I.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU doc (Trang 31 - 49)

- Chi sự nghiệp năm trước 161 Chi sự nghiệp năm nay

I.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ

NGHỆ

1.Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh

vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đương đầu với hàng loạt đối thủ cạnh tranh. Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng phải tự hạch toán kinh doanh nên Công ty đã tận dụng tối đa mọi cơ hội kinh doanh để tìm được

nguồn đơn đặt hàng cho mình. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty đang có sự

cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Thị trường đầu ra lúc này như là mảnh đất đầy dinh dưỡng nuôi sống cả tập thể công nhân viên

trong công ty, có được thị trường hay không, có nhiều hay ít thị trường sẽ

quyết định đến sự tồn tại, hay diệt vong của mình. Do đó, mở rộng thị trường là điều kiện tất yếu để công ty tồn tại và phát triển.

Đến nay, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã có mặt ở trên 30 quốc gia tới các vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong lĩnh vực kinh doanh của

mình, công ty đã thực hiện tốt các đơn đặt hàng đảm bảo chất lượng hàng cho nhà phân phối, tạo lòng tin cho khách hàng để ổn định và tiếp tục phát triển

khu vực bạn hàng của Công ty. Quy mô mặt hàng xuất khẩu tuy chưa lớn nhưng đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty hàng ngàn USD, đóng góp

vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm, duy trì và nâng cao dần thu

nhập cho cán bộ nhân viên và công nhân lao động trực tiếp tại phân xưởng.

Kết quả kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty theo

Đơn vị : 1000 USD

Khu vực Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Bắc Mỹ EU Nhật Bản Đông nam Á Trung Nam Mỹ Thị trường Nga Thị trường khác 3008,47 4037,6 4013,89 2054 5075 2071,4 1511,5 10578 24570 10764,5 4578 10101,4 57363 2014,7 15073 38048 17576 7786 7875,7 8197,3 2517,6 27750 48076 30015 10015,7 7877,9 15371,4 3001,5 Tổng 19792,37 68342,6 97055,6 142.107,5

(Nguồn : Phòng kinh doanh Xuất Nhập khẩu)

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của Công ty

trong những năm gần đây liên tục tăng, đặc biệt là có sự tăng trưởng mạnh vào năm 2002. Đó là một tín hiệu đáng khả quan đối với cả tập thể cán bộ

công nhân viên của Công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

Bảng trên cũng cho ta thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường Bắc Mỹ, Nhật Bản và EU. Hiện nay, thị trường Nhật Bản là một

trong những thị trường có nhu cầu lớn nhất về nhiều loại hàng thủ công mỹ

nghệ cũng như các sản phẩm khác mà Công ty xuất khẩu như sản phẩm Gương, Hàng Đồ chơi, Hàng Sắt. Bên cạnh đó là một số thị trường mới nổi lên như thị trường Đông Nam á với hơn 500 triệu dân đang là một trong

những hướng phát triển chủ đạo của Công ty trong thời gian tới.

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn của rất nhiều sản

phẩm chủ lực của Việt Nam như sản phẩm dệt may, hàng da dày, hàng thủ

công mỹ nghệ,…với những ưu thế hơn hẳn so với các thị trường tiêu thụ khác

trên thế giới như mức cầu lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, EU là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Châu Âu, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng đã đầu tư cơ

hàng, tiếp thị, đặt những trụ sở giao dịch, các văn phòng đại diện, đồng thời

Công ty cũng thường xuyên tham gia những Hội trợ triển lãm, trưng bày

những Showroom tại các trung tâm Thương mại lớn như London, Paris,

Berlin,…Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong những năm qua liên tục tăng, từ 4037,6 nghìn USD năm 1999 lên tới 48.076 nghìn USD năm

2002. Dự kiến trong tương lai kim ngạch xuất khẩu vào EU vẫn tiếp tục tăng.

Hiện nay, EU đang là một trong những thị trường chủ đạo của Công ty. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của khu vực này là Pháp và Đức.

