Trong việc nhận diện rào cản đối với xử lý XĐMT với vai trò của các bên liên quan thì nhận thức vềđạo đức sinh thái, đạo đức bền vững là cơ sở cho các biện pháp giải quyết lâu dài, đảm bảo hợp chuẩn kĩ thuật và chuẩn đạo đức trong xã hội.
Những lý thuyết đầu tiên vềđạo đức sinh thái được đề cập vào cuối thế kỉ XX, mở đầu với tiếp cận trọng nhân của Immanuel Kant. Đạo đức sinh thái theo quan điểm này cho rằng bảo vệ thiên nhiên chỉ được thực hiện nhằm giảm bớt những rủi ro sinh thái
đối với con người và nhằm bảo đảm cho hạnh phúc của họ. Quyền được bảo vệ riêng của thiên nhiên thì theo đó không hềcó và con người không có nghĩa vụ nào khác với thiên nhiên (Schnarrer, 2001). Lý thuyết về đạo đức sinh thái sử dụng tiếp cận trọng vật, mở đầu bởi Arthur Schopenhauer và được tăng cường phát triển vào khoảng giữa thập niên 1970 tại Hoa Kỳ nhấn mạnh vào quyền được bảo vệ của động vật. Lý thuyết sử dụng cách tiếp cận trọng sinh xuất phát từ Albert Schweitzer với triết lý “sự tôn
kính đối với cuộc sống” cho rằng: thiên nhiên có một giá trị riêng và quyền được bảo vệ nguyên bản, sự can thiệp của con người chỉ được dừng ở mức phục vụ cho sự tồn tại với mức giới hạn của những thứ cần thiết. Với cách tiếp cận toàn diện trong lý thuyết đạo đức sinh thái Klaus Mayer – Abich trong cuốn “Đạo đức của sự tồn tại” cho rằng: tất cả những vật tồn tại (gồm sinh vật sống và yếu tố phi sự sống trong tự nhiên”
có giá trị cao hơn là những thứ không tồn tại, giá trị này sẽ thức tỉnh loài người phải giữ gìn tất cả những sinh vật, những thứ hiện có và đảm bảo cơ sở sự sống cho các thế
hệ trong tương lai. Các cách tiếp cận về đạo đức sinh thái cho thấy các quan điểm về
hành vi ứng xử của con người đối với thiên nhiên, các giới hạn của hành vi, chuẩn mực của hành vi đểđạt được sự phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên. Không hoàn toàn bao hàm nhau, mỗi cách tiếp cận lại đưa đến quan điểm vào bảo vệ thiên nhiên theo những cách riêng biệt.
Nhận thức đầy đủ về đạo đức bền vững cần được đặt trên nền tảng của phát triển bền vững nói chung. Nếu phát triển bền vững là mục tiêu cần hướng đến của toàn xã hội thì đạo đức bền vững là giá trị, chuẩn mực định hướng tư duy, thái độ và hành
động của các cá nhân, các nhóm người trong xã hội đó. Làm rõ khái niệm đạo đức bền vững sẽ dựa trên nội hàm của khái niệm phát triển bền vững là cách thức tốt nhất để
phân biệt đạo đức bền vững và đạo đức xã hội nói chung.
Cương lĩnh của Ủy ban quốc tế về môi trường sống và phát triển, 1991, (được trình bày tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về môi trường sinh thái và phát triển ở Rio
de Janeiro, Brazin,1992) định nghĩa: “sự phát triển bền vững của một xã hội – quốc
gia được hiểu là quá trình thay đổi một cách tiến bộ chất lượng cuộc sống, mà sự thay
đổi đó của con người là đích tự thân của sự phát triển và làm cho con người trở thành chủ thể quyết định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế trong điều kiện công bằng xã hội; biến đổi các hình thức sản xuất và các mô hình kinh tế trong điều kiện công bằng xã hội; biến đổi các hình thức sản xuất và các mô hình tiêu dùng và sựthay đổi một cách
38
tiến bộ dựa trên thế cân bằng sinh thái và sinh lực của khu vực. Quá trình này đòi hỏi phải tôn trọng tính đa dạng về lãnh thổ, về dân tộc, vềvăn hóa và tộc người cũng như
phải có sự tham gia đầy đủ của các công dân trong điều kiện hòa hợp và chung sống một cách hợp lý tự nhiên không làm tổn hại và bảo đảm chất lượng sống của các thế
hệtrong tương lai.”
Tháng 6/1992, Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc họp tại Rio de Janeiro với sự tham gia của 179 quốc gia đã thông qua Chiến lược phát triển bền vững và khẳng định “Phát triển bền vững là phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bền vững môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ”. Nói về phát triển bền vững sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng của các thế hệ tương laitrong việc đáp ứng những nhu cầu của họ.
- Sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường, không gây ra những thảm
họa về sinh thái, thế hệ hôm nay phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một
cách hợp lý nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình sao cho không ảnh
hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau.
Có thể thấy rất các quan điểm phát triển bền vững như sự thỏa mãn nhu cầu mà không gây tổn hại, tạo gánh nặng cho thế hệ tương lai, đảm bảo cơ chế công bằng, bình đẳng về khảnăng thỏa mãn nhu cầu giữa các thế hệ trong cách lý giải vềđạo đức bền vững. Theo Holger Rogan đạo đức bền vững được phản ảnh bởi một hệ giá trị xuất phát từ tính thiên bẩm của con người như: mong muốn sự hòa hợp (Tannert
2001), mong muốn được yêu thương của mỗi con người (Raimon 2006), tựdo cơ bản
cho tất cả mọi người (Ekardt 2005), mong muốn sự công bằng và các giá trị cơ bản của trách nhiệm.
