1) quan điểm về mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kết quả của quá trình phát triển kinh tế của nước ta trong mấy năm qua cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta diễn ra còn chậm chạp và còn nhiều bất cập cần khắc phục nhanh chóng. Trong những năm tới cần đa dạng hoá và hiện đại hoá các ngành các lĩnh vực công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn, trọng điểm nhằm nâng cao tốc độ phát triển và giá trị sản lượng của ngành công nghiệp, nâng cao hơn nữa tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP từ đó giảm bớt tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tốc độ gia tăng giá trị sản xuất của toàn ngành, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính,đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.N nước ta cũng cần phát triển nhanh và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và thương mại, hoà nhập với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế đem lại nguồn thu nhập ngày càng tăng, nhất là xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính- tiền tệ, du lịch... từ đó làm tăng tốc độ phát triển của ngành dịch vụ và nâng cao tỷ trọng của ngành trong GDP của nền kinh tế.
2) Yêu cầu của nguồn nhân lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế
Trong khi cơ cấu kinh tế có những động thái tích cực thìcơ cấu lao động lại chưa có sự chuyển biến rõ nét, đang diễn ra một cách hết sức chậm chạp. lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động xã hội ( chiếm 58,35% tổng lực lượng lao động của cả nước năm 2003 ). Như vậy cho thấy là tuy công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế nhưng Việt nam chưa thoát khỏi trạng thái của một nước nông nghiệp. Để có thể tiến hành quá trình chuyển dịch cơ cấu một cách có hiệu quả thì chúng ta
cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng của lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội, bên cạnh đó thì cũng cần phải nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ lao động của đất nước để có thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế, phát triển đất nước. do đó cần chú trọng hơn nữa vào công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
II) Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế