phƣơng thống nhất lợi ích và trách nhiệm
của mình, thời điểm này, Biển Đông là mối lo ngại an ninh cản trở lớn nhất đối với vấn đề này.