Người Hoa khi di cư đến vùng đất mới thường tụ cư tại những địa điểm nhất định hoặc là theo sự sắp xếp của chính quyền nước sở tại, hoặc là theo sự lựa chọn của họ thường ở những nơi gần bến thuyền, gần chợ, gần giao lộ để thuận tiện cho việc sản xuất, buôn bán. Dễ hiểu vì sao trên thế giới những khu vực tụ cư của người Hoa luôn là khu vực trung tâm nhất, thuận tiện nhất về giao thông và giao thương. Trên cơ sở những cư dân cùng di cư, cùng hoàn cảnh, cùng ước vọng họ liên kết với nhau trong những hình thức tổ chức cộng đồng đặc trưng của người Hoa và hòa hợp với văn hóa, xã hội của nước sở tại. Về cơ bản, người Hoa ở Hà Nội thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX tổ chức trong hai hình thức liên kết cộng đồng đặc trưng đó là Minh Hương và bang. Trong sổ đinh của nhà Nguyễn có giải thích: người Minh Hương là người Trung Quốc di cư vào Việt Nam cuối thời Minh đầu thời Thanh. Theo Đào Trinh Nhất, thành viên của làng Minh Hương chủ yếu là người Trung quốc lấy vợ Việt Nam và con cháu họ, những người ấy sống tập trung thành từng làng xã riêng lẻ. Lúc đầu những quần thể tụ cư này còn nằm trong phạm vi hẹp mang tính tự phát, sau đó lan rộng ra thành làng và được vua Gia Long thể chế hóa năm 1814 [17, tr. 56-57]. Năm 1842, vua Thiệu Trị qui định: con cháu người Hoa trong các bang hễ đến tuổi 18, bang trưởng phải báo quan, cho theo sổ Minh Hương, theo lệ Minh Hương mà nộp thuế không được theo ông cha ghi vào sổ người Thanh, trừ tỉnh nào nguyên có bang người Thanh, lại có dân xã Minh Hương, thời con cháu người bang ấy, tức
do xã Minh Hương ghi vào sổ; còn tỉnh nào chỉ có bang người Thanh mà không có xã Minh Hương, thời con cháu người bang ấy tạm thời ghi tiếp, hiện được 5 người trở lên, tức thì cho lập riêng làm xã Minh Hương; nếu chỉ có 1, 2 người chưa đủ 5 người, chưa nên lập riêng một xã, cho gồm cả vào sau sổ bang, sẽ ghi làm mấy tên xã Minh Hương, đợi góp đủ số 5 người, tức thì dựng riêng làm xã Minh Hương...” [23]. Điều đó đồng nghĩa với việc Minh Hương xã có thể là một tổ chức xã hội có ít nhất là 5 người Minh Hương chứ không phải là một đơn vị hành chính. Tổ chức Minh Hương xã theo nghĩa này không có địa bàn hành chính, không có chức năng quản lý hành chính nhưng có quyền xác nhận nhân thân, hộ tịch và giúp chính quyền, trực tiếp thu thuế người Minh Hương [23].
Như vậy, Minh Hương là những người Hoa đến định cư từ trước thời nhà Thanh; là những người Hoa lấy vợ Việt và con cháu của họ; là con cháu người Hoa trong các hàng bang người Thanh đủ 18 tuổi trở lên.
Dưới triều Gia Long, triều đình chính thức đổi tên tất cả những Đại Minh Khách Phố, Thanh Hà Phố, là cộng đồng của những người Hoa đã đến định cư từ trước thành Minh Hương xã. Cơ cấu làng Minh Hương về đại thể giống như làng xã Việt Nam thời bấy giờ. Đến năm 1829, vua Minh Mệnh quy định người Hoa lấy vợ Việt đẻ ra con là người Việt Nam nhưng vẫn theo tên gọi là người Minh Hương. Đã là người Minh Hương phải theo lễ nghĩa, y phục, đóng thuế, thi cử và làm quan như người Việt Nam. Và kể từ đó cho đến thời thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, người Minh Hương cư trú ở Việt Nam được coi như người Việt Nam.
