I.ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Đề tài: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CÔNG TY THƯƠNG MẠI-XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG potx (Trang 66 - 79)

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY

I.ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

1.Định hướng về thị trường

Duy trì và mở rộng thị trường trong thời gian tới đây là một nhiệm vụ

không dễ dàng đối với Công ty. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra trong kế

hoạch là củng cố những thị trường xuất khẩu truyền thống, giữ chân khách

hàng quen thuôc, thâm nhập thêm các thị trường mới, còn đang ở dạng tiềm năng.

Các thị trường truyền thống như EU và Bắc Mỹ cần có định hướng cụ

thể trong thời gian tới, soát xét lại hệ thống mắt xích nối liền với khách hàng này. Thực hiện đồng loạt các hệ thống chiến lược nhằm giữ vững và phát triển

nguồn hàng xuất khẩu

Đối với những thị trường tiềm năng, Công ty cần có chính sách cụ thể như:

Phát huy những kinh nghiệm về xuất khẩu, tăng lượng hàng xuất khẩu

bằng cách liên doanh, liên kết qua hình thức gửi hàng hoặc qua thương hiệu

của nhà cung cấp

Mở các văn phòng đại diện, các Showrow ở nước ngoài nhằm mục tiêu hỗ trợ cho công tác xuất khẩu

Củng cố lại hệ thống các cửa hàng bán lẻ trong nước, tiếp cận thị trường nước ngoài qua hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà cung cấp của Việt Nam

với nước ngoài.

2.Định hướng về sản phẩm

Sản phẩm của Công ty cần được duy trì những mẫu mã đang được khách hàng ưa chuộng, phù hợp với từng lứa tuổi, đặc biệt là phù hợp với sở thích và

lối sống của từng đối tượng khách hàng. Cơ cấu mặt hàng cần được đa dạng hoá hơn nữa về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng, đồng thời nguồn nguyên liệu cũng phải phù hợp hơn với kiểu dáng sản phẩm

Nghiên cứu thị trường để nhận biết nhu cầu sản phẩm là một khâu quan

trọng không thể thiếu trong. Thông tin về sở thích của khách hàng, thu nhập,

thói quen và phong cách sống có quan hệ đến sự lựa chọn sản phẩm của họ.

Ví dụ như giới trẻ thì thích những sản phẩm mang phong cách sống trẻ trung, năng động, đó thường là những món quà tặng có ý nghĩa, giúp con người có đủ nghị lực và niềm tin vào cuộc sống hay biểu tượng của tình yêu và lòng dũng cảm. Nắm bắt được tâm lý này của giới trẻ, Công ty cần đưa ra những

sản phẩm làm biểu tượng cho những món quà tặng.

Chất lượng hàng, uy tín, truyền thống của Công ty cần được củng cố và nâng cao dần hơn nữa, bằng nhiều hình thức khác nhau để xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình

Hoàn thiện dần cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng đổi mới công nghệ để

có thể đáp ứng được chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, để sản phẩm của

Công ty có sự phù hợp nhất định về chất lượng và giá cả

3.Định hướng về nguồn nhân lực

Con người là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và

đóng vai trò sáng tạo, lao động là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi

hoạt động của doanh nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất -kinh doanh,

tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và thực hiện các mục tiêu khác cần có định hướng về nguồn nhân lực.

Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong chiến lược phát triển

của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Nhân tố con người mục tiêu và cũng là

động lực của mọi sự phát triển. Để đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân

viên có nghiệp vụ chuyên môn giỏi luôn là nhiệm vụ trung tâm trong công tác đào tạo và tuyển dụng của Công ty. Trong năm 2003 Công ty đã cử 129 cán

bộ đi học các lớp về luật Hải quan mới, tập huấn về cách thức xây dựng một

hệ thống kênh phân phối mới, cử nhiều đợt cán bộ tham gia các lớp học ngắn

hạn về quản lý kinh tế, về chiến lược kinh doanh trong giai đoạn hội nhập

kinh tế quốc tế. Các hội thảo nâng cao nhận thức về sự thay đổi của môi trường kinh doanh xuất khẩu luôn được Công ty chú trọng.

