Một số hạn chế trong công tác phát huy những giá trị tích cực trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc tày tỉnh bắc cạn hiện nay (Trang 78 - 88)

1.4 .Khái quát về địa bàn nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn

2.2. Thực trạng công tác phát huy những giá trị tích cực trong tín

2.2.2. Một số hạn chế trong công tác phát huy những giá trị tích cực trong

trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày ở Bắc Kạn hiện nay và những vấn đề đặt ra.

* Một số hạn chế

Công tác phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng của dân tộc Tày ở Bắc Kạn hiện nay do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mà còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Về phía chính quyền địa phương trong công tác quản lí hoạt động tín ngưỡng và công tác tuyên truyền giáo dục còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trong quá trình áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương chưa thực sự nhất quán cao. Việc quản lí và nắm tình hình hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay chưa có cơ quan chuyên trách quản lý về hoạt động tín ngưỡng mà chỉ là sự kiêm nhiệm trong công tác tôn giáo. Đội ngũ cán bộ chuyên môn về tín ngưỡng còn chưa có chuyên môn sâu và am hiểu về tín ngưỡng truyền thống của người Tày.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền vận động người dân xóa bỏ mê tín dị đoan còn một số hạn chế, chưa thực hiện được việc tuyên truyền rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân. Một số xã vùng sâu vùng xa đồng bào còn duy trì phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.

Nhận thức của không ít cấp ủy, cấp ngành, một bộ phận cán bộ về tín ngưỡng và giá trị của tín ngưỡng chưa được rõ ràng, đầy đủ, chưa đầu tư có hệ thống cho việc sưu tầm, kiểm kê, giữ gìn và phổ biến các giá trị trong tín ngưỡng truyền thống. Vì vậy, chưa đánh giá, chọn lọc những giá trị tích cực và những yếu tố tiêu cực cần loại bỏ. Công tác sưu tầm, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phương trâm, nguyên tắc, chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể trong tín ngưỡng của người Tày ở địa phương. Cho đến nay, chưa có sự kiểm kê,

nghiên cứu và đánh giá tín ngưỡng truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn, chưa có những điều luật cụ thể để bảo vệ những giá trị trong tín ngưỡng này.

Các nghệ nhân dân gian, đội ngũ các thầy cúng, những người am hiểu về tín ngưỡng văn hóa truyền thống của dân tộc Tày cũng chưa được đề cao và tạo điều kiện phát huy đúng mức. Những nghệ nhân là người nắm giữ nhiều tư liệu quý của kho tàng tín ngưỡng truyền thống và văn hóa dân tộc. Hiện nay, một số nghệ nhân đã cao tuổi nhưng chưa có người kế tục và hầu hết các giá trị văn hóa đều được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Do đó, nếu không chú trọng công tác sưu tầm, bảo tồn thì những giá trị trong tín ngưỡng truyền thống cũng như trong văn hóa của dân tộc Tày có nguy cơ thất truyền và mai một.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát huy những giá trị tích cực trong tín ngýỡng của dân tộc Tày ở Bắc Kạn là do nguyên nhân từ phía ðồng bào và có nguyên nhân từ phía chính quyền.

Thứ nhất, từ phía nhân dân: do một số người dân trình độ dân trí còn

thấp, nên họ dẫn tới sự sùng tín mù quáng trong sinh hoạt tín ngưỡng. Với đặc điểm cư trú từ lâu đời của dân tộc mình, người Tày sinh sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày ở những xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh vẫn duy trì một nền sản xuất thấp kém, kinh tế tự cấp tự túc là chính.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số sinh sống. Một số chương trình đã và đang được tiến hành như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân vay vốn để sản xuất, mở rộng mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, phổ cập giáo dục, hỗ trợ con em các dân tộc thiểu số đến trường. Tuy nhiên, ở những xã vùng sâu vùng xa của tỉnh

tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng còn phổ biến, các em học sinh chủ yếu chỉ học hết tiểu học hoặc số ít học lên trung học cơ sở. Nguyên nhân là do thói quen, nếp nghĩ từ lâu đời như ngại khó, ngại đi học vẫn còn tồn tại, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên các em đã phải bỏ học giữa chừng. Như vậy, nhìn chung trình độ dân trí của người Tày còn nhiều hạn chế nhất là ở những làng bản vùng sâu, vùng xa. Trình độ dân trí còn thấp và còn nhiều hạn chế cũng chính là nguyên nhân cho yếu tố mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu còn tồn tại, duy trì trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc Tày về những giá trị tích cực của tín ngưỡng còn hạn chế. Có hai trường hợp, thứ nhất là một số người già tuy am hiểu về các nghi lễ và hình thức tín ngưỡng nhưng do trình độ nhận thức không cao nên họ có phần bảo thủ trong quan niệm vẫn giữ những thủ tục lạc hậu, mà không lọc bỏ nó để phù hợp với thời đại. Thứ hai là một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay thiếu sự hiểu biết về các nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc mình. Thực trạng này dẫn tới không phân biệt đâu là những giá trị tích cực của tín ngưỡng cần phát huy, thờ ơ trước những giá trị tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Thứ hai, từ phía chính quyền địa phương: Công tác tuyên truyền, giáo

dục và vận động nhân dân xóa bỏ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, giữ gìn những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tiến hành sâu rộng, đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, chưa có những biện pháp hữu hiệu để sưu tầm, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chứa đựng trong tín ngưỡng của người Tày.

Trong công tác quản lí đối với các hoạt động tín ngưỡng còn tồn tại một số hạn chế do thiếu một cơ quan chuyên trách đối với hoạt động tín ngưỡng. Hiện nay việc quản lý đối với các hoạt động tín ngưỡng của người

dân chủ yếu là do các cấp chính quyền địa phương và ban tôn giáo kiêm nhiệm.

Chưa có cán bộ chuyên trách công tác về tín ngưỡng riêng mà chỉ kiêm nhiệm trong công tác tôn giáo và văn hóa. Do đó, công tác nắm bắt tình hình sinh hoạt tín ngưỡng ở cơ sở, các xã trong địa bàn tỉnh chưa được quan tâm. Trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng cần có những cán bộ có chuyên môn, hiểu biết vững chắc về tín ngưỡng và văn hóa của dân tộc Tày. Phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của người Tày là một vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi sự thích ứng, khéo léo trong các chính sách, biện pháp của cơ quan quản lí, nếu không sẽ không phát huy được những giá trị tích cực đó mà còn có thể gây ra sự tráo trộn trong đời sống xã hội của đồng bào. Hiện nay, vẫn chưa có sự thống kê chính xác về hoạt động tín ngưỡng của tỉnh (về số lượng các thầy cúng, các nghị lễ tín ngưỡng được tổ chức).

Như vậy, đứng trước những khó khăn trong quá trình phát huy giá trị tích cực của tín ngưỡng truyền thống đòi hỏi sự nỗ lực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, của toàn thể nhân dân và bản thân mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc Tày ở Bắc Kạn để phát huy có hiệu quả những giá trị tích cực của tín ngưỡng truyền thống.

* Những vấn đề đặt ra trong đời sống tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển hội nhập và giao lưu văn hóa, tác động của cuộc sống hiện đại thì tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn đã đặt những vấn đề đáng lưu ý trong đời sống tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn đó chính là những biến đổi trong tín ngưỡng truyền thống. Trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày ở đây xuất hiện những xu hướng biến đổi như sau:

Một là, trong các lễ hội tín ngưỡng diễn ra nguy cơ mai một dần các nghi lễ truyền thống mang tính cộng đồng.

