Những đề xuất và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng, sapa lào cai (Trang 90 - 105)

4 c củ ạ

3.3. Những đề xuất và kiến nghị

i với UBND t nh Lào Cai và Sở Vă ó thao và Du l ch

- UBND Tỉnh Lào Cai nên có chính sách đào tạo cán bộ quản lý giỏi b ng cách mời các giảng viên giỏi về Lào Cai tham gia đào tạo hoặc gửi cán bộ đi học ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa thành phố có nền du lịch phát triển mạnh trong nước, khu vực cũng

như trên thế giới để xây dựng hướng đi đúng đắn cho ngành du lịch Tỉnh Lào Cai.

- Đề nghị Sở xem xét tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trên một số tuyến điểm du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa: Quy hoạch và xây dựng các điểm quan sát, điểm dừng chân.

- Ủy ban nhân dân Tỉnh Lào Cai cũng cần có những chính sách thông thoáng trong cấp giấy phép đầu tư, đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế có tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển du lịch để thu hút các nhà đầu tư ngước ngoài vào đầu tư tại Sa Pa.

- Đề nghị Sở cần có chiến lược xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai và Sa Pa tới các thị trường trong nước và quốc tế.

i với UBND P ò Vă ó Thông tin huy n Sa Pa

- Đề nghị Phòng Văn hóa của huyện có những chính sách xúc tiến, quảng bá hình ảnh cho các cơ sở lưu trú của huyện để du khách có sự lựa chọn và các khách sạn có sự cạnh tranh lành mạnh.

- Uỷ ban nhân dân huyện có những dự án để kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài cho việc xây dựng thêm CSLT đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Uỷ ban nhân dân huyện có chế độ thưởng – phạt rõ ràng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường.

TIỂU ẾT CHƢƠNG 3

Chất lượng dịch vụ là vấn đề mà tất cả các khách sạn đều quan tâm bởi nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở những đánh giá về chất lượng dịch vụ của chương 2, trong chương 3 là những định hướng và giải pháp đưa ra nh m khắc phục các nhược điểm mà khách sạn Hàm Rồng còn mắc phải.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và nhiệm vụ của các nhà kinh doanh là phải biết nắm bắt được nhu cầu đó để có thể đưa ra sản phẩm vào một thời điểm hợp lý nhất. Sản phẩm dịch vụ đưa ra phải phong phú về chủng loại và đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng mới có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Định hướng phát triển cho khách sạn Hàm Rồng là xây dựng thương hiệu cho khách sạn trong thị trường du lịch Việt Nam và quốc tế. Phấn đấu để được dán nhãn Bông sen xanh cho cơ sở lưu trú và đầu tư, phát triển khách sạn Hàm Rồng thành khách sạn 3 sao vào năm 2020.

Giải pháp đưa ra cho khách sạn là: Nâng cấp toàn diện chất lượng của các dịch vụ cơ bản của khách sạn. Đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng từ dịch vụ lưu trú đến dịch vụ ẩm thực và các dịch vụ khác. Ngoài ra khách sạn cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các việc làm cụ thể như: Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải thiện phương pháp làm việc; cải thiện môi trường làm việc; hoàn thiện và bổ sung các dịch vụ khác trong khách sạn. Thực hiện những giải pháp này sẽ phần nào giúp khách sạn nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng mới.

Để ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng ngày một phát triển nhanh và bền vững hơn thì nhà nước và các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi thông qua các việc làm như: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, khuyến khích công tác giáo dục và đào tạo; xây dựng các văn bản quy hoạch quản lý về môi trường thiên nhiên cũng như môi trường văn hoá; thực hiện các văn bản pháp lý đưa ra nh m phát triển kinh doanh du lịch có hiệu quả; khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của ngành du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường khách du lịch. Nó giữ một vai trò rất quan trọng, là một yếu tố quyết định cho sự phát triển du lịch, của sự tồn tại và phát triển bền vững của sản phẩm du lịch.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành du lịch cũng ngày càng phát triển nhanh chóng. Đây là một ngành hiện đang thu hút khá nhiều nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước. Có thể nói, từ khi ra đời loại hình kinh doanh lưu trú đã phát triển khá nhanh. Từ những căn nhà nghỉ với những trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi qua đêm là chủ yếu. Cho đến nay, đã có sự phát triển nhanh chóng từ cơ sở vật chất cho đến các trang thiết bị trong phòng cùng các dịch vụ cung ứng sang trọng.