Về lao động trực tiếp tại phân xưởng, năm 2003 vừa qua, Công ty đã tổ

chức 3 lần các lớp học việc ngắn hạn cho công nhân mới vào nghề, với phương châm vừa học vừa làm, nhiều công nhân đặc biệt là số công nhân có khó khăn về tài chính có thể tự trang trải chi tiêu cho mình. Qua đó, Công ty

có thể tuyển chọn được số lượng lao động thủ công có kỹ thuật tốt để có kế

hoạch bồi dưỡng nhân lực phù hợp

4.Định hướng về nguồn nguyên liệu

Bảo đảm được nguồn nguyên liệu trong suốt quá trình sản xuất không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nguồn nguyên liệu cần được dự trữ để có thể

cung cấp thường xuyên, không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Công tác

mua sắm và dự trữ nguyên liệu là điều kiện tiền đề nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất hiệu quả

Công ty cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tính toán và xác định chính xác số lượng, chất lượng mỗi loại nguyên vật liệu cần có trong kỳ sản xuất

Xây dựng phương án và quyết định phương án mua sắm, bố trí kho tàng,

đường vận chuyển và kết hợp đường vận chuyển tối ưu.

Xác định và lựa chọn bạn hàng, tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh toán.

Tổ chức vận chuyển hàng hoá bao gồm việc lựa chọn và quyết định tự

vận chuyển hay thuê ngoài, quyết định lựa chọn phương án vận chuyển

Bố trí và tổ chức kho tàng hợp lý, quản trị và cấp phát kịp thời theo yêu cầu sản phẩm.

Công ty cần tìm kiếm và lựa chọn người cung cấp, làm sao cho nguồn

nguyên liệu có thể giảm chi phí tới mức tối thiểu nhỏ nhất mà vẫn bảo đảm được chất lượng phù hợp với sản phẩm. Công ty thường xuyên tìm kiếm

những nhà cung cấp mới để có thể chọn được nhà cung cấp với giá cả rẻ, đem

lại chi phí kinh doanh thấp nhất. Bên cạnh đó, với những nhà cung cấp truyền

thống, Công ty tiến hành marketing với họ nhằm tạo độ tin cậy cao giữa mình với họ.

5.Định hướng về tài chính

Tài chính của doanh nghiệp là hoạt động gắn với các dòng luân chuyển

tiền tệ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Định hướng các hoạt động tài chính là việc tổng hợp và tạo ra

các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao. Định hướng các hoạt động tài chính để đảm bảo huy động đầy đủ vốn tiền tệ cần thiết, đảm bảo các

quyết định đầu tư đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần đa dạng hoá các nguồn cung ứng

vốn, bao gồm cả nguồn tự cung ứng và cung ứng từ bên ngoài. Nguồn tự cung ứng có phương thức khấu hao tài sản cố định thì doanh nghiệp thường xuyên tổ chức khấu hao theo từng quý, năm bên cạnh đó doanh nghiệp phải tự tích

luỹ cho mình bằng. Đây là nguồn cung ứng tài chính quan trọng của doanh

nghiệp vì doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào phía các nhà cung ứng, tăng tiềm lực tài chính và giảm tỷ lệ nợ trên vốn. Ngoài nguồn tự cung ứng, doanh nghiệp phải cung ứng vốn từ ngân sách Nhà nước.

