VI. Các chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
4. Chính sách, chiến lược xúc tiến xuất khẩu
Khái niệm xúc tiến thương mại được coi là mới ở những nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Nhìn từ góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế xúc tiến thương mại có thể là xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu và phát triển thương mại nội địa. Xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của xúc tiến thương mại nhưng do tầm quan trọng của nó nên nhiều khi người ta thường nói tới như một khái niện riêng biệt. Xúc tiến xuất khẩu gồm ba nhóm yếu tố sau:
· Kết cấu hạ tầng cơ bản.
· Chế độ tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất và những biện pháp khuyến khích nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho xuất khaảu.
· Biện pháp công cụ cụ thể để một nớc tham gia thành công vào thị trường quốc tế.
Quá trình phát triển xuất khẩu ở Việt Nam, vấn đề kết cấu hạ tầng còn thiếu trên mọi lĩnh vực đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc đã cản trở rất nhiều cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Hầu hết sản phẩm hải sản khai thác đều có tính tơng đồng cao. Do đó sức cạnh tranh của mặt hàng với công nghệ bảo quản sau thu hoạch sẽ quyết định phần lớn ưu thế trên thị trường quốc tế. Trong khi đó ở Việt Nam bảo quản thuỷ sản chủ yếu trong hầm đá và các mắt tre…do đó gây ra sự giảm sút chất dinh dưỡng dẫn đến giá cả bị tụt xuống. Mặt khác, đối với khai thác thuỷ sản ở nước ta, phương tiện đánh bắt xa bờ còn hết sức thô sơ, lạc hậu và thiếu thốn cho nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo quản sau thu hoạch.
Vai trò to lớn của kết cấu hạ tầng đòi hỏi chúng ta phải thành lập khu chế xuất để tạo ra nguồn xuất khẩu sản phẩm chế biến. Việc cung cấp một số kết cấu hạ tầng trong các khu vực địa lý được phân định rõ theo các khu chế xuất có thể góp phần xúc tiến xuất khẩu trong một thời gian tương đối ngắn thông qua khả năng cung cấp cho các nhà công nghiệp Việt Nam nhiều kinh nghiệm, kiến thức
chuyên môn về quản lý, marketing, thu hút công nghệ,…Tuy nhiên lợi ích của khu chế xuất mang lại không được như người ta mong đợi nên không coi chúng là biện pháp xúc tiến xuất khẩu. Ở Việt Nam, chúng ta áp dụng biện pháp xúc tiến xuất khẩu sau:
Thứ nhất, về tỷ giá hối đoái: Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thống nhất. Ngày 27/2/1998, thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định 45/QĐ-NH về việc quy định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua, bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ trong phạm vi biên độ dao động
± 5% so với tỷ giá chính thức do thống đốc ngân hàng công bố hàng ngày. theo quyết định 16-1998 QĐNHNN7 ra ngày 10/1/1998 thì biên độ này là ±10 so với tỷ giá chính thức. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh công tác xuất khẩu ở doanh nghiệp mình.
Thứ hai, về tín dụng xuất khẩu được thông qua ngân hàng thương mại. Việc mở rộng quyền cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước của các ngân hàng thương mại là một bước tiến lớn trong hệ thống ngân hàng. Chủ trương chuyển hoá từ cho vay nhập khẩu sang cho vay đầu tư xuất khẩu của các ngân hàng góp phần nâng cao hệ số sử dụng vốn.
Để khắc phục vấn đề khát vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đó là một hình thức tín dụng thuê mua ra đời. Công ty cho thuê tài chính quốc tế tại Việt Nam ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp không đủ vốn vẫn có thể thuê đợc máy móc, thiết bị hiện đại để thay đổi công nghệ sản xuất, chất lư- ợng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ ba về chính sách lãi suất: Sự điều chỉnh linh hoạt chính sách lãi suất của ngân hàng là một việc làm tích cực giúp doanh nghiệp xuất khẩu mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu, hạ giá thành nhờ lợi thế quy mô, và nâng cao khả năng cạnh trang của hàng Việt Nam.
Tóm lại, trong 10 năm tới GDP nước ta phát triển tăng chí ít là gấp đôi và đến năm 20 về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này, xuất khẩu chiếm vị trí cực kỳ quan trọng, tốc độ phát triển của nó chí ít phải gấp đôi tốc độ tăng trưởng của GDP, đồng thời hạn chế đi tới chấm dứt tình trạng nhập siêu, cân bằng cán cân thương mại quốc tế. Để đẩy mạnh xuất khẩu trong
những năm tới có ba khâu then chốt gắn quyện với nhau là đổi mới cơ cấu mặt hàng, mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh.
