Cơ chế tác động cuả biến đổi khí hậu đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch huế, quảng nam (Trang 34 - 96)

Sơ đồ 1.4: Cơ chế tác động cuả biến đổi khí hậu đến hoạt động

lữ hành

(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch)

Như vậy dưới tác động của BĐKH việc xây dựng các chương trình du lịch mới có thể sẽ phải cân nhắc về mặt thời gian thực hiện, độ dài của chương trình tour sẽ phải thay đổi khác so với chương trình tour truyền thống. Đối với các chương trình tour đã được xây dựng và đang triển khai thực hiện thì cần phải có những phương án thay thế, dự phòng cho phù hợp nếu có “sự cố” bất thường của thời tiết cực đoan gây ra.

1.4. Tổng quan về biến đổi khí hậu ở trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới

Theo số liệu thống kê đánh giá lần thứ 4 của IPCC năm 2007 cho thấy.

a. Khí hậu: Các hiện tượng bất thường sẽ tăng về tần số, cường độ và thời gian. Chẳng hạn, số ngày nóng sẽ nhiều hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn, các đợt mưa to sẽ xuất hiện nhiều hơn số ngày lạnh sẽ ít hơn trong những năm sắp tới.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC trong thời kỳ 1906 – 2005[18,tr.34]; tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần

33

đây gấp đôi so với 50 năm trước đó. Trong 10 năm qua (2001 – 2010) Nhiệt độ đã tăng hơn nửa độ so với thời kỳ 1961 – 1990. Theo kịch bản được tính nhiệt độ trung bình của trái đất gia đoạn 2090 – 2099 tăng khoảng 1,10

C – 6,40C lớn hơn nhiệt độ trung bình gia đoạn 1980 – 1990 (Hình 1.1). Năm 2010 được xem là năm nóng nhất trong lịch sử và kỷ lục ghi nhận tháng 6/2010.

Hình 1.1: Những thay đổi trong (a) Nhiệt độ trung bình toàn

cầu, (c) Mực nước biển trung bình toàn cầu, (c) Lớp phủ băng Bắc bán cầu đối với tháng 3-4. Sự khác biệt tương đối ứng với mức trung bình của giai đoạn 1961 – 1990. Đồ thị đoạn biểu thị giá trị trung bình của từng đoạn 10 năm trong khi những vòng đốm chỉ giá trị hàng năm

(Nguồn: IPCC, 2007)

b. Mực nước biển dâng: Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao mà nguyên nhân chủ yếu là:

 Sự giản nở của Đại dương

 Sự tan băng

- Số liệu quan trắc trong thời kỳ 1961 – 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu 1,8 ± 0,5 mm/năm, trong đó đóng góp do giản nở nhiệt độ khoảng 0,42 ± 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50 mm/năm [2,tr.5].

- Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEINDO giai đoạn 1993 – 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển TB toàn cầu là 3,1 ± 0,7 mm/năm, nhanh hơn so với thời kỳ 1961 ± 2003.

c. Biều hiện của BĐKH: điều này được thấy rõ ở mục (1.1.2. những biểu hiện của biến đổi khí hậu)

d. Hậu quả: Tác động của BĐKH sẽ không đồng đều trên thế giới trên thế giới, diễn ra nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao, và ít hơn tại các

34

vùng khác. Mức độ BĐKH cũng sẽ tùy thuộc vào từng vùng khác nhau. Hậu quả lớn nhất sẽ là ở các vùng nhiệt đới đặc biệt là các quốc gia đảo và vùng ven biển đang phát triển ở Châu Á. (Phụ lục 1.1)

Theo Chỉ số rủi ro về khí hậu được tổ chức Germanwatch công bố trong nghiên cứu về thiên tai ở hầu hết các nước trên thế giới trong giai đoạn 1990-2009 thì tất cả mười nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai là các nước đang phát triển. Trong giai đoạn này, đã có hơn 650.000 người chết trên thế giới do gần 14.000 sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra, với thiệt hại về GDP (PPP) là hơn 2,1 nghìn tỷ đôla Mỹ. Trong đó, Việt Nam là nước đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai, với trung bình mỗi năm có 457 người bị thương vong và thiệt hại về GDP (PPP) bình quân hàng năm là 1,9 tỷ đôla Mỹ - tương đương với 1,3% GDP24 (Harmeling - 2010).

Đánh giá chi phí tăng thêm do những sức ép và tổn thất tiềm năng do BĐKH gây ra, một nghiên cứu của ADB kết luận rằng tác động của BĐKH đối với GDP thực tế vào năm 2050 sẽ là 1 - 3% so với tình huống cơ bản giả định rằng không có BĐKH. ADB dự báo rằng nếu thế giới không đầu tư vào việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính để tránh những nguy hiểm do BĐKH thì tới năm 2100 các tổn thất tiềm năng gây ra bởi BĐKH đối với các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam có thể lên đến 230 tỷ đôla Mỹ, tương đương 6,7% GDP hàng năm (theo GDP dự kiến năm 2100) (Zhuang et al - 2010).

