Bảng số liệu nợ quá hạn của toàn chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 63 - 64)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2017 2018 2019 Tổng dư nợ quá hạn toàn chi nhánh 5,658 4,716 4,440

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ

Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2017 – 2019 thì tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm dần từ 0,15% xuống 0,08%/tổng dư nợ. Nợ quá hạn giảmmạnh như vậy là do Chị nhánhNHCSXH chi nhánh Thành phố đã có những chỉ đạo tích cực trong công tác xử lý nợ xấu trên địa bàn, các phòng giao dịch của các quận huyện cũng đã tích cực củng cố chất lượng tổ TK&VV, phối hợp cùng các ban ngành các cấp để đôn đốc thu hồi nợ.

Trước năm 2017thì công tác xử lý nợ vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và dứt khoát, công tác củng cố chất lượng hoạt động của tổ TK&VV vẫn chưa được nâng cao, tổ TK&VV hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Dẫn tới việc bình xét cho vay vẫn mang tính hình thức, việc kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách sát sao, từ đó hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, gây ra phát sinh nợ quá hạn cao. Từ năm 2017 đến nay NHCSXH Chi nhánh Thành phố đã thực hiện kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV tại địa bàn các thôn, cụm dân cư, thành lập nhiều đoàn công tác để trực tiếp phối hợp và chỉ đạo các phòng giao dịch tại các quận, huyện trong việc xử lý đôn đốc và thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ khó đòi. Ngoài ra các phòng giao dịch tại các quận, huyện đã tích cực phối hợp với các chính quyền địa phương thực hiện thành lập các tổ thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi bao gồm các thành viên là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã,

chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đoàn thể câp xã, Mặt trận tổ quốc xã, Trưởng(phó) công an xã, cán bộ tư pháp xã, cán bộ văn hóa xã hội xã, cán bộ tín dụng NHCSXH quận, huyện theo dõi địa bàn. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và

một cách thường xuyên hơn để xử lý kịp thời. Những trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan được NHCSXH xử lý khoanh, xóa nợ theo đúng quy định.

Đối với các món vay lớn trên 50 triệu đồng thì công tác thẩm định, kiểm tra cũng được các PGD NHCSXH quận, huyện chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hơn. Công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay đối với những món vay này được kiểm tra thường xuyên, định kỳ đảm bảo việc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả từ đó giảm thiểu khả năng phát sinh nợ quá hạn.

Qua đó cho thấy hoạt động này đã và đang đi vào hoạt động ổn định, NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội tiếp tục có những phương hướng giải quyết nợ xấu trong những năm tiếp theo để tránh phát sinh nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu.

* Số lượng khách hàng được vay vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 63 - 64)