Về cơ cấu mặt hàng thuận chiều với cơ cấu kinh tế thế giới, bám sát tín hiệu thị trường, phù hợp với nhu cầu không ngừng của người tiêu dùng. Tức là chúng ta sản xuất những mặt hàng xuất khẩu mà thiên hạ cần chứ không chỉ làm ra những gì ta có. Theo đó tỷ trọng hàng thô và sơ chế không ngừng giảm tương đối, sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh, sản phẩm của các ngành công nghệ cao, hàm lượng chất xám nhiều phải chiếm vị trí thoả đáng.
Tuy nhiên đi đôi với phương châm trên cần khai thác mọi nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu theo phương châm “nặng nhặt, chặt bị”. Bởi quá trình chuyển dịch cơ cấu không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, hơn nữa lao động nước ta còn dư thừa nhiều, vấn đề việc làm còn bức xúc.
Bên cạnh đó cơ cấu hàng nhập cần duy trì theo hướng chủ yếu nhập công nghệ, vật tư phục vụ sản xuất trong đó chú trọng nhập khẩu công nghệ nguồn. Nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng thiết bị và vật tư nội địa.
Vấn đề mở rộng thị trường cần tính đến những phương châm sau:
Một là, tìm mọi cách không ngừng mở rộng thị trường cả về số lượng các nước và bạn hàng ta có quan hệ lẫn khối lượng và giá trị hàng hoá ta có thể tiêu thụ được.
Hai là, trong khi mở rộng tới mức tối đa thị trường cần kiên trì chính sách đa dạng hoá có trọng tâm, trọng điểm trước hết nhằm vào các thị trường có dung lượng lớn, khả năng thanh toán cao.
Ba là, chủ động tích cực tìm kiếm thị trường và bạn hàng, khai thác thông tin chứ không thụ động ngồi nhìn.
Bốn là, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới bằng cạch đó tranh thủ những điều kiện thuận lợi như hàng rào thuế quan thấp. Các doanh nghiệp cần nhanh nhậy nắm bắt những cơ hội, thông qua cạnh tranh để trưởng thành nâng cao hiệu quả xản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên điều có ý nghĩa quyết định vẫn là nhu cầu không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh ở cả ba cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp cũng như mặt hàng và dịch vụ.
Ở cấp độ nhà nước đó là sự ổn định về chính trị- xã hội, quan hệ quốc tế tốt đẹp, hành lang pháp lý hoàn chỉnh rõ ràng, minh bạch và theo phương
hướng ổn định; bộ máy điều hành nhanh nhậy, cơ chế chính sách, các công cụ điều hành vĩ mô hợp lý, trong đó có lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Nâng cao khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp là khả năng không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh nhậy nắm bắt tình hình cung - cầu (cả lượng lẫn chất) trên thị trường thế giới cả sản xuất và kinh doanh.
Ở cấp độ mặt hàng và loại hình dịch vụ thì khả năng cạnh tranh được thể hiện trước hết ở giá thành hạ, chất lượng cao, mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng được tiếp thị rộng rãi.
Đương nhiên những nhân tố trên là quan trọng nhưng chưa phải là tất cả. Bên cạnh đó còn có chính sách đầu tư thích hợp, tổ chức kinh doanh phải bắt nhịp với thông lệ và những chuyển biến nhanh chóng trên thị trường thế giới, lựa chọn bồi dưỡng cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu thành thạo về nghiệp vụ, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ và cảc các phương tiện kinh doanh hiện đại.
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU.
I.QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ NGOẠI THƯƠNG NÓI CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NÓI RIÊNG.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương của đảng ta.
Mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với những cam kết của nước ta trong quan hệ song phương và đa phương.
Coi trọng và ra sức phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng của sự hợp tác.
Tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển Châu á, châu Phi, trung Đông và các nước Mỹ la tinh, với phong trào không liên kết ủng hộ lẫn nhau cùng phát triển.
Về xuất nhập khẩu:
Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư thiết bị chủ yếu có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh tìm kiếm thị trường cho mặt hàng mới.
Nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở rộng ra thị trường mới. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực như dầu khí, gạo, cafê, thuỷ sản, điện tử và linh kiện máy tính…
II.THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM KHI THAM GIA HỘI NHẬP.
