Mô hình Lý thuyết nhận thức phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh người cảnh sát giao thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Sơ đồ 1 1 Mô hình truyền thông của Claude Shannon

Sơ đồ 1.2 Mô hình Lý thuyết nhận thức phụ thuộc

XÃ HỘI (SOCIETY) CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG (MEDIA) CÔNG CHÚNG (AUDIENCE) HIỆU QUẢ (EFFECTS)

Trong đó:

- Xã hội (Society): Các biến đổi về độ ổn định cấu trúc

- Các phƣơng tiện truyền thông (Media): Các biến đổi về số lượng và sự tập trung của chức năng thông tin

- Côngchúng(Audience):Các biến đổi về mức độ phụ thuộc vào thông tin của các phương tiện truyền thông

- Hiệu quả (Effects): Nhận thức, tác động, hành vi

Lý thuyết chỉ ra sự phụ thuộc của con người vào các nguồn tin xã hội (society) mà họ tiếp nhận được và đặc biệt là thông tin từ các phương tiện truyền thông (media). Đó là những thông tin chủ yếu để cung cấp nhận thức (cognitive) cho công chúng, làm thay đổi họ (affective) và khiến họ có hành vi (behavioral) mới phù hợp. Hiện trạng truyền thông Internet nói chung, truyền thông BĐT hiện nay nói riêng đang ngày càng chiếm ưu thế trong việc cung cấp thông tin cho công chúng. Thông tin trên các loại công cụ này ngày càng có tác động mạnh hơn và rộng hơn đến công chúng - đó là một trách nhiệm rất cao, một loại đặc quyền - trách nhiệm thay đổi nhận thức tích cực cho công chúng, chứ không phải đặc quyền “dắt mũi” công chúng, bóp méo nhận thức của côngchúng.

Ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu và đánh giá sự tác động của loại hình BĐT vào nhận thức của công chúng khi tiếp nhận các thông tin về hình ảnh người CSGT. Qúa trình nhận thức, sự tiếp nhận (chủ động hay thụ động), mức độ quan tâm và bày tỏ năng lực đánh giá, phản biện của công chúng đối với các thông tin về hình ảnh người CSGT trên BĐT như thế nào?

1.2.3. Lý thuyết Thiết lập chƣơng trình nghị sự

Năm 1972, lý thuyết về chức năng “Thiết lập chương trình nghị sự” được Max McCombs và Donald Shaw đề xướng trong nghiên cứu về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968.

Nội dung cốt lõi của học thuyết chính là việc giới truyền thông làm nổi bật những khía cạnh của sự kiện, từ đó tạo ra nhận thức và mối quan tâm cho công chúng. Học thuyết này dựa trên nền tảng:

- Thứ nhất, báo chí và các phương tiện truyền thông không thực sự phản ánh toàn bộ những gì xảy ra trong thực tế mà họ phản ánh chúng một cách có chọn lọc.

- Thứ hai, các phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng tập trung vào một số vấn đề, dẫn dắt công chúng và làm cho họ cảm nhận một số vấn đề quan trọng hơn những vấn đề khác.

Các tác giả cho rằng, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể thu hút sự chú ý của công chúng vào một số vấn đề thời sự nhất định. Giả thuyết của họ là có một mối liên hệ tương quan chặt chẽ giữa thứ tự ưu tiên của các sự kiện được trình bày bởi các phương tiện truyền thông, với thứ tự ưu tiên quan tâm tới những sự kiện đó nơi công chúng và kể cả nơi các nhà làm chính trị.

- Thông qua việc lựa chọn và đưa thông tin hằng ngày, những người làm truyền thông có thể định hướng sự chú ý của công chúng và tác động lên nhận thức của họ về vấn đề gì là quan trọng nhất và vấn đề nào quan trọng hơn vấn đề nào.

- Giả thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” về sau được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng nhằm đo lường khả năng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đối với tâm tư và suy nghĩ của người dân về các vấn đề khác nhau trong xã hội. Các phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng không những thu hút được sự quan tâm của người dân mà có thể huy động công luận tập trung và những vấn đề thời sự. Ở đây cần lưu ý, ý kiến, quan điểm của người dân đối với một vấn đề nào đó có thể không thay đổi nhưng vấn đề đó có thể trở thành một đề tài thời sự quan trọng đối với họ do tác động của truyền thông đại chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh người cảnh sát giao thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)