Thuế suất cho các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ cao của việt kiều tại khu vực bắc mỹ đầu tư vào khu công nghệ cao hoà lạc (Trang 52 - 54)

Thuế suất Thời gian

0% 04 năm (từ năm đầu tiên phát sinh thu nhập chịu thuế)

5% 09 năm tiếp theo của dự án

10% 02 năm tiếp theo của dự án

25 % Thời gian còn lại của dự án

 Thuế nhập khẩu:

- Miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định

- Miễn thuế trong thời hạn 5 năm kể từ ngày sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất

- Miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.

 Thuế giá trị gia tăng: Miễn cho thiết bị, máy móc và các phương tiện giao thông chuyên dụng không sản xuất trong nội địa và là một phần của tài sản cố định.

 Thủ tục hành chính một cửa: hải quan điện tử tại chỗ, văn phòng sở hữu trí tuệ, tư vấn luật, ngân hàng, kho ngoại quan,...

2.4.2.2.Cơ sở hạ tầng

Thực hiện Quy hoạch tổng thể và Dự án đầu tư bước 1, giai đoạn I đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 12/10/1998 và Quy hoạch chung điều chỉnh tỷ lệ 1/5000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23/5/2008, Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc đã tổ chức lập dự án và triển khai đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của Khu theo quy hoạch được phê duyệt.

Đến nay, Ban quản lý đã triển khai thi công trên 19 km đường giao thông, về cơ bản giao thông đã nối được với đường gom của Đại lộ Thăng Long và có hệ thống trục đường chính vào các khu chức năng; đã xây dựng xong Nhà máy xử lý nước thải công suất 6.000 m3/ngày đêm và hoàn thành 70% khối lượng lắp đặt mạng lưới thu gom nước thải của Bước 1 - Giai đoạn I. Việc cấp điện, nước cho Khu CNC Hòa Lạc đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các đơn vị chuyên ngành chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, đến nay điện cấp cho Khu CNC Hòa Lạc còn rất khó khăn và được cấp từ trạm 110 KV của huyện Thạch Thất, chất lượng điện không cao, ngành điện không có kinh phí để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng mà phải chờ vào nguồn vốn vay ODA của dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc. Hệ thống nước được lấy từ nguồn nước sông Đà, tuy nhiên, đến nay vẫn phải dùng hệ thống nước giếng khoan vì chưa xây dựng được mạng lưới cấp nước cho toàn Khu.

Hiện nay, dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc bằng nguốn vốn vay ODA của Nhật Bản đã triển khai xong công tác thiết kế, dự kiến sẽ thi công vào cuối năm 2013. Khi thực hiện xong dự án ODA thì hạ tầng kỹ thuật chung của Khu CNC Hòa Lạc mới cơ bản đồng bộ, hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện, viễn thông sẽ đảm bảo thông suốt.

2.4.3. Đánh giá kết quả hoạt động thu hút đầu tư

Tính đến tháng 3/2013, Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc đã cấp phép cho 67 dự án với tổng số vốn đăng ký là 52.031,36 tỷ đồng, trên diện tích đất 334,032 ha (không tính 07 dự án bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn

đăng ký 5.130,29 tỷ đồng và diện tích là 41,88 ha). Hiện nay, có 21 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với số vốn đăng ký 7.103,89 tỷ đồng, trên diện tích 42 ha và 14 dự án đang trong giai đoạn xây dựng với số vốn đăng ký là 20.348,79 tỷ đồng, trên diện tích 88 ha. Tỷ lệ lấp đầy các dự án và diện tích đất thực hiện trong các khu chức năng của KCNCHL như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ cao của việt kiều tại khu vực bắc mỹ đầu tư vào khu công nghệ cao hoà lạc (Trang 52 - 54)