Là một Công ty trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, nên Công ty Thương Mại- Xây Dựng Bạch Đằng được nhận lượng vốn từ ngân sách để trợ giúp cho công tác xuất khẩu. Tuy nhiên càng ngày, nguồn cung ứng này càng bị thu

hẹp cả quy mô và phạm vi được cấp vốn vì là doanh nghiệp tự hạch hoán kinh

Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng còn gọi hùn vốn qua việc

vay vốn của các ngân hàng thương mại, liên doanh liên kết với một số doanh

nghiệp khác, thêm vào đó doanh nghiệp tiến hành phát hành trái phiếu để huy động vốn. Để thực hiện đúng theo kế hoạch kinh doanh của mình, sản xuất kịp

thời, thì vấn đề về định hướng nguồn tài chính là hết sức quan trọng. Nên đa

dạng hoá các nguồn cung ứng tài chính là một trong những nội dung quan

trọng trong việc hoạch định chính sách tài chính. Công ty cần có những biện pháp để tăng cường nguồn lực tài chính của mình bằng những công cụ như

vay vốn, xin trợ cấp, cổ phần hoá, và phát hành công trái, những công cụ này phù hợp với hình thức kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, và phù hợp với

chính sách của Đảng và Nhà nước.

II.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.Những giải pháp về phía nội bộ Công ty

1.1.Xây dựng chiến lược sản phẩm

 Cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm

Tính chất mặt hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng cần có sự phù hợp với

thị hiếu của khách hàng. Thị hiếu của con người luôn luôn thay đổi và không hề có một chuẩn mực nhất định. Nên đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược sản

phẩm đầu tiên mà Công ty áp dụng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Với chính sách sản phẩm như trên, Công ty có thể thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, tránh được rủi ro khi tập trung vào một loại hàng chủ lực,

có phản ứng kịp thời với những biến động của thị trường.

Với mỗi loại sản phẩm thì yêu cầu về kiểu dáng lại khác nhau, hàng thủ

công mỹ nghệ phần lớn là trang trí, nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng,

còn có yếu tố rất cao về thẩm mỹ, tính độc đáo trong kiểu dáng và mang tính chất thưởng thức văn hoá nghệ thuật của tầng lớp thượng lưu và trung lưu, hay đối tượng có thu nhập cao, am hiểu về nghệ thuật. Đó cũng chính là lý do mà Công ty cần thường xuyên thay đổi, đa dạng hóa, làm phong phú mẫu mã,

kiểu dáng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng nhất là khách hàng

nước ngoài.

Hiện nay, công tác tìm kiếm mẫu hàng của Công ty phụ thuộc chủ yếu

vào bộ phận thiết kế sản phẩm, việc thuê chuyên gia bên ngoài còn chưa được

sử dụng do có những hạn chế về chi phí và trách nhiệm. Để thực hiện đa dạng

hoá sản phẩm Công ty có một số biện pháp sau:

Sử dụng chuyên gia thiết kế sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu thị

hiếu của người tiêu dùng được bộ phận nghiên cứu thị trường kết luận, tư vấn cho phân xưởng sản xuất về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, tạo ra các sản

phẩm mới lạ, độc đáo, thu hút sự chú ý của khách hàng. Ví dụ như sản phẩm

gốm sứ bên cạnh hoa văn về phong cảnh Việt Nam còn có thể có những biểu tượng của các nền văn hoá khác nhau của chính nước nhập khẩu.

Đối với các thị trường truyền thống vẫn duy trì các sản phẩm truyền

thống, có kết hợp giới thiệu các sản phẩm mới để thăm dò thị trường, cần chú ý đến màu sắc, hoạ tiết cho phù hợp hơn. Khi xuất khẩu sang thị trường nào thì cần thiết phải phù hợp với nghệ thuật và nền văn hoá của họ. Ví dụ như văn hoá phương Tây thích các sản phẩm có màu sắc tự nhiên, không dùng

men bóng, văn hoá phương Đông thì văn hoa phải cầu kỳ nước men phải thật

bóng bẩy.

Có thể thuê chuyên gia trong thời gian tới, tiền thiết kế sẽ tính vào tiền

bán sản phẩm theo tỷ lệ phần trăm. Như vậy, Công ty sẽ không phải chịu rủi

ro nếu sản phẩm không tiêu thụ được. Nhà thiết kế bên ngoài có thể chuyên

sâu hơn do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Công ty cũng sẽ được lợi

khi sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ được.

