Bước đầu nhận xét về kết hợp khác nhau của các từ Phong, Hoa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ văn hóa hai dân tộc hán việt qua các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong những bài thơ đỗ phủ (Trang 52 - 55)

- 東岸梅花晴映纜,

2.2. Bước đầu nhận xét về kết hợp khác nhau của các từ Phong, Hoa,

Thông qua việc miêu tả cách kết hợp từ ngữ với các từ phong, hoa,

tuyết, nguyệt, người ta thấy cách làm thơ của Đỗ Phủ giỏi về ngôn ngữ và

cấu trúc, coi trọng luyện chữ luyện câu. Cịn Nguyễn Trãi thì giỏi về việc sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ. Cho nên người ta có cảm tưởng thơ ơng nhẹ nhàng, khoan thai, tâm tình, cởi mở hơn.

Hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt, dưới bút của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi đã xuất hiện với mức độ khác nhau, ở những nơi khác nhau, phụ thuộc vào tình cảm khác nhau...

Phong, hoa, tuyết, nguyệt, của Đỗ Phủ cho thấy ông là một ông yêu

cuộc sống, yêu dân, yêu nước biếc non xanh của đất nước mình. Ơng dám bày tỏ ra bên ngồi mình u mình ghét cái gì và tỏ thái độ đồng tình với dân; tiết lộ và phê bình sự hủ bại của triều đình, sự tối đen của xã hội một cách trực tiếp. Cách sáng tác của ông chủ yêu xoay quanh về lo nước lo dân, cho nên hình ảnh của các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt dưới bút của Đỗ Phủ thường được miêu tả đa dạng phong phú và phù hợp chung quanh đề tài này. Chính của các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt là thể hiện tình cảm rõ rệt trong sáng tác của ông nhà thơ này nhất.

Nguyễn Trãi thì khác. Các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ ông mang tính uyên bác, nên thơ văn của Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một tình yêu quê hương, gia đình sâu đậm, một tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn bộc lộ tâm sự hoài bão của nhà thơ. Hình ảnh trong các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt dưới bút của Nguyễn Trãi thể hiện một tình cảm thiết tha, lắng

đọng, gần gũi với cuộc sống. Như vậy, ông Nguyễn Trãi ít thổ lộ sự phê phán triều đình qua hình ảnh trong các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt trong

Chương 3

MIÊU TẢ CÁC TỪ PHONG, HOA, TUYẾT, NGUYỆT TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ NGUYỄN TRÃI THEO GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI

Từ trước đến nay, cả ở Trung Quốc và Việt Nam thường nhấn mạnh sự cần thiết hiểu biết kỹ lưỡng về cuộc sống của tác giả khi xem xét ngôn ngữ tác phẩm. Điều này càng trở nên quan trọng trong trường hợp Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi. Bởi vì trong các tác phẩm thơ của hai ông, đạo đức và lịch sử chiếm một phần quan trọng. Một lý do khác là, trong thơ chữ Hán tính súc tích rất cao, nếu bỏ qua một số chi tiết có thể gây khó hiểu cho nhiều người hiện nay. Nhưng với người đương thời, nó lại không quá khó hiểu. Vì thế để hiểu hết ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi, cần phải hiểu biết về thời đại, địa điểm và hoàn cảnh phát sinh của nó. Đây là lý do để ta chia giai đoạn lịch sử trong cuộc đời hai nhà để xem xét.

Hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt là những hình ảnh tự nhiên xuất

hiện nhiều trong cả thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi. Trong thơ hai ông chứa đựng nhiều tình cảm khác nhau theo từng thời kỳ lịch sử của cuộc đời. Trên cơ sở những hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt, chúng ta có thể tìm hiểu,

phân tích tình cảm của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi qua từng giai đoạn cụ thể trong cuộc sống có nhiều thăng trầm của hai ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ văn hóa hai dân tộc hán việt qua các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong những bài thơ đỗ phủ (Trang 52 - 55)