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại những cơ hội to lớn cho nước ta mở rộng thị trường, tận dụng được lợi thế so sánh đấy mạnh xuất khẩu, giao lưu kinh tế với quốc tế mà còn đưa nước ta đứng trước thách thức hết sức mạnh mẽ. Hạn chế hay khó khăn lớn nhất của Việt Nam là chưa làm tốt công tác chuẩn bị khi hội nhập. Mặt khác Việt Nam chưa hiểu thật sâu, chưa nắm thật
chắc toàn bộ định chế của các tổ chức kinh tế trong khu vực và toàn cầu nhất là WTO và nhiều văn kiện quốc tế khác mà nước ta cần vận dụng khi gia nhập tổ chức này.
Việc chưa hình thành một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình hội nhập cho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Do đó chúng ta thường bị động đối phó với nhiều khuyến nghị do các đối tác nước ngoài nêu ra không đủ cơ sở để hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng chương trình cải tiến quản lý nâng cao khả năng cạnh tranh.
Những lợi thế về nhân công dần dần bị mất đi do việc đầu tư vào con người chưa ngang tầm với đòi hỏi.
Tích luỹ nội bộ còn quá thấp mà tỷ lệ đầu tư nước ngoài sau khủng hoảng giảm đáng kể đến vốn đâù tư cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn đang tiến hành trong khi yêu cầu hội nhập gay gắt làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, thách thức mà Việt Nam phải đương đầu là to lớn trong khi quá trình hội nhập đang đến gần. Điều đó buộc Việt Nam phải xúc tiến thực hiện một số biện pháp gấp rút đặc biệt là chính sách khuyến khích đối với một số ngành hàng chủ lực xuất khẩu, thuỷ sản là một trong những ngành đó. Tuy nhiên trớc mắt ngành thuỷ sản còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở ra thị trư- ờng mới.
Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu khí, gạo, càfê, cao su, hàng thuỷ sản, dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy tính.
Ngành thuỷ sản Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng gặp những khó khăn thách thức mới mà hoạt động xuất khẩu nói riêng và ngoại thương gặp phải.
Gần đây ba chương trình kinh tế: chương trình khai thác hải sản xa bờ, chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đã phát triển và sâu rộng trên toàn quốc .
Trong những năm tới, ba chương trình này còn có những bất cập sau:
- Đối với khai thác hải sản xa bờ: vấn đề thiếu vốn để đóng tàu bè lớn, những phương tiện hậu thu hoạch còn lạc hậu mang nặng tính kinh nghiệm. Điều này hạn chế việc đánh bắt, chất lượng dinh dưỡng bảo đảm kém.
- Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Việc sản xuất giống cá, tôm cho nuôi trồng còn ở mức độ khiêm tốn, chất lượng con giống kém, giá thành cao dẫn đến việc sản lượng con giống tự nhiên sẽ là mối nguy hại cho nguồn lợi thuỷ sản đa dạng trong tương lai. Việc thu mua, chế biến xuất khẩu thuỷ sản còn lắm nhiêu khê chưa tạo được sự ổn định về chất lượng uy tín sản phẩm để cạnh tranh bền vững trên thị trường. Cộng với thị trường tiêu thụ thuỷ sản còn bấp bênh, lại nhiều rủi ro luôn là vấn đề hàng đầu của cả người sản xuất và chế biến thuỷ sản. Một trở ngại có tính bức xúc hiện nay đối với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản là vấn đề con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ bệnh. Nếu không giải quyết được vấn đề này ngành thuỷ sản khó mà có thể phát triển xa hơn được.
Đối với phát triển xuất khẩu Thuỷ sản thì nguyên liệu mới là bài toán khó giải quyết nhất. Hiện nay ngoài những yếu tố về an toàn thực phẩm, thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản chế biến trên thế giới còn đòi hỏi nhà cung cấp, nhà xuất khẩu có sự ổn định về khối lượng hàng và chất lượng sản phẩm. Không thể ổn định được các yếu tố này nếu ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản không có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và kiểm soát được chất lượng.
Một khó khăn nữa đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản đó là việc quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản. trong những năm gần đây tốc độ phát triển của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đạt bình quân từ 4-5%/năm, nhưng chủ yếu do tăng diện tích nuôi. Điều này dẫn đến mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Việc “khoanh riêng bắt tôm” ở tỉnh Cà mau đã tận dụng quá mức các yếu tố tự nhiên mà không có quy hoạch dẫn đến đất rừng bị nhập mặn, tôm chết hàng loạt. Vấn đề này đặt ra: việc quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản cần có sự phối hợp giã ngành thuỷ sản với các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, hàng hải,... để tránh sự chồng chéo trong việc phân định quyền quản lý.
Hiện nay, quyết định 244/1998/QĐ-TT của chính phủ về chương trình phát triển lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đang được triển khai. Theo phó vụ trưởng