Năm 1883, chính quyền thuộc địa Pháp quy định người Minh Hương sinh ở Hà Nội, Hải Phòng sẽ lấy quốc tịch theo người bố. Đến ngày 3/5/1916, tòa thượng thẩm Đông Dương lại ra quyết định cho phép tất cả những người Minh Hương sinh ra ở Bắc và Trung kỳ lấy quốc tịch Trung Quốc. Nhưng đến năm 1933, chính quyền thuộc địa Pháp lại qui định, những người Minh Hương sinh ở Hà Nội, Hải Phòng từ ngày 8/1/1883 đến 20/3/1933 được coi là người Trung Quốc. Những người Minh Hương sinh sau ngày 23/9/1933 tại Hà Nội, Hải Phòng được coi là dân của đế quốc Pháp ở châu Á [17, tr. 59].
Ở Hà Nội, tổ chức Minh Hương cũng không có địa bàn hành chính cụ thể, chỉ có người Minh Hương với nghĩa hiểu là Hoa kiều đến Việt Nam từ trước thời nhà Thanh; và người lai gốc Hoa, thế hệ sau của người Hoa. Những người Minh Hương sinh sau ngày 23/9/1933 về mặt hành chính được coi là công dân Pháp ở châu Á.
Hình thức tổ chức cộng đồng đặc trưng thứ hai của người Hoa thời nhà Thanh di cư sang sinh sống ở nước ngoài là bang. Tổ chức theo hình thức bang được coi là hình thức liên kết cộng đồng rất chặt chẽ. Năm 1790, Nguyễn Ánh ra lệnh: “những người Đường thuộc các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu, Thượng Hải ngụ ở trong hạt, mỗi tỉnh đặt một Cai phủ và một người Ký phủ rồi chiếu theo số hiện tại, hoặc làm binh, hoặc làm sân, làm thành hai sổ do Binh bộ hoặc Hộ bộ phê chữ làm bằng” [44, tr. 256]. Đây được coi là cơ sở đầu tiên cho việc hình thành các tổ chức bang vì bước đầu đã có chú ý phân loại người Hoa theo địa phương, quê quán. Tuy nhiên, với chỉ dụ này tổ chức bang vẫn chưa hình thành vì mỗi địa phương chỉ mới đặt một Cai phủ và một Ký phủ người Việt để trông coi chung tất cả mọi người Hoa thuộc mọi quê quán. Tới năm 1814, vua Gia Long ban chỉ dụ cho thành lập các bang, mỗi bang do bang trưởng đứng đầu.
Các tài liệu của triều Nguyễn có được cho thấy tổ chức bang là tập hợp của những người đồng hương và cùng một phương ngữ Trung Hoa đến Việt Nam từ thời nhà Thanh. Như vậy, dưới thời triều Nguyễn có các bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam5. Không phải tỉnh nào cũng có đủ các bang đó. Theo một chỉ dụ của Thiệu Trị vào tháng 4/1842 cho tỉnh thần Nam Định, số lượng người đủ để thành lập một bang tối thiểu phải là 20 người [45, tr. 496].
Đối với Hoa kiều trong các bang, từ năm Thiệu Trị thứ 2 (1841) qui định: “các địa phương có người Thanh mới đến, phải theo lệ đã định, phải ghi vào sổ bang, chịu nộp thuế lệ; người bang ấy sinh ra con cháu, đều không được gọt tóc để đuôi sam” [11].
Mục đích ban đầu của triều Nguyễn khi cho lập tổ chức bang, trước hết là để quản lý người Hoa. Không chỉ là quản lý hành chính đơn thuần mà còn nhằm để thu thuế, trước hết là thuế thân và để tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
1.2.3. Sơ lƣợc lịch sử di cƣ của ngƣời Hoa đến Việt Nam và việc hình thành khu phố ngƣời Hoa ở Thăng Long-Hà Nội
1.2.3.1. Qua trình di cư của người Hoa đến Việt Nam
Việt Nam –Trung Hoa là hai quốc gia với những mối liên hệ lịch sử lâu dài và đặc biệt. Sự gần gũi về cương vực đưa đến những mối quan hệ tương tác thường xuyên trong lịch sử mà trong suốt quá trình đó từ buổi sơ khai cho đến hiện tại lịch sử Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ quốc gia lớn phương Bắc.
Những mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội chính thống và phi chính thống giữa hai quốc gia được thể hiện thường xuyên trong lịch sử. Trong quá trình ấy vì những nguyên nhân khác nhau, nhiều lực lượng người Hoa đã chuyển đến lãnh thổ Việt Nam.