Để ngành kinh doanh khách sạn nói riêng và ngành du lịch nói chung dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi cả nhà nước và doanh nghiệp cần có sự đầu tư hợp lý. Riêng đối với bản thân các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo động lực cho sự phát triển bền vững và lâu dài sau này.

Chất lượng dịch vụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp khách sạn, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Khách sạn không có chất lượng dịch vụ tốt thì không thể tìm được vị trí của mình và không thể tồn tại bền vững. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu đối với khách sạn Hàm Rồng.

Tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn là không thể phủ nhận, tuy nhiên tùy vào tình hình cụ thể của khách sạn mà ta có những biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ khác nhau.

Luận văn đã làm rõ một số vấn đề về chất lượng các dịch vụ của khách sạn Hàm Rồng. Từ những thực trạng của khách sạn, luận văn đi sâu và làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại, đưa ra các giải pháp để ban giám đốc của khách sạn xem xét đánh giá và áp dụng trên con đường phát triển của mình. Khi nền kinh tế phát triển và với nhu cầu du lịch ngày càng tăng thì việc xây dựng hình ảnh của mỗi doanh nghiệp du lịch là hết sức quan trọng. Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, doanh nghiệp nào biết vận dụng các chính sách và có các chiến lược phù hợp thì doanh nghiệp đó thành công. Từ việc nghiên cứu các giải pháp giúp cho khách sạn có những định hướng đúng đắn trong tương lai, xây dựng và phát triển thành công thương hiệu khách sạn Hàm Rồng.

TÀI LIỆU THAM HẢO

1. Trịnh Xuân Dũng (2005). Quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb ĐHQG, Hà Nội 2. Vũ Cao Đàm (2009). Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb ĐHQG , Hà Nội 3. Nguyễn Trọng Đặng (1994), Quản trị nhà hàng khách sạn du lịch, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội

4. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2003), Quản trị doanh nghiệp khách sạn – du lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

6. Sơn Hồng Đức (1994), Du lịch và khách sạn, Viện Đại học Mở, Hà Nội 7. Denny G. Rutherford, Michael J. O‟ Fallon (2009), Quản lý và vận hành khách sạn, Nxb Lao động, Hà Nội

8. Hà Thanh Hải (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới: Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội

9. Phạm Xuân Hậu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn ở nước ta hiện nay: L TSKH Kinh tế, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 10. Phạm Xuân Hậu (2001).Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn - du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (2005), Giáo trình Kỹ năng khách sạn: Cách tiếp cận thực tế, Nxb Thanh niên, Hà Nội

12. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (2009), Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam: Quản lý khách sạn nhỏ, Hà Nội 13. Nguyễn Nguyên Hồng, Hà Văn Sự (1995), Bài giảng kinh tế doanh

nghiệp khách sạn du lịch, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội

14. Nguyễn Văn Hùng, Trương nh Luân (2012), Cẩm nang Thương mại điện tử, Nxb Thống Kê, Hà Nội

15. Mai Khôi (1993), Công nghệ đón tiếp trong khách sạn, Nxb Giáo dục, Hà Nội 16. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008). Quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội

17. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch,Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Luật du lịch (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

19. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

20. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch, 2013

21. Đào Xuân Tiên (1994). Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch ở các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trong điều kiện nền kinh tế thị trường: LAPTSKH Kinh tế, Nxb Hà Nội

22. Trần Đức Thanh (2008). Nhập môn khoa học du lịch, Nxb ĐHQG, Hà Nội

23. Tổng cục Du lịch (2008), TCVN 4391: 2008, Khách sạn Du lịch – Xếp hạng, Hà Nội, 2008

24. Tổng cục Du lịch (2010 - 2011), Non nước Việt Nam, Hà Nội, 2010 25. Từ điển Tiếng Việt (2004) Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

26. Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (1999), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: Cơ sở khoa học xác định tổ chức hệ thống khách sạn theo lãnh thổ, Hà Nội

Một số hình ảnh khách sạn Hàm Rồng

Toàn cảnh khách sạn Hàm Rồng

Quầy bar

Khu vườn Đào núi Hàm Rồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ tại khách sạn hàm rồng, sapa lào cai (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)