Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ điện nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an) (Trang 104 - 105)

5 Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Báo cáo chiến lược nghiên cứu khoa học công

3.2.2.4 Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ điện nông nghiệp

Đào tạo một trong những nguyên nhân cản trở q trình phát triển cơng nghệ cơ điện nơng nghiệp ở Nghệ An.

Mục đích: Nâng cao được nhận thức, kỹ năng tiếp nhận công nghệ cơ

điện nông nghiệp, tăng khả năng ứng dụng vào sản xuất;

Giải pháp:

- Có chủ trương, cấp kinh phí để mở các lớp đào tạo cho cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, cán bộ quản lý nông nghiệp, cán bộ lãnh đạo địa phương để họ nâng cao nhận thức về công nghệ cơ điện nông nghiệp trong sản xuất;

- Giám sát việc thực hiện các chương trình đào tạo, các dự án về đào tạo kiến thức về công nghệ, thiết bị cơ điện nông nghiệp;

100

- Quy định nội dung đào tạo và tập huần kỹ thuật là một trong những nội dung bắt buộc của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp;

- Xã hội hóa hoạt động cơng tác hoạt động đào tạo kỹ thuật sử dụng máy móc, thiết bị cơng nghệ cơ điện nông nghiệp, hỗ trợ các cơ sở đào tạo (kể cả cơng lập và ngồi cơng lập) về cơ sở vật chất, hạ tâng, lương giáo viên, giáo cụ, giáo trình phục vụ cơng tác đào tạo;

- Khuyến khích sinh viên các Trường đại học, cao đẳng theo học các ngành cơ điện nông nghiệp và bảo quản sau thu hoạch, cải tiến chương trình đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này;

- Có các chương trình đào tạo nghề về cơ điện nơng nghiệp cho lao động nông thôn, miền núi;

- Ban hành các tài liệu chuẩn “Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an) (Trang 104 - 105)