3.1.2. Tác động của trao đổi thƣơng mại Việt-Trung tới phát triển xã
3.1.2.3. Góp phần cải thiện đời sống vật chất và nâng cao đời sống
thần cho nhân dân trong tỉnh.
Có thể thấy rằng, giao lƣu kinh tế Việt - Trung đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là giảm bớt tỉ lệ đói nghèo, tăng tỉ lệ các hộ khá giả ở các thị xã, thị trấn, thành phố đặc biệt là khu vực cửa khẩu. Qua 3 bảng thống kê GDP bình quân đầu ngƣời của Quảng Ninh và một số tỉnh chúng ta có thể thấy đƣợc điều đó.
Bảng 3.4: Bảng thống kê bình quân đầu người của 6 tỉnh biên giới phía Bắc từ năm 1990 đến năm 1996
ĐVT: USD (giá thực tế)
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tốc độ tăng bình quân năm
Hà Giang 69,8 69 75,3 77,2 96,7 122,5 145 11,9 Cao Bằng 64,5 67,9 65,6 72,8 91,1 123,7 150 13,92 Lạng Sơn 95,6 106,9 117,4 127,9 163,5 207,3 236 15,73 Lào Cai 72,7 79,1 87,3 109,3 140,4 180,8 225 12,65 Quảng Ninh 144,3 176,6 188 207,4 248 320,3 380 17,29 Lai Châu 79,6 98,9 93,7 103,7 137,3 175 205 17,06 “Nguồn: Trích theo Nguyễn Minh Hằng: Buôn bán qua biên giới Việt-
Trung, Lịch sử-hiện trạng và triển vọng, Nxb KHXH, H, 2001”
Bảng 3.5: Bảng thống kê GDP bình quân đầu người của Quảng Ninh từ 1997 đến năm 2005
ĐVT: Nghìn đồng (theo giá hiện hành)
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 3843 4214 4618 5323 6165 7153 8416 9730 11.603
“Nguồn: Cục thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 1999 và 2005,Nxb thống kê, QN, 2000; H, 2005”
Bảng 3.6: Bảng thống kê GDP bình quân đầu người của một số tỉnh
phía Bắc và cả nước từ năm 1997 đến năm -1999
ĐVT: Nghìn đồng (theo giá hiện hành)
Tỉnh Năm 1997 1998 1999 Cả nƣớc 4176 4762 5231 Hà Nội 8135 9430 10.119 Hải Phòng 4407 4927 5481 Lạng Sơn 2337 2629 2802
“Nguồn: Cục thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 1999 và 2005,Nxb thống kê, QN, 2000; H, 2005”
Trƣớc hết ở bảng 3.4đầu chúng ta thấy GDP bình quân đầu ngƣời ở 6 tỉnh phía Bbắc năm 1996 so với năm 1990 hầu hết đều tăng gấp đôi, Trong đó Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ tăng bình quân mạnh nhất là 17,29 % (năm 1996 gấp 2,6 lần năm 1990), và đây cũng là tỉnh dẫn đầu về GDP bình quân đầu ngƣời ở khu vực miền núi phía Bbắc. Có đƣợc sự ổn định đó một phần không nhỏ là nhờ hoạt động buôn bán qua biên giới Việt-Trung, hoạt động chủ yếuđiều giúp cho thu nhập của những ngƣời dân ổn định và ngày càng cao.
Hai bảng 3.5 và 3.6tiếp theo cho chúng ta so sánh GDP bình quân đầu ngƣời của Quảng Ninh với các tỉnh trọng điểm phía Bbắc và cả nƣớc trong khoảng từ 1997 đến 1999. Dễ nhận thấy con số này chỉ bằng một nửa Hà Nội, gần bằng Hải Phòng và mức chung của cả nƣớc nhƣng cao hơn Lạng Sơn - một tỉnh trọng điểm về buôn bán qua biên giới Việt-Trung ở phía bắc. Điều có thể thấy rõ nhất qua 3 bảng là, GDP của Quảng Ninh luôn tăng đều đặn qua các năm từ 1990 đến 2005. Đặc biệt từ khoảng những năm 2000 trở lại đây, GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh đạt mức tƣơng đối cao, năm 2005 gấp hai lần năm 2000. Nhờ đó tỉ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn tỉnh hàng năm trung bình giảm khoảng 1,24% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh [16, 13]. Điều này có thể lí giải một phần từ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu Việt - Trung trên địa bàn tỉnh khi bƣớc sang đầu thế kỉ mới.
