Số doanh nghiệp du lịch theo quy mô vốn tại thời điểm 31/11/2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cuối tuần tỉnh bình dương (Trang 67)

Lƣu trú Ăn uống Lữ hành

Dưới 10 tỉ đồng 185 173 16

10 tỉ - 50 tỉ 5 22 0

50 tỉ - 200 tỉ 3 0 0

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2012

Bên cạnh một số khách sạn đạt chuẩn cấp sao tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An thì đa số cơ sở lưu trú trên địa bàn Bình Dương vẫn là các nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của người dân địa phương chứ chưa có điều kiện phục vụ khách du lịch.

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí thường có quy mô nhỏ, tập trung ở các khu vực đô thị hóa mạnh (trừ khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến có quy mô lớn).

Các cơ sở kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu dưới hình thức đầu tư các khu nghỉ dưỡng bước đầu đã tạo được uy tín và sức hấp dẫn đối với những du khách có khả năng chi trả cao có nhu cầu nghỉ đêm tại Bình Dương. Có thể kể đến một số khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Bình Dương như: Khu nghỉ dưỡng Phương Nam, Làng du lịch Sài Gòn, Khu du lịch Xanh Dìn Ký, Khu nghỉ dưỡng Mắt Xanh.

2.3.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch Bình Dƣơng

Những năm trước đây, khi Bình Dương vừa mới được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ, công tác quản lý nhà nước vẫn còn trong giai đoạn từng bước ổn định, công nghiệp và nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế được ưu tiên đầu tư phát triển, du lịch

vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Từ năm 2008, khi khu du lịch Đại Nam chính thức đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn khách du lịch thì các nhà quản lý mới nhận thức được tiềm năng du lịch của Bình Dương. Từ đó đến nay, hoạt động du lịch đã từng bước được chú trọng phát triển.

Với mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Bình Dương để tỉnh có những điều kiện thuận lợi đón khách du lịch. Tỉnh cũng đã có những quyết định, quy định nhằm định hướng phát triển du lịch Bình Dương từng bước phát triển tương xứng với tiềm năng, đồng thời khai thác hiệu quả các điều kiện tài nguyên du lịch sẵn có:

- Quyết định số 2303/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1859/QĐ-UBND về việc Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013 và những năm tiếp theo.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương là đơn vị trực tiếp thực hiện các công việc về nghiệp vụ du lịch cũng như tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai các chương trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Sở cũng đã có những sự đầu tư lớn cho phát triển du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng như:

+ Thu thập thông tin về Vườn cây ăn trái Lái Thiêu và Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến để đề cử vào danh mục thành viên S100 thuộc chương trình kỷ lục 100 món ăn nổi tiếng và 100 điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam để tăng thêm sức hấp dẫn cho thương hiệu du lịch Bình Dương.

+ Xây dựng và hoàn chỉnh các nội dung các đề án phát triển du lịch: “Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, “Hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch tỉnh đến năm 2015”…

+ Kiện toàn và đưa vào hoạt động Trung tâm xúc tiến Du lịch, đây là một bước đi quan trọng trong việc đưa công tác quản lý, tổ chức du lịch Bình Dương

vào chuyên môn hóa, tách biệt công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch ra khỏi các nghiệp vụ du lịch mà trước đây Phòng Nghiệp vụ Du lịch đang đảm nhiệm. Thông qua đó, hoạt động xúc tiến du lịch sẽ được chú trọng hơn, từng bước nâng cao chất lượng và đưa thương hiệu du lịch Bình Dương đến với đông đảo khách hàng hơn.

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ của tỉnh năm 2013 và những năm tiếp theo.

+ Sở cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chương trình kích cầu du lịch thông qua những hoạt động bước đầu đem lại hiệu quả tích cực như:

- Tham gia Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX năm 2013. - Tổ chức đoàn Famtrip cho các công ty lữ hành và cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh đến tham quan một số điểm du lịch tại Bình Dương.

- Phối hợp với UBND thị xã Thuận An và các Sở, ngành liên quan tổ chức Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín năm 2013 với chủ đề “Giao lưu cùng phát triển”.

- Vận động các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình kích cầu du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về du lịch Bình Dương vẫn còn một số vấn đề tồn đọng.

Bình Dương là một trong những tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước, nhưng số dự án đầu tư vào du lịch tính đến cuối năm 2011 mới là 15 dự án. Nguyên nhân là do công tác thu hút vốn đầu tư du lịch của tỉnh còn chưa đem lại hiệu quả cao. Sự ưu tiên của UBND tỉnh cho các dự án đầu tư vào công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao dẫn tới việc đầu tư xây dựng các dự án thu hút vốn đầu tư du lịch còn chưa hiệu quả, thêm vào đó là công tác giải phóng mặt bằng các dự án tại Bình Dương còn chậm và gây nhiều tranh cãi, tiêu biểu là sự việc 18 hộ dân tại thị xã Dĩ An kiện ban quản lý dự án Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương, gây nên tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.

Bênh cạnh đó, các nhà đầu tư cũng e ngại đối với việc thu hồi vốn các dự án đầu tư vào du lịch Bình Dương. Nguyên nhân của tình trạng này là do du lịch Bình Dương còn chưa phát triển, so với việc đầu tư vào các dự án phát triển công nghiệp thì đầu tư vào du lịch chậm thu hồi vốn và rủi ro cao hơn. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư phát triển du lịch là một thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Bình Dương.

2.3.4. Nhận thức, thái độ, và hành vi của cƣ dân địa phƣơng đối với hoạt động du lịch

Bình Dương luôn được nhắc tới như một tỉnh với ngành kinh tế công nghiệp phát triển, hoạt động du lịch vẫn còn đóng vai trò chưa quan trọng, người dân Bình Dương còn chưa có nhận thức rõ rệt đối với hoạt động du lịch của tỉnh nhà. Theo quan điểm của nhiều người, Bình Dương là một thị trường du lịch rộng lớn cho các tỉnh lân cận mà bản thân Bình Dương không phải là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Kết quả phỏng vấn mà tác giả đã tiến hành với người dân tại thành phố Thủ Dầu Một cho thấy hơn 70% người dân địa phương có thể kể tên được ít nhất ba khu công nghiệp trong tỉnh, nhưng số người có thể kể được tên ít nhất ba khu du lịch trong tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ dưới 20%. Thực tế này cho thấy người dân địa phương còn khá hờ hững với hoạt động du lịch của tỉnh nhà. Đối với phần đông cư dân tỉnh Bình Dương, điểm đến nổi bật của Bình Dương chính là khu du lịch Đại Nam Văn Hiến. Người dân xem việc đến các ngôi chùa cổ nổi tiếng của tỉnh vào các dịp lễ hội như một thói quen tâm linh chứ không có ý thức rằng đây đều là những địa chỉ du lịch hấp dẫn, còn nếu nói là điểm du lịch thì chỉ có chùa ở núi Bà Đen (Tây Ninh), miếu bà Chúa Xứ (An Giang), chùa Hương (Hà Nội) mới được xem là điểm du lịch. Người dân Bình Dương cũng còn rất thờ ơ với sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Nhiều người không nhận thức được lợi ích của việc phát triển du lịch tại địa phương. Nguyên nhân chính là hầu hết người dân Bình Dương không nhận thấy họ được hưởng lợi gì từ việc phát triển du lịch trong tỉnh vì công việc đem lại thu nhập cho họ và các thành viên trong gia đình không liên quan gì tới du lịch. Một số người

cho rằng chỉ cần có các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty du lịch để khi họ có nhu cầu đi du lịch ở các nơi khác thì đến đó đặt mua tour, còn họ không có nhu cầu đi du lịch tại Bình Dương. Phần đông những người được phỏng vấn đều trả lời thẳng thắn “Bình Dương không có gì để mà đi du lịch”.

Chính từ nhận thức như vậy mà người dân Bình Dương đã không ý thức được về việc làm chủ một điểm đến du lịch. Những loại hình kinh doanh của người dân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch đều được diễn ra một cách tự phát và thiếu tính chuyên nghiệp.

Hơn 75% chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là ở các quán ăn gia đình mà tác giả đã phỏng vấn không ý thức được rằng họ đang góp phần làm cho ngành du lịch phát triển vì đa số lượt khách đến với các quán ăn này đều là dân địa phương. Nguyên nhân của thực trạng này là do du lịch Bình Dương vẫn còn chưa gắn liền với yếu tố cộng đồng. Phần lớn người dân không tham gia vào hoạt động du lịch và không được hưởng lợi từ du lịch nên nhận thức của họ vẫn còn hạn chế. Các chương trình tuyên truyền, hành động mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương thực hiện chủ yếu là có tác động đến các đoàn viên sinh hoạt theo các nhóm đoàn thể, còn đối với bản thân mỗi người dân thì họ chưa được trang bị những kiến thức cần thiết để trở thành chủ nhà trong hoạt động du lịch.

Chính vì còn thiếu kiến thức và chưa nhận thức được tác hại của những tác động tiêu cực của chính họ đến việc phát triển du lịch tại tỉnh nhà mà thực trạng người dân địa phương tăng giá các dịch vụ như giữ xe, ăn uống vào mỗi dịp đông khách tại các điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các dịp lễ hội tại chùa Bà, chùa núi Châu Thới vẫn còn rất phổ biến.