- Giá trị cơ bản về công bằng: Công bằng là giá trị cơ bản của sự cùng chung sống của con người (Aristoteles). Xã hội được coi là công bằng khi tất cả moi người có
cùng cơ hội cũng như nhân quyền và nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống, sự tham
gia vào đời sống xã hội được đảm bảo. Đây là giá trị trung tâm của đạo đức bền vững bởi nó có khả năng quyết định về tương lai phát triển của nhân loại là theo một trật tự công bằng, hay theo một trật tự thống trị. Theo nghiên cứu của Viện Wuppertal giá trị công bằng trong đạo đức bền vững bao hàm: công bằng sinh quyển (những quan hệ giữa con người với môi trường), công bằng ngoại thế hệ
(những quan hệ giữa các thế hệ hiện tại và tương lai), công bằng nội thế hệ (quan hệ giữa những người sống trong cùng một thế hệ).
- Giá trị cơ bản về trách nhiệm: Trong đạo đức bền vững trách nhiệm của cá nhân
đảm bảo cho sự an toàn của bản thân là chưa đủ, mà trách nhiệm đó cần được nhìn nhận là sự gánh vác những lo lắng cho thế hệtương lai. Vấn đề khó khăn ở chỗ giữ
gìn giá trị về trách nhiệm này yêu cầu con người cá nhân thực hiện trách nhiệm với
người khác cũng như thế giới xung quanh để cùng tồn tại và phát triển. Hành động nào có thểkhơi dạy hay duy trì trách nhiệm này là một câu hỏi không dể trả lời khi
con người bị hạn chế bời chính năng lực sinh học và xã hội của mình.
Các hành động hướng đến xây dựng và phát triển đạo đức bền vững được Holger Rogall đề xuất gồm:
- Thực hiện nguyên tắc công bằng nội thế hệ: Kiến lập và phân phối các tiêu chuẩn cao về sinh thái, kinh tế, văn hóa - xã hội một cách công bằng giữa các nhóm
người, các cá nhân trong xã hội hiện tại.
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng ngoại thế hệ: Thế hệ hiện tại phải đạt được các tiêu chuẩn cao về sinh thái, kinh tế, văn hóa – xã hội, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn mà những quy tắc quản lý sinh thái, để đảm bảo không tạo ra gánh nặng cho thế hệ kế tiếp.
- Phòng ngừa và quyền bảo vệ riêng mình đối với thiên nhiên: Do tính hữu hạn của hiểu biết con người đối với thiên nhiên, do hạn chếtrong hành động của con người
để tránh gây tổn hại cho người khác, vì vậy cần xác định chiến lược giảm thiểu rủi ro và thực hiện nguyên tắc phòng ngừa cho mọi hành động dù hệ quả là tích cực hay tiêu cực. Đây được coi là khoảng cách an toàn giữa mục tiêu hành động (mục tiêu kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội) và khả năng môi trường bị biến đổi không bền vững.
- Hài hòa với thế giới xung quanh: Đạo đức bền vững đòi hỏi những giá trị như lòng khoan dung, sự tế nhị, tinh thần đoàn kết... trong mối quan hệ giữa con người với
con người, con người với thiên nhiên.
- Tìm kiếm các thước đo (giá trị, chuẩn mực) thích hợp: Để hạn chế những hành vi dối trá, lừa gạt tham lam trong xã hội, con người cần đưa ra những giá trị, chuẩn mực cụ thểđể đảm bảo yếu tố công bằng, yếu tố hài hòa. Cách dùng thuật ngữ hợp lý/thích hợp sẽ không góp phần vào việc xây dựng đạo đức bền vững một cách tích cực nếu không thiết lập được một hệtiêu chí đo lường.
- Công nhận những nguyên tắc của một nền dân chủ bền vững: Nền dân chủ là một
đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển bền vững trong tương lai của mỗi quốc gia, nó đòi hỏi trách nhiệm của nhà nước được thực hiện khi thịtrường thất bại đối với các vấn
đề kinh tế, xã hội, an ninh môi trường, hệ sinh thái... đồng thời đảm bảo quyền tự
do tham gia và ra quyết định của mọi cá nhân trong các lĩnh vực của xã hội.
Đạo đức bền vững33 là sự tự nguyện đảm nhận trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc nội-ngoại thế hệ cũng như có được các hành động phù hợp khác. Nói cách khác,
con người có đạo đức bền vững là luôn sẵn sàng để nhận trách nhiệm cho thế giới cùng chung sống34, cho thế hệtương lai và cho bản thân, cũng như thực hiện các hành
động để bảo vệ thiên nhiên và con người. Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó mà con người tựgiác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và với tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con
người với con người, giữa cá nhân với xã hội”.
Trên nền đạo đức xã hội này, đạo đức bền vững trong nghiên cứu này được đề cập là những quy ước, nguyên tắc, chuẩn mực về ứng xử trách nhiệm và công bằng giữa các thế hệ, giữa con người với tự nhiên, trong bản thân nội tại mỗi con người để định hướng các hành động cần thiết đối với sự phát triển bền vững nhằm thúc đẩy các giá trị lợi ích và hạnh phúc của con người.
33
Định nghĩa của Holger Rogall trong cuốn Kinh tế học bền vững, giáo trình giảng dạy tại Đại học Kinh tế và Luật, Cộng
hòa Liên bang Đức.
34
40