7. Bố cục luận văn
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch lễ hộ iở thành phố Huế
1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hộ iở Huế
Thành phố Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn
600 năm, với hai châu Ô, Rí đến Thuận Hóa - Phú Xuân - thị xã Huế năm 1889 dưới thời vua Thành Thái, thành phố Huế sau năm 1945, từng là kinh đô dưới hai triều đại Tây Sơn (1788 - 1801) và các vị vua nhà Nguyễn (1802 - 1945). với khoảng thời gian ấy đã hình thành nên bề sâu văn hóa Huế với sức lan tỏa rộng, đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...
Tài nguyên du lịch lễ hội tại Huế phong phú đa dạng từ sự góp phần làm nên những giá trị vật chất như các công trình kiến trúc, không gian, địa điểm diễn ra lễ hội cho đến cả một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú đó là những câu ca, lời hò, điệu múa, lễ hội, trò chơi, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực, các ngành nghề truyền thống… được người dân Huế sáng tạo trong quá trình phát triển. Những giá trị này ẩn chứa trong tâm thức của mỗi người dân xứ Huế đó chính là hệ thống các quan niệm, tính cách Huế được biểu hiện qua tập quán, ứng xử, cách thờ phụng, cúng tế… Cư dân Huế chịu ảnh hưởng hưởng của lối sống suy nghĩ văn hóa làng xã, mọi sinh hoạt gắn liền với ngôi làng, nơi tổ tiên sinh ra đồng thời cũng chịu sự ràng
buộc của những nguyên tắc, chuẩn mực của lễ giáo do ảnh hưởng lối sống cung đình. Đây cũng là tiềm năng cho du lịch văn hóa phát triển.
Thành phố Huế có tiềm năng to lớn, có các điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Với bề dày lịch sử có thể khẳng định rằng thành phố Huế rất có điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Theo thống kê từ sở Văn hóa thể thao và Du lịch Huế, tại thành phố Huế có 49 lễ hội tiêu biểu, trong đó lễ hội dân gian là 44 (liên quan đến giỗ tổ, ngành nghề là 8. Còn lại chủ yếu là lễ thu tế xuân tế tại các đình làng 24), Lễ hội văn hóa, tôn giáo là 5. Lễ hội được phân bố đồng đều các tháng trong năm, phân bố đồng đều trên địa bàn các phường xã. Tất cả lễ hội được tổ chức trang nghiêm, hình thức nội dung lễ hội phong phú, đa dạng. Các lễ hội gắn kết với các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và hơn thế nữa không gian tổ chức lễ hội thoáng rộng. Các lễ hội có sự tham gia nhiệt tình và mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương.
Khi bàn về tiềm năng du lịch lễ hội tại Huế, các chuyên gia đề nhận định “Huế từ lâu đã được biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch lễ hội nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tài nguyên văn hóa du lịch phong phú và đa dạng” [9 trang 6].
Trên một diện tích không lớn, Huế lại có nhiều di tích lịch sử văn hóa bao gồm các di tích Chămpa, di tích cách mạng, di tích chiến tranh, di tích tôn giáo và đặc biệt là quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Rải rác khắp các phường trên địa bàn thành phố Huế đều có các địa điểm diễn ra cá lễ hội. Chính nhờ sự hài hòa xen kẻ giữa các yếu tố thiên nhiên, kiến trúc, con người và sinh hoạt đời sống tinh thần của người dân xứ Huế đã ươm mầm cho các lễ hội có điều kiện phát triển.