Tỷ trọng thị phần của một số thị trường chủ yếu của Công ty

Đơn vị tính : %

Khu vực Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Bắc Mỹ EU Nhật Bản Đông Nam á Trung Nam Mỹ Thị trường Nga Thị trường khác 15,2 20,4 20,28 10,38 15,64 10,46 7,64 15,48 35,95 15,75 6,7 14,78 8,39 2,95 15,53 39,2 18,12 8,02 8,11 8,45 2,59 19,53 33,83 21,12 7,05 5,54 10,82 2,11 Tổng 100 100 100 100

Thị trường xuất khẩu của Công ty phân bố không đều, tập trung vào một

số thị trường chính như Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản, trong đó chủ yếu là thị trường EU luôn luôn chiếm ưu thế hơn hẳn so với các thị trường khác chiếm 20,4% năm 1999 sau đó tăng mạnh vào năm 2000 và năm 2001 với 39,2%

doanh thu từ xuất khẩu của Công ty. Sau một thời gian tăng trưởng mạnh thị trường này đang có xu hướng suy giảm, từ 39,2% năm 2001 xuống còn 33,83% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2002.

Thị trường Nhật Bản cũng là một trong những thị trường chính của Công ty,

với phong tục Phương Đông truyền thống, cũng giống như người Việt Nam

hàng Gốm Sứ và đồ gố. Đó đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của

Công ty. Họ có sở thích tặng nhau những món quà làm bằng đồ Gốm Sứ với

những hoạ tiết mang tính nghệ thuật cao mang biểu tượng của tình yêu, tình bạn. Nắm bắt được phong cách sống cũng như tâm lý của người Nhật với

truyền thống dân tộc bất khuất, Công ty đã xuất khẩu sang thị trường này những sản phẩm có biểu tượng của đất nước họ như hình con chuồn chuồn và khóm khoai, hình tượng võ sỹ đạo,…là những sản phẩm rất được người Nhật ưa thích và đánh giá cao. Do vậy, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang

thị trường này rất thuận lợi và Nhật Bản luôn là một thị trường có thị phần lớn

của Công ty với doanh thu và quy mô các mặt hàng xuất khẩu liên tục tăng.

Mặc dù có suy giảm trong năm 2001 từ 28,28% xuống còn 15,75% tổng kim

ngạch xuất khẩu nhưng đã khôi phục trở lại vào năm 2002 chiếm 21,12% tổng kim ngạch xuất khẩu .

Trong những năm qua Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng mới

chỉ xuất khẩu được một lượng khá nhỏ vào thị trường Đông Nam Á, mức cao

nhất là 10,38% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sau đó giảm dần vào các năm

sau. Hiện nay, con số này là 7,05% tổng giá trị kim ngach xuất khẩu, một con

số khá khiêm tốn với một thị trường hơn 500 triệu dân trong khu vực. Một

phần là do tại các nước này có các đặc điểm tương đồng với Việt Nam về điều

kiện tự nhiên, phong tục tập quán có sự giao thoa mang đậm phong cách Phương Đông. Cho nên, phần lớn các nước trong khu vực này cũng tự mình sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với chất liệu bằng Gốm, Sứ đáp ứng

nhu cầu của nước đó, không những thế mặt hàng này còn được xuất khẩu ra nước ngoài trên các thị trường mà Công ty đang tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì vậy, sản phẩm của họ cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm của Công

ty trên một số thị trường chủ yếu. Tuy vậy, sản phẩm của Việt Nam vẫn được khách hàng ưa chuộng trên thế giới thậm chí ta còn cạnh tranh quyết liệt và chiến thắng ngay tại "sân khách". Có được những kết quả đó là so sản phẩm

tộc như bộ bàn ghế mây, chiêc nón bài thơ,…mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất

sang thị trường này chủ yếu là đồ trang trí nội thất, hàng sắt, hàng đồ chơi, vật

dụng gia đình, gương gỗ.

