Chủ trương chung của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương và sự chỉ đạo của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 51 - 80)

7. Bố cục luận văn

2.1.1.Chủ trương chung của Đảng

2.1. Chủ trương chung của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh VĩnhPhúc

2.1.1.Chủ trương chung của Đảng

Kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2011, Đại hội Đại biểu lần thứ XI của Đảng đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015; tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2001 - 2010, xác định chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; tổng kết, bổ xung và phát triển cƣơng lĩnh năm 1991.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con ngƣời, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lƣợng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dƣơng các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa. Bảo đảm quyền đƣợc thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phƣơng tiện

thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [36, tr. 75-76].

Đại hội thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020. Trong đó Đảng khẳng định quan điểm “Tăng trƣởng kinh tế kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân” [36, tr. 90 - 91]. Trong chiến lƣợc, Đảng ta đề ra mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cƣơng, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; vị thế của Việt nam trên trƣờng quốc tế tiếp tục đƣợc nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [36, tr. 103]. Mục tiêu chủ yếu về văn hóa là: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con ngƣời phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật” [36, tr. 105].

Đại hội đã xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển đất nƣớc giai đoạn 2011 - 2015. Trong nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015, Đảng khẳng định: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [36, tr. 189]. Trong chăm lo phát triển văn hóa Đảng nhấn mạnh: “Đƣa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cƣ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị của văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống, đƣợc thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng và từng con ngƣời, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dƣỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội; ngăn chặn đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, cờ bạc…

Sớm có chiến lƣợc quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống của văn hóa, con ngƣời Việt Nam, nuôi dƣỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng giá trị chung của con ngƣời Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tƣ xây dựng một số công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nƣớc. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hƣởng thụ văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn” [36, tr. 222-223].

Có thể nói, đến Đại hội XI, các quan điểm về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đƣợc Đảng tiếp tục bổ xung, phát triển. Đây chính là cơ sở lý luận để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng vào công tác xây dựng đời sống văn hóa trong tỉnh.

2.1.2. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến năm 2015.

Sau 25 năm đất nƣớc đổi mới và 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của lạm phát, khủng hoảng tài chính, thiên tai dịch bệnh… nhƣng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã đoàn kết một lòng, cùng nhau nỗ lực phấn đấu và đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tháng 10/2010 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV diễn ra. Đại hội tổng kết, kiểm điểm, đánh giá một cách sâu sắc toàn diện nhiệm kì 2005 - 2010, làm rõ những mặt đã làm đƣợc, những mặt chƣa làm đƣợc, những hạn chế yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xác định những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu có tính đột phá để đƣa tỉnh Vĩnh Phúc tiến nhanh và bền vững trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội nêu rõ phƣơng hƣớng, mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ 2010 - 2015: “Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao theo hƣớng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lƣợng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; tăng cƣờng củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội để tập trung phát triển kinh tế. Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; tiếp tục đổi mới phƣơng thức hoạt động, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, cùng hƣớng tới mục tiêu vì sự nghiệp phát triển của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” [6, tr. 1]

Ngày 13/10/2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 2892/QĐ- UBND về Phê duyệt đề án “ Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015 định hƣớng 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, theo đó đề ra mục tiêu tổng quát là “Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hoá của ngƣời dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để ngƣời dân ở nông thôn nâng cao mức hƣởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hoá; nâng cao chất lƣợng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hoá nông thôn mới; xây dựng con ngƣời, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trƣờng văn hoá nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, tạo động lực phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” [73, tr.1].

Quyết định cũng chỉ ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển văn hóa, báo chí, phát thanh, truyền hình và thể dục thể thao của tỉnh đến năm 2015, xây dựng và hoàn thành 80% thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh; 80% sân vận động, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao cấp huyện; 50% xã, thị trấn có nhà văn hóa, sân vận động đủ tiêu chuẩn theo quy định; 80% xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến năm 2015, đạt 80% số hộ gia đình, 65% số làng bản, tổ dân phố; 80% cơ quan, đơn vị, trƣờng học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Chú trọng công tác nghiên cứu, sƣu tầm, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số [ 104, tr.2].

Nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản. Hiện đại hóa hệ thống kỹ thuật, công nghệ phát thanh truyền hình và tăng cƣờng thời lƣợng, chất lƣợng phát thanh, truyền hình.

Tháng 10/2011, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đề ra kế hoạch số 28/KH-VHTTDL về Triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới , lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 là: Nâng cao chất lƣợng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào phát triển bền vững, có sức lan tỏa sâu rộng; các cấp các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực hƣởng ứng tham gia phong trào đạt hiệu quả cao.

Tuyên truyền vận động 100% các hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, phấn đấu có 80% trở lên số hộ giữ vững và phát huy danh hiệu gia đình văn hóa.

Tuyên truyền vận động 100% làng, bản, tổ dân phố cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa. Trong đó phấn đấu có 65% trở lên số làng, bản, tổ dân phố, giữ vững và phát huy danh hiệu làng, bản, tổ dân phố văn hóa, trên 80% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa.

Phấn đấu có trên 80% số làng, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, 60% số xã phƣờng, thị trấn có nhà văn hóa và khu vui chơi thể thao, trong đó có 40% nhà

văn hóa, khu vui chơi thể thao đạt tiêu chuẩn, điểm mô hình xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

Phấn đấu 30% trở lên ngƣời dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và luyện tập thể thao thƣờng xuyên; 22% số hộ gia đình đạt gia đình thể thao[73, tr. 3].

Kế hoạch 28/KH-VHTTDL cũng vạch rõ nội dung, biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lƣợng của phong trào, trong đó nhấn mạnh bốn biện pháp chủ yếu là: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào; Chú trọng nâng cao đầu tƣ các thiết chế văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao các cấp và thực hiện chính sách xã hội hóa văn hóa; Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra giám sát và đẩy mạnh công tác thi đua khen thƣởng; Tổng kết thi đua, khen thƣởng, nhân rộng các điển hình trong các phong trào.

Nhằm tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt để tránh sự chồng chéo, đảm bảo thống nhất trong quá trình chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh, ngày 14/5/2013 Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 384/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban vận động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”.

Ngày 14/5/2013, UBND tỉnh ra Quyết định số 1191/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc” . Ban chỉ đạo “Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh ra Hƣớng dẫn số 27/HD-BCĐ ngày 07/5/2015 về việc Hƣớng dẫn Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xết và công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; điều chỉnh, bổ xung nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí xét công nhận danh hiệu “Khu dân cƣ văn hóa” và “Phƣờng, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Tháng 6/2013, Tỉnh ủy tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tỉnh ủy xác định 7 nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5(Khóa VIII) trong thời gian tiếp theo trên địa bàn tỉnh là: Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành và các tầng lớp nhân dân; Quán triệt sâu sắc các nội dung chỉ đạo, định hƣớng của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa; Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gắn mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, điều tra sƣu tầm văn hóa dân gian các dân tộc, ƣu tiên đầu tƣ, tu bổ phục hồi, tôn tạo, cải thiện môi trƣờng cảnh quan và khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa phục vụ cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; Tiếp tục nâng cao chất lƣợng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bổ xung các nội dung phù hợp trong giai đoạn cách mạng hiện nay; Tăng cƣờng nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc và xã hội hóa việc xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc; Đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.

Thực hiện mục tiêu: xây dựng, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc giàu bản sắc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, ngày 03/10/2014 Tỉnh ủy ra Chƣơng trình hành động số 27-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW, ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc. Chƣơng trình hành động số 27-CTr/TU nêu ra mục tiêu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ trương và sự chỉ đạo của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 51 - 80)