Các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo chính sách công nghệ sinh học thông qua phân tích tác động của chính sách tới sự phát triển của ngành công nghệ sinh học việt nam (Trang 100 - 104)

5. Cấu trúc luận văn

3.3. NGÔN TỪ TRẦN THUẬT

3.3.4. Các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị của tác phẩm chính là cách sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật của tác giả. Cũng một cảnh, một sự vật, hiện tượng nhưng mỗi nhà văn lại có cách nhìn khác nhau. Nếu chỉ đơn giản nhìn thấy cuộc sống như những gì nó vốn có thì đó không còn là văn mà văn là những gì đã được khúc xạ qua trái tim và trí tuệ của nghệ sĩ nên thấm đẫm xúc cảm và suy nghiệm. Vì thế, muốn diễn đạt cho sâu, cho hay và truyền cảm mà ngắn gọn, dễ hiểu, nhà văn thường phải dùng những biện pháp tu từ. Ký HPNT cũng sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau mà nổi bật là các biện pháp sau:

Biện pháp so sánh

Trước hết là không gian cuộc sống quen thuộc ở Huế, tất cả đều hiện nên với nét hồn muôn thuở của xứ sở nhưng không hề lặp lại nhờ những so sánh thú vị của tác giả. Nhà văn cảm nhận được sự yên tĩnh của thành phố Huế: “cũng giống như lòng mẹ, không có gì đồng nghĩa với sự yên nghỉ” [19, tr.383]; nhịp cầu Trường Tiền: “là dấu lặng trong âm nhạc, là chỗ dừng lại

giữa lòng, để nói nhiều hơn trong khoảng im và mở ra không gian của nội tâm. Nó chính là chất thơ của một cấu trúc bằng sắt thép” [18, tr.161]; và lặp lại nhiều hơn cả chính là vẻ đẹp của vườn An Hiên cùng dòng Hương thơ mộng... Vườn An Hiên nổi tiếng là nơi nhà văn nương hồn mình bốn mùa, tạm lánh chốn lao xao phố xá đời thường để vẽ những bức họa cây lá bằng tâm cảm và ngôn từ. Thế giới thiên nhiên ở đây được tác giả tỉ mỉ quan sát, cảm nhận với tấm lòng giao cảm tha thiết và tái hiện trên trang văn bằng những liên tưởng so sánh thật đa dạng! Qua vòm cổng của khu vườn có

“chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong giống như nụ cười nhếch của thời gian phảng phất giữa ngàn lá xanh biếc” [19, tr.375] sẽ bước vào một thế giới cỏ hoa mà “mùa nào cũng có những loài hoa đang nở, những trái cây đang chín, nhưng luôn toả sáng một thần thái yên tĩnh và khoáng đạt, giống như sự tự do nội tâm” [19, tr.315]. Mỗi cây trái trong vườn được tác giả cảm nhìn theo một hướng liên tưởng so sánh khác nhau: cây ngọc lan già “đồ sộ như một áng thơ dân gian” [19, tr.375]; cánh hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn “khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền” [19, tr.378]; đóa trà mi trắng trong và tinh “như một phiến ngọc bạch” [19, tr.378]; sắc vàng của hoa mai đột ngột hiện trong những khu vườn “lộng lẫy như màu áo hoàng hậu” [19, tr.786]; cành bàng trụi lá “giống những bàn tay gầy guộc khô khốc, đầu bàn tay hơi cong lên trong cử chỉ ngửa xin một chút gì của thời gian” [19, tr.790];... Đặc biệt, Sông Hương không chỉ là một dòng nước trong xanh xuôi chảy bình thường mà dưới ngòi bút so sánh tài hoa của HPNT, nó trở nên lung linh biến ảo. Cũng một dòng sông, một ngòi bút, một tâm hồn nhưng HPNT đã có những so sánh dưới nhiều góc nhìn khác nhau để sông Hương trở nên có hồn nét: Sông Hương có khi dữ dội, mãnh liệt cuộn xoáy như “một bản trường ca của rừng già” [19, tr.316], “như những cơn lốc” [19, tr.316], “như một cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, một tâm hồn tự do và trong sáng” [19, tr.316]; có khi nó nhẹ nhàng, dịu dàng “êm trôi

như một phiến ngọc” [24, tr.108], “mềm như tấm lụa” [19, tr.318], “uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó” [19, tr.317] và khi đã giáp ranh thành phố lại uốn cánh cung một đường cong mềm mại “như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” [19, tr.318], nó như “dải quai nón bằng lụa mềm” [19, tr.679] ôm lấy khuôn mặt của Kinh thành với điệu chảy lặng lờ qua thành phố như “điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế” [19, tr.319]; có khi sông Hương như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” [19, tr.320], “như hiện thân thành một cô gái thần tiên truyện cổ nào thùy mị” [19, tr.334], nhưng cũng có khi lại bình dị là: “một người con gái dịu dàng của đất nước” [19, tr.323]; ngoài ra, sông Hương còn được ví như “bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” [19, tr.317], “như một người biết sống giữ mình” [19, tr.674], có khi sông trầm mặc vẻ đẹp “như triết lý, như cổ thi” [19, tr.318], như “là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” [19, tr.323], và trong những chiều sương sa, dòng sông

“mịt mùng như cả con sông Ngân Hà đang xuống trần” [19, tr.678];..