Hoa kiều đến nước ta từ khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. Trong thời kỳ Bắc thuộc, rất nhiều những người Hoa đã ở lại sinh sống tại nước ta. Thành Đại La là một trong những điểm tụ cư chính, nơi sinh sống của cả dân nghèo, thợ thủ công, tầng lớp quan lại cai trị người Trung Hoa. Không kể binh lính và các đội quân xâm lược, người Hoa di cư vào Việt Nam rồi định cư thường diễn ra sau các cuộc chiến ở Trung Quốc.
Từ thế kỷ X trở đi, dòng người Hoa di cư vào Việt Nam vẫn rất đa dạng về thành phần xã hội nhưng khác giai đoạn trước, thời kỳ này bộ phận dân cư Trung Hoa tị nạn, nhất là tị nạn chính trị và di dân tự do cùng như tầng lớp thương nhân ngày một đông đảo hơn. Thế kỷ XI, XII, XIII tình hình Trung Quốc có nhiều biến động phức tạp. Những cuộc nổi loạn bùng nổ đẩy Trung Quốc vào thế đối đầu không cân sức với các bộ tộc Mông Cổ tấn công xâm lược từ phía bắc. Chính quyền Nam Tống bị lật đổ, triều Nguyên được thiết lập. Trong suốt thời kỳ chiến tranh đến khi nhà Nguyên cầm quyền, nhiều người Hoa
đã di cư xin tị nạn ở Việt Nam. Bên cạnh đó có các thương nhân Trung Quốc đến buôn bán.
Tiếp theo là thời kỳ cuối Nguyên đầu Minh và cuối Minh đầu Thanh, một làn sóng di cư mạnh mẽ trong lịch sử Trung Quốc lại diễn ra. Bên cạnh lý do về tình hình chính trị, thời kỳ này chứng kiến sự di cư do sự thúc đẩy mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa ở Trung Quốc. Thời nhà Minh, nhà nước đã ban hành một số chính sách cải cách khuyến khích nền kinh tế hàng hóa phát triển, xây dựng những hạm đội mạnh để tìm kiếm thị trường buôn bán. Từ đó nền kinh tế mậu dịch của Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để phát triển và mở ra thời kỳ di cư hàng loạt của người Hoa bằng đường biển xuống các nước Đông Nam Á và xa hơn.
Tuy nhiên, kể từ đầu công nguyên cho đến thế kỷ XVI, mặc dù làn sóng di cư của người Hoa đến Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác là liên tục nhưng cơ sở kinh tế của họ còn yếu. Mặt khác do số phụ nữ trong mỗi đoàn di cư cũng ít nên người Hoa khó có thể khép kín thực hiện quan hệ hôn nhân trong nhóm người Hoa để tạo nên một thế hệ sau đông đảo hình thành nên cộng đồng lớn, cư trú tập trung và ổn định. Những nhóm cộng đồng người Hoa di cư trong thời gian này thường cởi mở và hòa hợp với cộng đồng dân cư sở tại và phần nhiều bị bản địa hóa [17, tr. 24].
Tới các thế kỷ XVII, XVIII, XIX những biến động trong lịch sử Trung Quốc với những cuộc nổi dậy, phong trào kháng Thanh phục Minh diễn ra giai giẳng rồi bị thất bại nhưng những người tham gia phong trào bị tàn sát dã man, những người sống sót tìm đường chạy ra nước ngoài. Họ tới Việt Nam bằng cả đường bộ và đường biển. Một số vượt biên giới phía bắc mở các công trường khai mỏ, hoặc buôn bán, hoặc làm ruộng. Một số khác vượt biển tới các thương cảng của Việt Nam như Kẻ Chợ, phố Hiến ở Đàng Ngoài; Thanh Hà, Hội An...ở Đàng Trong để hoạt động thương mại. Dưới thời các chúa Nguyễn người Hoa di cư tiến mạnh hơn vào vùng đất Hà Tiên, Gia Định, Định Tường, Đồng Nai với những đoàn di cư của Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên... hoạt
động của họ là chất xúc tác mạnh mẽ để hình thành nên những Đại phố châu hay Nông Nại đại phố nức tiếng một thời ở vùng đất phía Nam.
Dưới thời thuộc Pháp, qua các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân, Đông Dương trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc, thị trường cung ứng nhân công rẻ mạt, lúa gạo dồi dào, tài nguyên phong phú... từ đó đã tạo nên sức hút đối với người Hoa. Với những cơ sở kinh tế - xã hội bước đầu được thiết lập từ những lực lượng người Hoa di cư trước đó, lượng Hoa kiều đến Việt Nam ngày một đông hơn, thành phần cũng có sự thay đổi khi phần lớn trong dòng người di cư là những thương nhân và thợ thủ công. Với lực lượng này, khi tới vùng đất mới họ thường tụ cư tại những vùng đô thị, bến cảng, giao lộ để thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán.