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2010, thảm họa thiên tai được xem là do tác động của BĐKH đã xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là: lũ lụt lớn chưa từng có trong vòng 100 năm qua ở Pakistant; nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong lịch sử 130 năm kèm theo cháy trên diện rộng ở Nga; siêu bão tàn phá phía Đông Bắc Á; mưa lớn chưa từng có trong vòng 40 năm và lở đất thảm khốc ở Colombia; lũ lụt và lở đất nghiên trọng tại Trung Quốc; hạn hán khiến mực nước Sông Mê Kông xuống thấp nhất trong vòng 20 năm qua và được xem là nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua đối với các tỉnh vùng Tây Nam Trung Quốc; giá lạnh khắc nghiệt hoành hành ở Châu Á, Đông Nam Á, và Đông Bắc Mỹ trong một tháng cuối năm 2010, v.v (Phụ lục 1.2)

Đứng trước thực tế về tác động của BĐKH trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân được xác định là có sự đóng góp của của các hoạt động phát triển, đặc biệt là ở các nước phát triển thông qua tình trạng phát thải quá mức các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, cộng đồng thế giới đã có những hành động nhằm ứng phó BĐKH. (Phụ lục 1.3)

1.4.2. Biến đổi khí hậu Việt Nam

Theo nhiều nghiên cứu toàn cầu và khu vực Việt Nam được xem là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về BĐKH.

35

a. Khí hậu:

Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 2 miền khí hậu là miền khí hậu phía Bắc, ký hiệu bởi chữ B; và miền khí hậu phía Nam , ký hiệu bởi chữ N. Trong đó ranh giới miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam được xác định bởi:

1. Biên độ nhiệt độ năm bằng: 90 C

2. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm bằng: 140kcal/cm2 3. Số giờ nắng trung bình năm bằng: 2000 giờ

4. Ranh giới giữa hai miền ở vào khoảng 160 vĩ

Miền khí hậu phía Bắc được chia làm 04 vùng như sau: Tây Bắc (BI), Đông Bắc (BII), Đồng bằng Bắc Bộ (BIII) và Bắc Trung Bộ (BIV).

Các đặc trưng cơ bản của miền khí hậu phía Bắc là:

- Lượng bức xạ tổng cộng năm không đến 140kcal/cm2/năm - Cán cân bức xạ năm dưới 80kcal/cm2/năm

- Số giờ nắng trung bình năm dưới 2000 giờ/năm - Nhiệt độ trung bình năm dưới 250

C

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 16,50 C - 3-4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 80 C

Miền khí hậu phía Nam được chia làm 03 vùng là: Nam Trung Bộ (NI), Tây Nguyên (NII); và Nam Bộ (NIII).

Các đặc trưng cơ bản của miền khí hậu phía Bắc:

- Lượng bức xạ tổng cộng năm lên đến 140 - 170kcal/cm2/năm - Cán cân bức xạ khoảng 75 - 100kcal/cm2/năm

- Số giờ nắng trung bình năm dưới 2000 - 3000 giờ/năm - Nhiệt độ trung bình năm dưới 25 - 270

C

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 20 - 260C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 8 – 280

C

Như vậy, đặc điểm chính của miền khí hậu phía Bắc là cán cân bức xạ thấp, nắng ít, nền nhiệt độ thấp và mùa đông lạnh còn đặc điểm miền khí hậu phía Nam là cán cân bức xạ cao, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao và mùa đông không lạnh.

- 3-4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 80

C

Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 – 2000), nhiệt độ trung bình năm (TBN) ở Việt Nam tăng lên 0,70C. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000) cao hơn nhiệt độ TBN của 3 thập kỷ trước đó (1931 – 1960).

Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với mùa hè. Nhiệt độ ở phía Bắc tăng nhanh hơn so với ở phía Nam.

36

Mưa phùn: Số ngày mưa phùn giảm rõ rệt

(Đơn vị: Ngày)

Thập kỷ Số ngày mƣa phùn trung bình năm ở Hà Nội

1961 – 1970 29,7

1971 – 1980 35,8

1981 – 1990 28,7

1991 – 2000 14,5

(Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) Không khí lạnh: Tần số hoạt động của không khí lạnh ở Bắc Bộ giảm rõ rệt trong 03 thập kỷ qua:

(Đơn vị: Đợt)

Thập kỷ Tần số hoạt động của không khí lạnh ở Bắc Bộ

1971 – 1980 288

1981 – 1990 287

1991 – 2000 249

(Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

Số ngày rét đậm, rét hại giảm, nhưng có năm rét hại kéo dài với cường độ mạnh kỷ lục 38 ngày như đầu năm 2008; gần đây là đợt rét hại kéo dài gần 01 tháng (31/1 – 02/02/2011).

