Sơ lược về cấu trúc chữ Nôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị) (Trang 58 - 60)

B. NỘI DUNG

2.2. Chữ Nôm và việc diễn Nôm

2.2.1. Sơ lược về cấu trúc chữ Nôm

Từ lâu, chữ Nôm đã trở thành đề tài đƣợc đông đảo các nhà khoa học, học giả… trong và ngoài nƣớc quan tâm. Những công trình khoa học về chữ Nôm đã đƣợc công bố nhƣ: Một số vấn đế về chữ Nôm, Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Từ điển chữ Nôm, Nghiên cứu Chữ Nôm, Tự học chữ Nôm, Văn tự học chữ Nôm…. gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học: GS. Đào Duy Anh, GS.

Nguyễn Tài Cẩn, GS. Nguyễn Ngọc San, GS. Nguyễn Quang Hồng, GS. Vũ Văn Kính, nhà nghiên cứu Lã Thị Minh Hằng, Trần Ngọc Xuân Lan, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Cƣờng, Hà Đăng Việt, Trần Trọng Dƣơng… Mỗi nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều có đóng góp và có những ý kiến đánh giá khác nhau về chữ Nôm ở các góc cạnh khác nhau. Vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển, cấu trúc chữ Nôm, vai trò tầm quan trọng của chữ Nôm… là những vấn đề đã đang và vẫn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm từ xƣa đến nay.

Về bản chất, cách phân loại của mỗi ngƣời đều có điểm chung song giữa họ vẫn có quan điểm riêng của mình. Trong rất nhiều cách phân chia cấu trúc chữ Nôm của các nhà khoa học, giới nghiên cứu, học giả…có thể liệt kê ra một cách sơ lƣợc những cách phân loại gây đƣợc sự chú ý của giới học thuật và ngƣời học đó là:

a. Cách phân loại của GS. Đào Duy Anh

Dựa trên cách cấu tạo chữ Hán, bằng Lục thƣ, GS. Đào Duy Anh đã phân chia chữ Nôm ra thành các loại: Hội ý, Hài thanh, Giả tá.

b. Cách phân loại của GS. Nguyễn Tài Cẩn và Xtankevich

GS. Nguyễn Tài Cẩn và Xtankevich dựa vào tiêu chí hình thức (một loại có thể gặp trong văn bản Hán và trong văn bản Nôm: tài (= tài), biết (= biệt), mùa (= vụ), một loại chỉ gặp trong văn bản Nôm: trời (= thiên +thƣợng), lòng

(= tâm + lộng), trái (= ba +lại)…) mà phân chia chữ Nôm ra thành hai loại lớn đó là : Chữ Nôm mƣợn và chữ Nôm tự tạo.

Trong loại chữ Nôm mƣợn, giáo sƣ tiếp tục phân chia ra thành các loại: - Mƣợn văn tự mƣợn cả ngôn ngữ. Loại này gồm có hai loại là:

+ Ghi cổ Hán Việt, Hán Việt Việt hóa (mƣợn nguyên chữ hán để ghi tiếng gốc Hán), kí hiệu A2.

- Chỉ mƣợn văn tự. Loại này cũng gồm có hai loại: + Mƣợn nghĩa, kí hiệu B.

+ Mƣợn âm. Loại này chia ra thành loại chữ Nôm mƣợn âm đọc chính xác, kí hiệu C1 và loại chữ Nôm mƣợn âm đọc đại khái (đọc chệch), kí hiệu C2.

Trong loại chữ Nôm tự tạo (loại chữ có cấu trúc bên trong), đƣợc chia ra thành các loại:

- Dùng một thành tố gia thêm kí hiệu phụ, kí hiệu D.

- Ghép hai thành tố. Loại này gồm: Ghép một mặt và ghép hai mặt (âm + nghĩa).

+ Ghép một mặt âm với âm, kí hiệu Đ. + Ghép một mặt nghĩa với nghĩa, kí hiệu E. + Ghép hai mặt bộ với chữ, kí hiệu G1. + Ghép hai mặt chữ với chữ, kí hiệu G2.

c. Cách phân loại của GS. Vũ Văn Kính

GS. Vũ Văn Kính chia chữ Nôm thành các kiểu loại sau: - Loại đọc nguyên âm dùng nghĩa.

- Loại dùng nguyên âm dị nghĩa. - Loại chuyển âm.

- Loại đọc nghĩa. - Loại hội ý. - Loại hài thanh.

d. Cách phân loại của GS. Nguyễn Quang Hồng

Giáo sƣ Nguyễn Quang Hồng trong quá trình nghiên cứu diễn biến chữ Nôm ông cũng phân chia chữ Nôm thành hai loại là: chữ tự tạo và chữ vay mƣợn. Trong loại chữ tự tạo, khi xét vai trò của các thành tố, ông chia ra làm hai loại : chữ ghép ( chữ tạo ra bằng phƣơng thức ghép thành tố) và chữ đơn (chữ gia giảm cải biến nét bút). Cụ thể:

Về loại chữ tự tạo, chữ ghép có ba loại: Chữ Nôm ghép đẳng lập ( chữ + chữ) Chữ Nôm ghép chính phụ (bộ + chữ) Ghép phụ gia (chữ + dấu cá)

Thông qua các cách phân loại trên, chúng ta nhận thấy rằng mỗi cách phân loại đều dựa trên những tiêu chí riêng và có những nét ƣu điểm nhất định, có sự kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có trƣớc đồng thời phát triển và chỉ ra những nét độc đáo riêng. Sự đánh giá, phân loại cấu trúc chữ Nôm của các học giả nêu trên là hợp lý đã cung cấp cho học viên cái nhìn tổng thể. Từ đây, ngƣời học có thể lựa chọn cho mình hƣớng đi khi tìm hiểu về văn bản, văn tự Nôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)