Bảng 1.1: Số lượng người Hoa nhập cư vào các nước Đông Dương (1886-1895) Năm Số nhập cƣ Năm Số nhập cƣ Năm Số nhập cƣ Năm Số nhập cƣ 1866 6000 1874 47118 1881 68463 1889 69394 1867 17751 1875 48591 1882 67817 1890 67107 1868 18965 1876 48535 1883 70890 1891 51327 1869 28154 1877 49869 1884 76772 1892 64506 1870 42257 1878 56202 1885 54720 1893 58437 1872 57963 1879 68869 1886 60503 1894 79191 1873 45727 1880 65475 1887 66109 1895 90772 Nguồn: [34, tr. 30]
Có thể thấy, quá trình di cư của người Hoa sang Việt Nam là một quá trình liên tục, có quan hệ chặt chẽ với biến động lịch sử Trung Quốc cũng như Việt Nam. Người Hoa di cư đến nước ta có địa vị chính trị, có nguồn gốc địa phương khác nhau nhưng phần lớn là dân cư các tỉnh ven biển phía nam Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam. Đây là cơ sở xã hội cơ bản để người Hoa phát huy sở trường đi biển và truyền thống buôn bán của cư dân ven biển
Hoa Nam trong quá trình tiếp cận, định cư hay buôn bán làm ăn trên vùng đất mới.
Trước thế kỷ XVIII, các nhóm cộng đồng người Hoa thường hòa nhập về văn hóa, xã hội và kinh tế với cộng đồng sở tại nhưng từ thế kỷ XVIII trở lại, những nhóm di cư người Hoa đã cố kết lại hình thành nên những nhóm cộng đồng với những hình thức tổ chức xã hội khác nhau bảo tồn những đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, xã hội và kinh tế của cộng đồng mình bên cạnh các cộng đồng dân cư bản địa.
Cho đến thế kỷ XIX, với những chính sách cởi mở của triều Nguyễn, Hoa kiều di cư đến Việt Nam, đến Hà Nội có điều kiện để định cư và phát triển sự nghiệp. Trên cơ sở kinh tế, xã hội đã nhen nhóm trong giai đoạn trước lại được cộng hưởng từ những nguồn lực mới sang, cộng đồng người Hoa ngày càng được củng cố, mở rộng và hưng thịnh. Họ đã xây dựng nên cơ sở kinh tế, xã hội của cộng đồng mình. Cũng trong thế kỷ này, những khu phố người Hoa đã được hình thành tại khu vực được coi là trung tâm và sầm uất nhất của Hà Nội – khu phố buôn bán.
1.2.3.2. Đặc điểm khu phố người Hoa
Người Trung Quốc với những tuyến buôn bán đường dài với khả năng cố kết cộng đồng mạnh mẽ họ đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới làm ăn sinh sống như công dân của nước sở tại đồng thời vẫn gìn giữ được những nét đặc trưng về sinh hoạt văn hóa, tổ chức cộng động của riêng mình.
Từ đó những phố người Hoa được hình thành. Thuật ngữ "Chinatown" (khu phố người Hoa) tiếng Mỹ xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX được dùng để chỉ một khu phố tập trung một số lượng lớn cư dân Trung Quốc ở ngoài lãnh thổ Trung Hoa. Phố người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới, bao gồm ở Đông Á, khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Châu Âu.
Ngày nay, tại nhiều nước, các khu phố người Hoa được coi là trung tâm thương mại và du lịch lớn của vùng mà nó đứng chân. Có phố người Hoa chỉ tập trung vào hoạt động thương mại du lịch, trong khi tại một số phố khác người Hoa sống và làm việc như một công dân nước ngoài bình thường.
Các phố người Hoa được hình thành ở khắp nơi trên thế giới, và người ta dễ dàng nhận ra sự có mặt của người Hoa dựa trên sự quan sát về cảnh quan, nhà cửa khu phố có người Hoa sinh sống. Đó là một sự khác biệt, mang nhiều đặc trưng riêng của cộng đồng người Hoa, không hòa lẫn trong cảnh quan của khu vực họ sinh sống. Đặc biệt là đối với các nền văn hóa phương Tây, sự hiện diện của người Hoa, sự tồn tại của phố người Hoa càng dễ dàng để khu biệt.