Vào những ngày thường thì nạn chèo kéo khách lại diễn ra một cách thường xuyên, làm cho khách cảm thấy vô cùng khó chịu. Rất nhiều khách du lịch đã trả lời là sẽ không quay lại Bình Dương vào lần sau vì sản phẩm du lịch Bình Dương đã không độc đáo mà còn có quá nhiều tệ nạn làm họ thấy không hài lòng.

Việc chưa có những chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức du lịch cho dân cư địa phương thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như

các chương trình hành động thực tế trên quy mô lớn đã làm cho nhận thức của người dân Bình Dương nhìn chung còn nhiều hạn chế, người dân chưa ý thức được vai trò của mình đối với sự phát triển du lịch tỉnh nhà, điều đó dẫn đến những trở ngại nhất định trong việc nỗ lực xây dựng hình ảnh du lịch Bình Dương hiền hòa, thân thiện, chuyên nghiệp và mến khách.

Điều đó cho thấy bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch thì việc nâng cao nhận thức cho người dân cũng là một yêu cầu đặt ra mà không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, Tỉnh bắt buộc phải có sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn cho mục tiêu nâng cao nhận thức, dẫn tới cải thiện hành vi của người dân địa phương đối với hoạt động du lịch đang diễn ra trên địa bàn tỉnh.

2.3.5. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhằm phục vụ hoạt động du lịch tại Bình Dƣơng

Tài nguyên du lịch của Bình Dương được phân bố rộng rãi trên toàn tỉnh và được chia làm 3 tuyến du lịch đường bộ liên tỉnh, 2 tuyến du lịch liên vùng và tuyến 3 du lịch đường sông. Hiện tại tuyến du lịch được đông đảo khách du lịch lựa chọn khi đến với Bình Dương là tuyến du lịch theo quốc lộ 13 với các địa danh du lịch nổi tiếng: miệt vườn cây trái Lái Thiêu, khu du lịch xanh Dìn Ký, chùa Hội Khánh, chùa bà Thiên Hậu, làng sơn mài Tương Bình Hiệp, khu du lịch Đại Nam Văn Hiến. Trong giai đoạn từ năm 2002 - 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 26 dự án khu, điểm du lịch do các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Trong đó, có 5 dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động phục vụ du khách đến tham quan là Trung tâm Bảo tồn sinh thái Phú An, Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, Công viên nghỉ dưỡng Mắt Xanh, Điểm du lịch xanh Bình Mỹ, Công viên Văn hóa Thanh Lễ. Các dự án này đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong các dịp cuối tuần. Đặc biệt, khách du lịch đến Bình Dương vào cuối tuần tăng nhanh từ sau khi khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đưa vào hoạt động vào năm 2008.

Bên cạnh đó, còn có các dự án quy mô lớn đang được triển khai xây dựng và hoàn tất các thủ tục để đưa vào hoạt động như: dự án hồ Thuyền Quang Resort; dự

án du lịch sinh thái Hàn Tam Đẳng; Khu di tích lịch sử Rừng Kiến An; Khu di tích lịch sử Tam giác sắt; Dự án làng du lịch Bà Lụa; Khu du lịch Bình An.

Ngoài ra, nhiều khu du lịch cũng đang trong quá trình mời gọi đầu tư như Núi Cậu - hồ Dầu Tiếng, Châu Thới - Bình An, khu vực ven sông Sài Gòn, Trung tâm khu du lịch Vườn cây Lái Thiêu… Đây sẽ là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách vì những dự án này đáp ứng được nhu cầu cấp thiết là nghỉ ngơi, thư giãn, hướng tới thiên nhiên của những du khách đi du lịch vào cuối tuần để thư giãn, phục hồi năng lượng cho một tuần làm việc mới.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động du lịch cuối tuần tại Bình Dương vẫn còn rơi vào tình trạng phát triển một cách không đồng bộ. Nhiều dự án sau khi hoàn thành những giai đoạn đầu thì bị gác lại do thiếu vốn nên không thể thu hút khách du lịch được, tiêu biểu có thể kể đến dự án phát triển du lịch tại Khu du lịch hồ Dầu Tiếng – Núi Cậu. Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác quy hoạch du lịch những năm trước đây của Bình Dương chưa gắn liền với các sản phẩm du lịch cụ thể.

Các khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái với các sản phẩm du lịch được đông đảo du khách biết đến chỉ tập trung chủ yếu quanh khu vực ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, điều đó dẫn đến việc những dự án du lịch cách xa khu vực được coi là trung tâm của hoạt động du lịch Bình Dương gặp khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư cũng như khó khăn trong công tác quy hoạch xây dựng. Các điểm du lịch nằm tách biệt như khu du lịch Mắt Xanh, khu du lịch hồ Bình An chỉ có thể thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cuối tuần tỉnh bình dương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)