Trước đây những nghi lễ tín ngưỡng mang tính cộng đồng thường diễn ra đó là những nghi lễ liên quan đến việc cầu cúng nông nghiệp, mùa màng, thần thiên nhiên, lễ hội xuống đồng (lồng tồng)…Các nghi lễ này được tổ chức định kỳ hàng năm với sự tham gia đóng góp tự nguyện của mỗi gia đình trong thôn bản. Nhưng hiện nay ở tỉnh Bắc Kạn những nghi lễ này đang đứng trước nguy cơ mất dần. Ngày nay trong các lễ hội như hội Lồng tồng thì phần “lễ” đã được đơn giản hóa và chú trọng nhiều hơn phần hội. Phần “hội” trước đây có sự xuất hiện của các trò chơi dân gian truyền thống như: ném còn, đi cà kheo, bắn nỏ…thì nay lại diễn ra các hoạt động tập thể như: thi đấu bóng chuyền, bóng đá, biểu diễn văn nghệ…Trước đây, lễ hội thường được tổ chức hầu khắp ở các cụm làng bản, các xã trong tỉnh nhưng sau đó hoạt động này trở nên thưa dần. Những năm gần đây dưới sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng đứng ra tổ chức thì các lễ hội này mới được phục hồi lẻ tẻ ở một số địa phương. Các lễ hội này được khôi phục với mục đích lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.

Xu hướng mai một các nghi lễ cộng đồng này diễn ra do nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Do hiện nay khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào trong sản xuất. Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và các dự án phát triển miền núi vùng sâu, vùng xa đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất của người dân. Vì thế người dân có thể chủ động hơn trong việc sản xuất của mình, không còn hoàn toàn trông chờ, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như trước đây nữa. Hiện nay để phòng chống dịch bệnh, sâu hại cho cây trồng thì họ đã có các loại thuốc phòng trừ, để khắc phục hạn hán thì họ có thể sử dụng máy bơm nước…Do đó người dân không còn trông mong vào các thần nông nghiệp để

giúp đỡ họ trong mùa màng. Ngoài ra, hiện nay đa số người dân được đi học trình độ dân trí được nâng cao nên họ cũng có những tri thức khoa học nhất định nên không còn tin, sùng bái lực lượng siêu nhiên nữa. Họ cũng không còn nỗi sợ hãi, ám ảnh trước các lực lượng tự nhiên như trước đây nữa. Từ đó mà nhu cầu cúng bái, tiến hành nghi lễ cầu mùa màng tới các vị thần của người dân đã không còn. Hiện nay một số nơi khôi phục lại nghi lễ này nhưng với tính chất là để giữ gìn bản sắc và là sinh hoạt văn nghệ giải trí cho người dân là chính. Mục đích của các lễ hội cầu mùa màng gắn kết của cộng đồng làng bản đã không còn tồn tại với nguyên ý nghĩa của nó như trước đây, yếu tố tâm linh đã nhạt phai. Lễ hội giờ đây chủ yếu là dịp để người dân đến vui chơi, du xuân, phục vụ cho nhu cầu giải trí. Như vậy, cùng với xu hướng mất dần các nghi lễ mang tính cộng đồng của người Tày ở Bắc Kạn phần nào đã làm giảm vai trò của các thầy cúng trong việc bảo trợ tâm linh trong làng bản, cộng đồng.

Hai là, sự phục hồi, phát triển và biến đổi của các sinh hoạt nghi lễ tín ngưỡng trong gia đình.

