Tích cực học tập, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 66 - 68)

cao đẳng Nam Định Các khuynh hướng Thể hiện Thể hiện chưa rõ Chưa thấy

thể hiện Không biết

SL % SL % SL % SL %

1. Tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

269 53,8 139 27,8 65 13 0 0

2. Tích cực học tập, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

297 59,4 131 26,2 72 14,4 0 0

Theo kết quả điểu tra với 500 phiếu hỏi cho thấy sự tích cực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là chưa cao, trong khi đây là lực lượng có tri thức, thường xuyên được tiếp cận với các vấn đề trên qua chương trình học ở các cấp học, bậc học và các kênh thông tin khác.

Để tìm hiểu thực trạng giác ngộ lý tưởng cách mạng và mức độ tham gia các hoạt động chính trị của sinh viên cần phải tìm hiểu thông qua việc trả lời câu hỏi: Theo bạn trong sinh viên những hiện tượng dưới đây đang thể hiện ở mức độ nào?

Bảng 2.4: Thực trạng giác ngộ lý tưởng cách mạng của sinh viên cao đẳng Nam Định

Hiện tượng Phổ biến

Bình thường

Không phổ

biến Không biết

SL % SL % SL % SL %

Giác ngộ lý tưởng cách mạng

chưa cao 61 12,2 325 65 111 22,2 3 0,6 Không tích cực tham gia các

hoạt động chính trị 153 30,6 255 51 121 24,2 1 0,2

Với kết quả ở bảng số liệu 2.4. cho thấy, phần lớn sinh viên không quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị. Sự lựa chọn chủ yếu tập trung vào mức độ bình thường.

Trong mỗi sinh viên những ưu điểm, khuyết điểm tốt xấu đang song hành, tuy nhiên cái tốt, cái tích cực của người Việt Nam như: lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc vẫn mãi trong tiềm thức của mỗi người. Đối với mỗi sinh viên điều đó được thể hiện qua những ước mơ, hoài bão, bằng sự chủ động sáng tạo trong học tập, thực hành, nghiên cứu khoa học với 85% sinh viên được hỏi thể hiện cần “Quyết tâm vươn lên tự lập thân, lập nghiệp”. Một thực tế hiện nay cho thấy, trong quá trình học tập, do chi phí học hành quá lớn nhiều bạn sinh viên đã thực hiện phương châm “vừa học, vừa làm”, như làm gia sư, tiếp thị, xây dựng, mở các trung tâm vi tính, ngoại ngữ, viết báo… để đỡ cho gia đình một phần chi phí học hành của bản thân. Điều đáng quý là, bản thân họ không mặc cảm, không phân biệt sang, hèn, họ có thể làm đủ mọi thứ nghề từ lao động chân tay đến lao động trí óc miễn là có nguồn thu nhập chính đáng và họ tự thấy trưởng thành hơn lên trong cuộc sống. Việc sinh viên làm thêm để học thêm kỹ năng sống, để thành thạo thực sự một nghề và biết nhiều nghề - yếu tố này cần được cổ vũ và khích lệ. Khi được hỏi “Bạn có suy nghĩ gì khi thấy nước Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu so với các nước trong khu vực và tỉnh Nam Định vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế - khoa học kỹ thuật?”. Với kết quả trả lời câu hỏi, có thể thấy phần

lớn sinh viên không chỉ lo cho - “thương hiệu bản thân” mà bản thân chính họ đã có cái nhìn bao quát hơn khi xây dựng vị thế của cộng đồng - “thương hiệu tập thể”. Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang hòa mình vào xu thế chung của thế giới thì mỗi người Việt Nam nói chung và mỗi sinh viên nói riêng không chỉ lo nghĩ cho cá nhân mà bản thân họ còn lo nghĩ đến xã hội, đến tương lai của đất nước. Có thể nhận thấy, thái độ và ý thức chính trị của sinh viên ngày càng được nâng lên theo hướng tích cực và lạc quan cùng với tình hình chính trị trong tỉnh, trong nước và thế giới. Đối với sinh viên, khi được hỏi “Bạn có cảm giác gì khi nghe thấy các nguy cơ rất dễ xảy ra trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của đất nước”kết quả thu về như sau:

Bảng 2.5: Ảnh hưởng của các nguy cơ đối với sinh viên cao đẳng Nam Định Các nguy cơ Lo sợ Không quan tâm Chỉ là nguy cơ nhỏ, nước ta sẽ vượt qua SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)