Trung- Nam Mỹ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn của Công ty trong

những năm 1999, 2000 với kim ngạch xuất khẩu năm 1999 là 5075 nghìn USD chiếm 15,64% sau đó tăng lên 10101,4 nghìn USD chiếm 14,78% tổng

giá trị kim ngạch xuất khẩu.Công ty xuất khẩu sang 3 thị trường chính là

Achentina, Braxin, Chilê. Trong 2 năm trở lại đây tỷ trọng kim ngạch xuất

khẩu sang thị trường này đã bị suy giảm chỉ chiếm 8,11% năm 2001 và 5,54%

tỷ trọng năm 2002. Từ năm 2001 do kinh tế Achentina rơi vào tình trạng

khủng hoảng, nên xuất khẩu sang thị trường này giảm đi rõ rệt, thị trường

Braxin và Chilê cũng gặp không ít khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu sang

khu vực thị trường này giảm đi rõ rệt. Từ sự khó khăn trên, Công ty đã phải

tích cực tìm kiếm cơ hội mở rộng sang các thị trường và khu vực thị trường

khác. Với sự nỗ lực của Công ty, trong thời gian ngắn, Công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới như thị trường Trung Đông, đẩy

mạnh xuất khẩu vào thị trường EU để có thể chuyển khu vực thị trường theo hướng phù hợp hơn.

Đối với thị trường Nga và các nước SNG, sau hơn 10 kể từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã, những điều kiện ưu đãi trước kia không còn nữa, mối

quan hệ kinh doanh với khu vực này ngày càng trở lên khó khăn hơn, kim

ngạch xuất khẩu từ 2017,4 nghìn USD chiếm 10,46% năm 1999 tăng lên 5736 nghìn USD nhưng chỉ chiếm 8,39% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Với

sự cố gắng để duy trì và phát triển một thị trường truyền thống, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng đã nỗ lực rất nhiều để tăng dần giá trị kim

ngạch xuất khẩu cũng như tăng dần tỷ trọng của thị trường này lên, đến năm

2002 kết quả thật đáng khích lệ cho tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty với 15.371,4 nghìn USD chiếm 10,82% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

luôn duy trì lượng đơn đặt hàng thường xuyên, mặt hàng xuất khẩu mạnh sang

khu vực là mây tre, thảm, Gốm Sứ và hàng Đồ chơi.

Đặc điểm của khu vực thị trường này là yêu cầu cao về kỹ thuật, mẫu

mã không quá cầu kỳ nhưng đẹp mắt và gây ấn tượng nên trước đây lượng

hàng xuất khẩu sang thị trường này là rất lớn. Thị phần hàng thủ công mỹ

nghệ của hàng Việt Nam nói chung và hàng của Công ty nói riêng bị mất đi là do sản phẩm của ta bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của Trung Quốc và

các nước trong khu vực như Malaysia, Indonexia, Philippin,…Để khắc phục

những khó khăn trên và giành lợi thế trong cạnh tranh, Công ty đã đầu tư xây

dựng và mở rộng một mạng lưới kho tàng, các cửa hàng và nhiều quầy bán

buôn, bán lẻ trên khắp thị trường Nga và các nước SNG, cử đại diện của Việt Nam sang và thuê thêm lao động của nước sở tại phục vụ. Mạng lưới này hoạt động khá hiệu quả và đã đem lại những kết quả đáng mừng, thể hiện ở tỷ

trọng thị phần đang được ổn định chiếm 10,82% tổng giá trị kim ngạch xuất

khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Công ty vẫn chưa bám sát được những thay đổi,

thị hiếu trên thị trường này, thiếu những mẫu mã mới và những mặt hàng có chất lượng nên đã để rớt mất mảng lớn trên thị trường này. Mặc dù vậy, đây

cũng là khu vực thị trường có nhu cầu lớn, tiêu thụ được cả những mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới. Do đó, Công ty cần có sự quan tâm đúng mức

và có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của thị trường, khai thác thị trường

với đúng quy mô và tiềm năng sẵn có của nó, tạo ra những sản phẩm mẫu mã mới, chất lượng cao, giá cả và phương thức thanh toán phù hợp hơn nữa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường này.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác của Công ty cũng đã có sự điều chỉnh nhất định, từ 7,64% tỷ trọng năm 1999 xuống còn 2,95% năm 2000 và đến năm 2002 con số này là 2,11% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đây phần lớn là những thị trường nhỏ lẻ, không được đầu tư nhiều về mạng lưới kênh phân phối nên Công ty không coi đây là thị trường chủ lực. Tuy

vậy, Công ty cũng không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào để có được những đơn đặt hàng hấp dẫn.