Ngược lại với xu hướng mất dần đi của các sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của người Tày thì các sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình lại phát triển và có chiều hướng gia tăng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Điều này ở thể hiện ở việc các gia đình người Tày tiến hành các nghi lễ thường kỳ và các nghi lễ bất thường nhiều hơn trước. Các nghi lễ thường kỳ như nghi lễ cầu an, giải hạn đầu năm. Nghi lễ bất thường như: giải hạn, chữa bệnh, lễ đầy tháng trẻ con, nghi lễ trong đám cưới, đám tang…

Thực tế cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những điều mà con người chưa lý giải được, và còn tiềm ẩn nhiều bất trắc nhý ðau ốm, bệnh tật, tai nạn bất thýờng… những ðiều này làm cho con ngýời vẫn còn niềm tin vào thế giới bên kia. Đời sống của đồng bào Tày ở Bắc Kạn hiện nay đã có nhiều

thay đổi văn minh tiến bộ hơn trước nhưng sinh hoạt tín ngưỡng vẫn còn tồn tại phục hồi không chỉ ở những xã vùng sâu mà ngay cả những trung tâm huyện thị cũng phát triển. Hiện nay các nghi lễ tín ngưỡng như tang ma, chúc thọ là những nghi lễ phổ biến trong đời sống tín ngưỡng của người Tày, ngoài ra còn có những nghi lễ khác như: đầy tháng trẻ em, xem bói, cầu an, giải hạn…các nghi lễ này không phổ biến mà tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình họ sẽ tiến hành. Ngoài ra, hiện nay đời sống kinh tế của người dân đã khá hơn trước. Khi đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu về những giá trị tinh thần của người dân cũng tăng lên hay nói cách khác là do “phú quý sinh lễ nghĩa”. Xuất phát từ đó mà các sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình có xu hướng tăng lên.

Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay đời sống của đồng bào dân tộc Tày đã có nhiều biến đổi và chịu sự tác động của cuộc sống hiện đại nhưng tín ngưỡng truyền thống của họ xét trong phạm vi gia đình không mất đi mà có sự phát triển và phục hồi. Ngày nay nhu cầu tín ngưỡng truyền thống vẫn là nhu cầu cần thiết của người dân tộc Tày.

Ba là, sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày hiện nay diễn ra xu hướng giảm bớt các thủ tục nghi lễ.

So với trước đây thì hiện nay nghi lễ tín ngưỡng của người Tày đã lược bỏ đi những thủ tục không cần thiết, những nội dung mang tính chất giải trí, giao lưu với người tham gia và chỉ giữ lại những nội dung chính của nghi lễ. Xu hướng giản lược nghi lễ này thường do các thầy cúng trẻ tuổi lớp sau khởi xướng. Ngày nay có thể thấy việc tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Kạn có hai loại: thứ nhất là nghi lễ do các thầy cúng cao tuổi thực hiện, nghi lễ này còn mang đầy đủ những thủ tục truyền thống. Loại thứ hai là nghi lễ do các thầy cúng trẻ, mới vào nghề thực hiện, nghi lễ này thường giản lược bớt đi một số thủ tục.

Qua khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Yên: người Tày ở vùng hồ Ba Bể, Bắc Kạn hiện nay có hai dòng Pụt: Pụt nam và Pụt nữ với cách hành lễ khác nhau. Dòng Pụt nữ thường hành lễ kéo dài hơn so với Pụt nam. Dòng Pụt nam khi hành lễ đi nhanh hơn, lược bỏ những đoạn nhập đồng mang tính chất giao lưu giữa thần và người. Dòng Pụt nữ ở đây hiện nay chỉ còn một vài bà ở độ tuổi 70-80. Còn dòng Pụt nam có một số thầy tuổi nghề trẻ hơn. Một số người dân ưa chuộng dòng Pụt nữ hơn vì cho rằng nó diễn ra tự nhiên và thiêng hơn. Nhưng một số người dân lại thích dòng Pụt nam hơn vì cho rằng nó bài bản, dễ hiểu và tiết kiệm được thời gian. Như vậy tùy theo quan niệm mỗi người mà họ lựa chọn các dòng Pụt để làm lễ.[81; 344]

Tóm lại, cuộc sống hiện đại đã tác động đến đời sống của đồng bào Tày nói chung và sinh hoạt tín ngưỡng nói riêng. Đời sống tín ngưỡng hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc tày tỉnh bắc cạn hiện nay (Trang 78 - 88)