Công ty nên tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm để tìm ra những người thợ tài ba. Đồng thời, cũng tham gia các cuộc thi thiết kế để khẳng định

uy tín của mình trên thương trường.

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì một trong những yếu tố

quan trọng là nâng cao chất lượng hàng hoá. Đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong công tác xuất khẩu. Đặc biệt là đối với những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm chủ yếu bằng lao động thủ công là chính, không trải qua quy trình công nghệ máy móc hiện đại nên chất lượng

sản phẩm khó đồng đều, lại dễ hư hỏng khi thời tiết xấu. Công ty Thương

Mại-Xây Dựng Bạch Đằng vừa là nhà sản xuất lại vừa đóng vai trò tiêu thụ

nên phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, phải móc xích và chắp nối với thị trường nước ngoài đồng thời cung cấp kịp thời cho phân xưởng sản xuất thị

hiếu của khách hàng, về yêu cầu sản phẩm và chất lượng sản phẩm.

Những biện pháp mà Công ty thực hiện là :

-Nghiên cứu thị trường trong nước, kịp thời nắm bắt những thông tin về

nguồn nguyên liệu, về nguồn hàng từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.

-Nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác kiểm định chất lượng sản

phẩm, cũng như uy tín về chất lượng sản phẩm, thương hiệu của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước,

-Tích cực tìm kiếm nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu để cung cấp cho

Công ty, tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt, phù hợp với mức cầu trên thị trường.

-Thường xuyên có những đợt kiểm tra tình hình tại phân xưởng sản xuất để giám sát chất lượng hàng hoá ngay từ khâu sản xuất. Khi hàng được làm xong, cần kiểm tra độ bền, độ bóng, độ dẻo của các sản phẩm bằng các phương pháp khoa học, tuyệt đối không để hàng lỗi, hàng kém chất lượng sót

lại trong lô hàng xuất khẩu.

Để giải quyết, ngoài việc phải tìm hiểu nguồn hàng sản xuất với chất lượng tốt, bản thân Công ty cũng phải đổi mới trang thiết bị bảo quản, mở

rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng cũng như chiều sâu, tạo ra những điều

biện pháp này đòi hỏi Công ty phải tìm hiểu kỹ hơn các nguồn cung ứng và tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài

nước.

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm qua giá

Cạnh tranh về giá là một trong những hình thức cạnh tranh gay gắt và

được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

lợi của người mua. Khi giá của hàng hoá thay đổi thì cầu cũng thay đổi theo. Để định giá sản phẩm doanh nghiệp phải căn cứ vào độ co dãn của cầu theo

giá, tâm lý của khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm của đối

thủ cạnh tranh,…nhưng giá chỉ là một công cụ cạnh tranh lôi kéo sự quan tâm

của khách hàng, nó cũng tuỳ thuộc vào sự nhạy cảm về giá của khách hàng. Công ty có thể áp dụng cách định giá theo mức chênh lệch hiện hành, lấy

giá của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở, giá bán sản phẩm của Công ty có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh, áp dụng chiến lược giá cả nào, chiến lược "hớt váng sữa" hay chiến lược phân biệt giá thị trường ngách phụ thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm và phụ thuộc vào từng đoạn thị trường. Đối với đoạn thị trường nhạy cảm về giá,

Công ty áp dụng chiến lược giá thấp, để có thể cạnh tranh với đối thủ nhưng

vẫn phải đảm bảo có sự chênh lệch dương giữa giá thành sản xuất với giá bán

sản phẩm.

Chiến lược giá cả có tính chất quyết định đến khả năng thành công của

Công ty trong cạnh tranh, cần lưu ý khi thực hiện từng chiến lược giá một, nếu

Một phần của tài liệu Đề tài: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CÔNG TY THƯƠNG MẠI-XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG potx (Trang 66 - 79)