Không chỉ sống bằng tất cả tình yêu và tâm hồn tha thiết với Huế nên mới cảm về Huế tinh tế đến vậy mà với giác quan rộng mở, lòng say đời, bước chân trên mọi nẻo đường, HPNT cũng thường nhìn sự vật, hiện tượng với những liên tưởng so sánh thú vị. Những so sánh xuất hiện liên tiếp trong các trang văn nhưng mỗi so sánh là một phát hiện, sáng tạo mới mẻ không lặp lại, ví như: Đồi sim bạt ngàn lật lá thay màu theo gió “lúng liếng như cái nhìn của cô thôn nữ đa tình” [24, tr.82]; những hàng hoa tường lan sau mưa: “ríu rít những bụi hoa hồng và trắng, trông trẻ dại như những niềm vui của trẻ con” [24, tr.78+79]; hoa đỗ quyên rừng “nở miên man như một cơn say nồng của núi non” [19, tr.734];…

Rất nhiều so sánh mới lạ và độc đáo trên trang văn HPNT cho ta thấy trí tuệ liên tưởng sâu rộng và trái tim tràn đầy xúc cảm của tác giả! So sánh

cái hữu hình với cái hữu hình đã là khó nhưng ký HPNT cũng không thiếu những so sánh lấy cái hữu hình để làm nổi bật cái vô hình hoặc ngược lại. Những so sánh đó hay và đẹp bởi nó khiến sự vật, hiện tượng trở nên có đường nét, hình khối, có tâm hồn, và lung linh, xao động hơn.

Biện pháp nhân hóa

Đối với nhiều người không mặn mà thường có một suy nghĩ sai lầm rằng ký nhất nhất phải là cái gương sao chụp hoàn toàn cuộc sống và thật đến độ khô khan. Nhưng, thử dạo qua những trang ký của HPNT, có khi ta được đắm mình vào một thế giới thật sống động bởi ở đó không chỉ có hiện thực cuộc sống mà còn là nghệ thuật với cái đẹp muôn màu. Đó chính là những cây cỏ, hoa lá, âm thanh,... có khi thật nhỏ bé, bình dị ngay quanh chúng ta, nhưng dường như khi đi qua ánh nhìn và tâm hồn nhà văn, nó trở nên có hồn hơn, sống động và linh diệu hơn nhờ biện pháp nhân hóa độc đáo.

Như trên ta đã thấy biện pháp so sánh chứng tỏ HPNT nhìn dòng Hương Giang như một con người có tâm hồn, thì ở đây, qua biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn đó: sông cũng có “bản chất”, có “phần tâm hồn sâu thẳm”; cũng biết “vui tươi”, “mơ màng”, biết "yêu", biết “nhớ” và “ngập ngừng”, “vấn vương”, “lưu luyến”, “lẳng lơ”; rồi khi Tổ quốc lâm nguy, sông “tự hiến đời mình làm một chiến công” và “chiến đấu oanh liệt"...

Là người yêu thiên nhiên, có thể đối thoại với thiên nhiên bằng tâm cảm nên HPNT luôn cảm thấy thiên nhiên cỏ cây cũng chính là những con người và nhà văn dùng những ngôn ngữ nhân cách hoá khiến chúng trở nên sống động như con người: “phong cách của hoa súng” [19, tr.392], “hoa lê sợ sự thừa thãi” [19, tr.382], “nét đam mê của hoa hồng, nét lẳng lơ của hoa lê” [19, tr.788]; “cây bàng nghịch ngợm” [19, tr.790]; “cây xà cừ lực lưỡng rắn rỏi (...) vẻ trung niên bền bỉ, không hồi hộp, không chờ đợi. Nó lầm lỳ, không để ý tới ai, nên cũng không khiến ai chú ý tới nó” [19, tr.792];...

Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Là nhà văn cũng là nhà thơ, nhà báo, HPNT không chỉ có ưu thế của việc quan sát thu nhận thông tin mà còn đặc biệt nhạy cảm với những gì tinh tế, vi diệu trong cuộc sống. Có những điều tưởng như vô hình vô ảnh nhưng nhà văn đã lắng nghe chúng bằng trái tim cảm giác, trí tuệ sắc bén của mình. Vì thế, ta thường gặp biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trên trang văn của ông như: "nghe chất phù sa ướt nhão ấy rung động bồi hồi ” [19, tr.110]; "nhìn thấy được hơi thở của đất" [19, tr.225]; “hương đất nồng nàn tưởng như nhìn mà thấy được” [19, tr.334]; “nghe một mùi đất thơm (...) xao xuyến như da thịt, sâu thẳm như thời gian” [19, tr.334]; "nghe mùi hương Tình hoa quanh quất trong tâm tưởng" [t2, tr.698]; hay âm thanh lại được cảm nhận bằng thị giác như tiếng đàn tranh ngân dài “nằm vắt vẻo trên cành lá” [24, tr.92]; tiếng chuông thánh thu không của những ngôi chùa cổ ở Huế: “rơi thánh thót giống như cơn mưa thiền nối tiếp nhau tròn một vòng rồi quay trở lại” [19, tr.679]; “tiếng chim trong ngần, miên man như cơn mưa” [19, tr.340];...

Đó là những chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, nghệ thuật, khiến hương vị, âm thanh,... trở nên hữu hình! Vì thế, trang văn HPNT dường như cũng xao động, chuyển mình và nhẹ nhàng, phập phồng nhịp thở cuộc sống.

So sánh, nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên tính nghệ thuật cho trang ký HPNT. Nó khiến những trang văn trở nên sinh động, gần gũi, lôi cuốn người đọc.

3.4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG VĂN XUÔI HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo chính sách công nghệ sinh học thông qua phân tích tác động của chính sách tới sự phát triển của ngành công nghệ sinh học việt nam (Trang 100 - 104)