2.Thực trạng xuất khẩu qua một số năm gần đây

2.1. Quy mô của sản phẩm xuất khẩu

Trong thị trường cạnh tranh quốc tế, dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực

nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đương đầu với hàng loạt đối thủ cạnh tranh,

nên thị phần, lợi nhuận của Công ty luôn luôn có nguy cơ bị san sẻ. Để hạn

chế được áp lực cạnh tranh và có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh Công ty

luôn phải tìm cách tận dụng những lợi thế sẵn có của mình, hạn chế đến mức

tối đa những khó khăn của Công ty, luôn có kế hoạch kinh doanh các sản

phẩm phù hợp với nhu cầu, đồng thời cũng đa dạng hoá sản phẩm tránh tập

trung cao vào một số mặt hàng dẫn đến rủi ro trong xuất khẩu. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty

Đơn vị tính : nghìn USD

Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hàng Đồ chơi Hàng thủ công mỹ nghệ Mây tre Gốm sứ Gỗ mỹ nghệ Sắt mỹ nghệ Hàng tạp phẩm 6392,94 5423,11 1048,9 1280,57 2456,23 1496,3 1694,23 17.543,55 20.851,33 4.114,22 5.945,8 7.367,3 6.607,3 6.663,4 27.214,39 30.174,59 7.347,11 8.414,72 9.851,14 9.006,76 5.046,89 38.383,24 48.558,13 9.336,46 7.744,86 13.741,79 14.864,44 9.478,57 Tổng 19.792,37 68.342,6 97.055,6 142.107,5

( Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh: Phòng Kế toán )

Từ khi thành lập cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là mặt hàng chủ lực mà Công ty tiến hành xuất khẩu. Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xúc tiến xuất khẩu, thẩm

định giá cả, cải tiến mẫu hàng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng,

Công ty đã có những khách hàng truyền thống trong lĩnh vực này nên việc trị

giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu liên tục tăng từ 5.423,11 nghìn USD

năm 1999 lên 20.851,33 nghìn USD năm 2000 đặc biệt là vào năm 2002 với

trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là 48.558,13 nghìn USD.

Sau hàng thủ công mỹ nghệ thì hàng Đồ chơi chiếm trị giá khá lớn trong

tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ 6.392,94 nghìn USD năm 1999 lên 17.543,55

nghìn USD năm 2000 tăng 11.150,61 nghìn USD. Đến năm 2001 trị giá hàng

Đồ chơi trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 27.214,39 nghìn USD và

năm gần đây nhất con số này là 38.383,24 nghìn USD. Tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu so với tổng số

Đơn vị tính : %

Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Hàng Đồ chơi Hàng thủ công mỹ nghệ Mây tre Gốm sứ Gỗ mỹ nghệ Sắt mỹ nghệ Hàng tạp phẩm 32,3 27,4 5,3 6,47 12,41 7,56 8,56 25,67 30,51 6,02 8,7 10,78 8,79 9,75 28,04 31,09 7,57 8,67 10,15 9,28 5,2 27,01 34,17 6,57 5,45 9,67 10,46 6,67 Tổng 100 100 100 100

(Nguồn : Phân xưởng sản xuất)

Qua bảng trên ta thấy, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng

Đồ chơi và hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 tỷ trọng hàng Đồ chơi xuất

khẩu là 32,3% so với tổng số sau đó đến hàng thủ công mỹ nghệ chiếm

27,4%, hàng mây tre chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ là 5,3%, đồ Gỗ mỹ

nghệ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là 12,41%, hàng Đồ chơi của

Công ty rất phong phú về chủng loại và mẫu mã, kiểu dáng đẹp, nên được tiêu thụ với một số lượng lớn ở nước ngoài. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công

hình tượng về đất nước, con người, mang bản sắc văn hoá dân tộc sâu sắc phù

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU doc (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)