Bên cạnh tiêu chí chỉ số GDP bình quân đầu ngƣời, việc cải thiên đời sống vật chất cho nhân dân trong tỉnh còn đƣợc thể hiện trong những biến đổi trong đời sống sinh hoạt ăn, mặc, ở và trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân trên đia bàn tỉnh. Theo thống kê về tỉ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng
dƣới 5 tuổi ở Quảng Ninh, năm 1996 là 45,5% [15, 167], thì đến năm 2004 đã giảm xuống chỉ còn 25% [16, 23].
Thêm nữa sự phát triển của cơ sở hạ tầng với các loại hình dịch vụ đa dạng phục vụ đời sống cũng thể hiện sự đi lên của đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh nhƣ: sự hình thành và phát triển của các thành phố, thị xã, thị trấn nhƣ Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái, cùng hệ thống chợ phát triển phong phú đa dạng với khoảng 130 chợ lớn nhỏ. Đáng chú ý là những chợ vùng biên ở các huyện nhƣ chợ cửa khẩu Bắc Pphong Ssinh ở Hải Hà, chợ cửa khẩu Hoành Mô ở huyện Bình Liêu và 3 chợ lớn ở Móng Cái, ngày càng đƣợc nâng cấp, tu sửa, đƣa đến sự thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn, miền núi, biên giới của tỉnh. Đặc biệt, những năm vừa qua, với tốc độ và qui mô phát triển nhanh chóng, Móng Cái đã đƣợc nâng cấp và trở thành một trong 3 trung tâm thƣơng mại du lịch lớn nhất của tỉnh, đáp ứng một phần chủ yếu nhu cầu mua sắm trao đổi ngày càng lớn của không chỉ cƣ dân ven biên giới, mà còn trên toàn tỉnh và kể cả các tỉnh khác.
Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất, hoạt động xuất nhập khẩu Việt-Trung trên địa bàn tỉnh phát triển đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân trong tỉnh. Phải nói rằng từ khi thực hiện mở cửa đến nay, các hoạt động văn hóa của tỉnh tƣơng đối phong phú, đa dạng và diễn ra khá thƣờng xuyên, nhƣ việc tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc, hội khỏe phù đổng, hội thi văn nghệ thể thao, triển lãm và hội chợ thƣơng mại vùng biên…Theo thống kê năm 2000 số buổi biểu diễn nghệ thuật ở Quảng Ninh mới chỉ có khoảng 200 buổi và buổi chiếu phim là 456 buổi thì đến năm 2004 con số đó đã lên tới 520 và 550…[16, 22]. Sự phát triển của đời sống tinh thần bắt nguồn từ biến đổi đời sống vật chất, đó là một logic tất yếu khi cƣ dân có nguyện vọng đƣợc thoả mãn mọi nhu cầu ngày càng cao và phong phú.
Hơn nữa sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc: nhƣ phát thanh, truyền hình, viễn thông, internet… bắt nguồn từ yêu cầu phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, trình độ hiểu biết cho nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là đối với một bộ phận đồng bào ở vùng biên giới và hải đảo. Sự phát triển của các phƣơng tiện thông tin liên lạc đã góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý cũng nhƣ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong tỉnh, khắc phục tình trạng phát triển không đều giữa các vùng miền.
Nhƣ vậy có thể nói một chuỗi logic tất yếu đó là khi kinh tế thƣơng mại Việt-Trung phát triển sđã đem đến thu nhập cao cho ngƣời lao động, từ nguồn thu đó, ngƣời dân dần nâng cao đời sống vật chất của mình qua những nhu cầu vật chất song song với việc nâng cao các nhu cầu tinh thần khác.Từ đó khẳng định vai trò hết sức quan trọng của thƣơng mại Việt-Trung đối với sự gia tăng đời sống mọi mặt của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
3.1.2.4. Giao lưu kinh tế đã góp phần củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện giữ gìn an ninh biên giới.
Cửa khẩu biên giới Việt-Trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đƣợc xác định là cửa khẩu trọng điểm phía Bbắc không chỉ bởi nó có ý nghĩa kinh tế - văn hóa mà nó còn có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng với Trung Quốc.
