tiềm năng về bán hàng có địa điểm cửa hàng tốt, nhưng thiếu vốn. Phát triển họ thành các đại lý lớn, là lực lượng tiêu thụ hàng hoá chủ yếu lâu dài của công ty.
II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KÊNH KÊNH
1. Tăng cường sức mạnh quản lý.
Là một doanh nghiệp được thành lập từ rất lâu, tuy nhiên tiềm lực tài chính của công ty chưa mạnh lắm. Hình ảnh thương hiệu chưa có tầm ảnh hưởng đến các thành viên kênh, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các thành viên kênh dựa trên mối quan hệ làm ăn từ trước. Vì vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp để tăng hiệu quả quản lý của mình:
- Sử dụng các chế độ tiền thưởng cho các thành viên kênh, tất cả các thành viên kênh sẽ cố gắng hoạt động nếu như họ nhận thấy lợi ích vật chất mà họ có được.
- Doanh nghiệp sử dụng sức mạnh luật pháp đến các thành viên kênh bằng xây dựng các hợp đồng kinh tiêu ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng hình ảnh, sử dụng các hình thức quảng cáo để uy tín của doanh nghiệp cũng như sản phẩm được khách hàng và các thành viên kênh chấp nhận. Từ đó hình thành chiến lược kéo giúp hệ thống hoạt động có hiệu quả hơn.
- Công ty cần phát triển khả năng chuyên môn để quản lý nâng cao trình độ của lực lượng lao động, nhất là các nhân viên thị trường, tạo ra lợi thế so sánh trong tổ chức để có thể điều khiển các thành viên kênh khác.
- Nhà sản xuất cung cấp cho nhà bán lẻ sự trợ giúp về quản lý, nhà bán lẻ thu nhận những thay đổi của thị trường và đưa những thông tin này tới nhà sản xuất để họ đưa ra các quyết định trong dài hạn.
Như vậy, công ty cần có sự kết hợp sức mạnh tổng hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống.
2. Tạo ra cam kết và lòng tin giữa các thành viên kênh để quản lý.
Việc tạo ra những cam kết và lòng tin của các thành viên kênh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó làm giảm sự hiểu lầm, tăng sự hợp tác, giảm khả năng từ bỏ hệ thống của các thành viên kênh. Việc làm này hoàn toàn không đơn giản, nó xuất phát từ việc hiểu rõ nhu cầu, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên kênh. Vì thế công ty cần tạo dựng cho mình một uy tín, thường xuyên theo dõi những thay đổi trong nhu cầu, ước muốn của các nhà bán buôn, bán lẻ. Từ việc hiểu rõ nhu cầu này, họ đưa ra những biện pháp khuyến khích cụ thể. Nhà bán buôn, bán lẻ được thoả mãn nhu cầu, mong muốn của mình thì sẽ thực hiện tốt hơn vai trò của mình, thúc đẩy hệ thống phát triển.
3. Phát hiện và giải quyết những xung đột trong quản lý
Trong quá trình hoạt động, hệ thống kênh phân phối có thể xuất hiện những xung đột. Việc giải quyết những xung đột này không hoàn toàn đơn giản, vì thế người quản lý kênh cần phải phát hiện những mâu thuẫn, xung đột tiềm ẩn qua sự theo dõi thường xuyên của các nhân viên thị trường. Đòi hỏi các nhân viên thị trường có sự tinh tế trong ứng xử với các thành viên kênh để tìm ra những khó khăn, yêu cầu của họ, phát hiện và ngăn chặn những xung đột tồn tại.