Lượng mưa: Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, diễn ra và không đều theo thời gian và không gian, nổi bật là đợt mưa tháng 11 năm 2008 ở Hà Nội và lân cận.

Những thay đổi về hình thái mưa sẽ phức tạp và theo mùa và theo vùng cụ thể. Lượng mưa tháng 7 và tháng 8 đã và đang giảm đi ở hầu hết các vùng trong cả nước và lượng mưa các tháng 9, 10 và tháng 11 tăng lên (MONRE 2003).

Nếu so với năm 1990, tổng lượng mưa hàng năm chắc chắn sẽ tăng trong khoảng từ 2,5% đến 4,8% vào năm 2050 và từ 4,7 đến 8,8% vào năm 2010. Lượng mưa tăng nhiều nhất chắc chắn diễn ra ở miền Bắc, tăng ít nhất ở các vùng đồng bằng miền Nam.

Tính lượng mưa trung bình cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua (1958 – 2007) đã giảm khoảng 2%.

b. Mực nước biển dâng:

Nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB) đã chỉ ra sau Bahamas, Việt Nam là nước đứng thứ hai sẽ chịu tác động nghiêm trọng của mực nước biển dâng. Nếu sữ dâng lên của mực nước biển (sea level rise – SLR) tăng lên 05 mét khoảng 16% tổng diện tích của Việt sẽ bị ảnh hưởng (Hình 1.2). Đa số ảnh hưởng này tác động đến Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó hầu hết đầm lầy của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng của SLR. [17, trang 4136]

37

Hình 1.2: Tác động của nước biển dâng đến các nước Đông Á

(Nguồn: World Bank)

Với số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam tốc độ SLR trung bình hiện nay là khoảng 3mm/năm trong giai đoạn 1993 – 2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại trạm Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm. (Hình 1.3)

Hình 1.3: Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn

Dấu giai đoạn 1960 – 2005

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)

38 c. Biều hiện của BĐKH:

Đến nay chưa có thống kê, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về tình hình BĐKH ở Việt Nam nhưng nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định BĐKH đang diễn ra với những biểu hiện bất thường của thời tiết; sự gia tăng về mức độ, quy mô và tần suất của thiên tai ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. (Phụ lục 1.4)

Trong thời gian từ 1961 đển 2010, đã có 246 cơn bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển Việt Nam. (Biểu đồ 1.1) Tất cả các cơn bão này đổ bộ vào một hoặc nhiều tỉnh tại Việt Nam.

Biểu đồ 1.1: Số lượng cơn bão đỗ bộ vào các tỉnh Bắc Trung

Bộ và Nam Trung Bộ - Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) d. Hậu quả:

Theo tính toán dự báo của Tổ chức Hành động Viện trợ (Action Aid) đưa ra tại buổi Công bố báo cáo về “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và an ninh lương thực” tổ chức ngày 09/12/2008 tại Hà Nội, đến năm 2100, Việt Nam có thể bị mất ít nhất 12,2% diện tích đất, nơi cư trú của 23% dân số; lương thực sẽ bị thiệt hại 05 – 15% nhiều khu vực sẽ bị ngập trong nhiều tháng, thiệt hại kinh tế có thể lên tới 17 tỉ USD.

39

Phần tiểu kết Chƣơng 1

Trong chương 1của luận văn, tác giả đã hệ thống các cơ sở lý luận về BĐKH; du lịch biển và hoạt động du lịch biển; cũng như cơ chế tác động của BĐKH trực tiếp đến 3 nhóm đối tượng chủ yếu là: tài nguyên du lịch; hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hoạt động lữ hành. Trong nội dung của chương tác giả nêu ra các yếu tố về mức độ ảnh hưởng do tác động BĐKH đến khu, điểm du lịch chỉ rõ các ngưỡng để đánh giá mức ảnh hưởng do tác động của BĐKH-cho phân tích ở chương 2. Ngoài ra ở chương này tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về BĐKH trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

40

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI KHU VỰC

TRỌNG ĐIỂM DU LỊCH TT- HUẾ - QUẢNG NAM 2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch Việt Nam

2.1.1. Tài nguyên du lịch biển

2.1.1.1. Biến đổi khí hậu tác động đến đa dạng sinh học biển

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam-1995). [5,trang 01]

Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng); HST đất ngập nước và HST biển.

- HST rừng: Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi. Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao v.v. có giá trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng và du lịch nói chung.

- Đến với HST ngập nước: Theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) là rất đa dạng với 39 kiểu ngập nước, trong đó một số kiểu ngập nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú như: đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long v.v.

- Đối với HST biển: Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2. Do vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam đồng thời là tài nguyên “cốt lỗi” để du lịch biển có các hoạt động du lịch thu hút du khách: tắm biển, lặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch huế, quảng nam (Trang 34 - 96)