Nhƣ trên đã đề cập, giao lƣu buôn bán qua biên giới Việt-Trung trên địa bàn tỉnh đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đáp ứng đƣợc nguyện vọng đông đảo của cƣ dân hai bên biên giới.,dDo đó nhân dân càng chú tâm vào xây dựng quê hƣơng và gìn giữ an ninh biên giới. Thực tế cho thấy tình hình an ninh biên giới Việt- Trung ở Quảng Ninh những năm qua tƣơng đối ổn định., nNgoài hoạt động hiệu quả của các lực lƣợng chuyên trách giữ gìn và bảo vệ an ninh biên giới,
còn phải kể đến ý thức tôn trọng chủ quyền của nhân dân hai nƣớc, mà điều đó có đƣợc phần nhiều từ sự phát triển của hoạt động thƣơng mại xuất nhập khẩu Việt-Trung trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó hoạt động trao đổi thƣơng mại Việt-Trung trên địa bàn tỉnh còn thúc đẩy các hoạt động giao lƣu văn hóa-nghệ thuật-du lịch giữa các địa phƣơng hai bên biên giới, cụ thể là giữa Quảng Tây và Quảng Ninh. Hàng năm khi Quảng Ninh tổ chức hội chợ triển lãm hay festival du lịch đều có sự tham gia của các đoàn khách Quảng Tây. Họ thƣờng góp vui bằng các màn biểu diễn xiếc, các tiết mục múa hoặc các bài hát của các dân tộc Hoa., nNgƣợc lại, hàng năm Quảng Ninh cũng đƣợc mời tham dự các dịp kỉ niệm rất lớn của Quảng Tây, mỗi lần đó là một lần học hỏi trao đổi kinh nghiệm, và hợp tác trên nhiều bình diện giữa cơ quan chức năng của hai tỉnh, góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết và củng cố tình đoàn kết, láng giềng hữu nghị, hợp tác giữa hai nhà nƣớc và nhân dân hai tỉnh, hai nƣớc.
3.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực đến bộ mặt kinh tế. xã hội và văn hóa của tỉnh, việc mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc trên địa bàn Quảng Ninh cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và hạn chế. Ta có thể kể ra một số vấn đề sau:
*Vấn đề buôn lậu và gian lận thƣơng mại, *Các tệ nạn xã hội
*Vấn đề môi trƣờng sinh thái…
Những vấn đề này làm cản trở không nhỏ đến sự phát triển bền vững của tỉnh.
3.2.1. Vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại
Bƣớc vào thời kì đổi mới, cùng với việc phát triển kinh tế thị trƣờng, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đi đôi với việc tăng trƣởng không ngừng của hoạt động xuất nhập khẩu Việt-Trung, hoạt động buôon lậu trên địa bàn Quảng Ninh cũng diễn ra mạnh mẽ, phức tạp. Buôn lậu xuất hiện từ trƣớc khi mở cửa khẩu (1991) song nó thực sự trở thành vấn nạn kể từ khi biên giới Việt –Trung ở Quảng Ninh đƣợc khai thông.
Buôn lậu là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới; còn gian lận thƣơng mại là chủ hàng khai báo sai tên hàng, số lƣợng, trọng lƣợng, chủng loại xuất xứ [40].
Quảng Ninh là một trong những tỉnh mà hoạt động buôn lậu diễn ra tƣơng đối phức tạp, cả trên bộ và trên biển. Địa điểm buôn lậu chủ yếu ở Móng Cái, Quảng Hà, Bình Liêu và tuyến đƣờng biển. Bọn buôn lậu thƣờng sử dụng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Thông thƣờng, chúng dùng lực lƣợng cửu vạn chia nhỏ hàng, vận chuyển theo đƣờng mòn tập kết hàng ở địa điểm bí mật. Thâm độc hơn chúng còn bắt ngƣời chuyên chở hàng lậu phải cƣợc tiền, mất hàng phải đền. Do đó lực lƣợng này phải tìm mọi cách để bảo
vệ hàng hóa và chống đối lực lƣợng tuần tra kiểm soát một cách quyết liệt. Nhiều đối tƣợng buôn lậu, khi bị các lực lƣợng Hải quan hoặc thuế vụ phát hiện, đã tìm cách mua chuộc hoặc hành hung để tẩu tán hàng. Thống kê của cơ quan Hải Quan Quảng Ninh cho biết, chỉ riêng năm 1996, đã xảy ra 6 vụ các đối tƣợng buôn lậu hành hung cán bộ hải quan ở cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Hoành Bồ [13, 160].
Trên tuyến biển, bọn buôn lậu thƣờng dùng các tàu biển có trọng tải lớn đi xa để trốn kiểm soát, hoặc dùng thuyền có mã lực cao ra khơi đón hàng. Hàng hóa trên tàu thì phân tán nhiều nơi, cất gidấu nhiều chỗ. Tàu nhập thì giữ kín dự báo giờ đến cảng, k, khi tàu vào địa điểm neo đậu mới thông báo. Tinh vi hơn, có tàu vào trái cảng để đánh lạc hƣớng,; chuyển hàng sang tàu nhỏ tránh bị bắt, có gian thƣơng còn mặc quân phục của các lực lƣợng vũ trang hay thuê những phƣơng tiện mang biển số quân sự để trở hàng lậu, thậm chí thuê thƣơng binh nặng đi trên phƣơng tiện gây khó khăn cho việc kiểm tra kiểm soát.
Về phƣơng tiện vận chuyển trên bộ của bọn gian thƣơng cũng rất phức tạp và đa dạng. Chúng sử dụng đủ các loại xe: xe có chất lƣợng cao, xe cơ quan nhà nƣớc.,xXe du lịch chtrở khách cho Trung Quốc cũng đƣợc gia cố thêm các hầm hố, vách ngăn, lợi dụng quy định ƣu tiên để vận chuyển hàng lậu. Hiện tƣợng xe vận tải, xe chở khách mang biển hiệu thƣơng binh tham gia trở hàng lậu vào những năm 2000 gia tăng hơn trƣớc.
Những mặt hàng buôn lậu chủ yếu ở Quảng Ninh là vải quần áo, đồ điện tử, heroin, đồ chơi, pháo tết, thuốc lá, rƣợu ngoại, đồng hồ, gạch men và động vật hoang dã quý hiếm, gỗ quý …. Theo báo cáo hàng năm của cục hải quan Quảng Ninh, từ sau khi mở cửa khẩu, hầu nhƣ năm nào cũng diễn ra nhiều vụ buôn lậu lớn trên địa bàn tỉnh nhƣ vụ tàu Thuận Hải (1992); Vụ 9 xà lan Lash (5-1993); Vụ Phƣớc Thiện (1993-1994); Vụ đuổi bắt tàu trở hàng lậu
buôn lậu tại km1 (3-1998); Vụ thuốc lá “555”(12-2000); Vụ Lái xe liều lĩnh (7-2002); Vụ 260 chiếc quần bò (2003); Vụ hai thùng thuốc lá (4-2004).... [13, 165-168]. Mặc dù những năm gần đây do sự tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng nên hoạt động này có giảm song vẫn còn cao và ngày càng tinh vi hơn. Những chủ buôn hàng lậu có thể lợi dụng về biểu thuế xuất nhập khẩu (đánh thuế theo tính chất mặt hàng) hoặc lợi dụng qua giá hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc thứ nữa là khai báo sai số lƣợng trọng lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu để trốn thuế. Bên cạnh đó do Móng Cái đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi mới của nhà nƣớc nên các chủ đầu nậu còn lợi dụng cả quy chế khu thƣơng mại, khu cửa khẩu để buôn lậu và gian lận thƣơng mại.
Bảng 3.7: Bảng thống kê số lượng và trị giá các vụ buôn lậu bị hải quan Quảng Ninh phát hiện và xử lí từ năm 1991 đến năm 2004
ĐVT:Đồng Năm Số vụ Trị giá 1991 28 613.463.000 1992 61 13.000.000.000 1993 109 19.300.000.000 1994 199 2.450.000.000 1995 249 5.694.000.000 1996 512 7.556.770.000 1997 838 8.231.000.000 1998 773 13.786.000.000 2000 870 7.933.000.000 2001 1.257 9.472.000.000 2002 1.293 10.927.000.000 2003 1.385 12.670.000.000 2004 814 14.536.000.000
Những số liệu cụ thể và những vụ việc điển hình trên phản ánh tình hình buôn lậu và công tác đấu tranh chống buôn lậu, vi phạm pháp luật hải quan ở Quảng Ninh khá phức tạp, từ kiểm tra kiểm soát địa bàn, địa điểm đến đối tƣợng, phƣơng tiện vận chuyển và thủ đoạn gian thƣơng. Vì những món lời khổng lồ mà nó đem lại, gian thƣơng bất luận trong hoàn cảnh nào cũng tìm mọi cách trốn thuế và trốn phạt và sẵn sàng, có khi liều mạng chống ngƣời thi hành công vụ. Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi ngƣời thi hành công vụ phải luôn cảnh giác, tỉnh táo, nhạy bén, phát hiện kịp thời và ngăn chặn mọi hành vi gian trá trong thƣơng mại và xử lý theo pháp luật đồng thời cũng phải hết sức kiên định, tránh mọi cám dỗ, mua chuộc.
VậyTtại sao những năm qua, hiện tƣợng buôn lậu và gian lận thƣơng mại lại gia tăng mạnh ở Quảng Ninh? Chúng ta có thể lý giải một phần từ những nguyên nhân sau:
* Về khách quan
Do đặc điểm địa lý hai nƣớc phần lớn là đồi núi, giao thông đi lại chƣa thật sự thuận lợi, hơn nữa các phƣơng tiện cần thiết cho kiểm tra, giám định hàng hóa chƣa đầy đủ. Bởi vậy việc phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc giám sát, thống kê ngƣời và hàng hóa qua lại biên giới chƣa chặt chẽ.
* Về chủ quan
Thời gian đầu mới mở cửa cho phép giao lƣu buôn bán qua biên giới, ta chƣa có sự nghiên cứu đầy đủ về những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, của buôn bán qua biên giới để có đối sách phù hợp và từ đó xây dựng một chiến