Giải pháp & Kiến nghị :

Một phần của tài liệu De Tai Moi Quan He Giua 2 Nguon Von pdf (Trang 30 - 33)

1. Trong nước :

Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh

doanh, nông nghiệp, nôngthôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.

Tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới.

Giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP. Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. Thực hiện rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ. Bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dư nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc gia.

Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011, thu hồi về ngân sách Trung ương các khoản này để bổ sung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2011.

Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn năm 2011, xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện trong năm 2011; thu hồi hoặc điều chuyển các khoản đã bố trí nhưng chưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý trong tháng 3 năm 2011.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết , hợp lý về thuế , phí để điều tiết lợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi măng … thu được từ việc được sủ dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trường. Xem xét, miễn , giảm thuế , gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khảu phục vụ sản xuất , xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiều nguyên liệu như dệt may , da giầy , thủy sản , hạt điều , gỗ , dược phẩm …. Tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.Điều chỉnh giá điện , xăng dầu phù hợp với chỉ tiêu của người dân

2. Ngoài nước :

a. Về vốn ODA:

Tăng cường cơ quan chỉ đạo quốc gia chỉ đạo thực hiện ODA , phải làm cho mọi người, mọi vùng đất trên đất nước ta đều được hưởng thành quả của sự hỗ trợ về

tài chính của cộng đồng quốc tế.Để được như vậy cần phải có cơ quan chuyên trách mạnh và công khai đủ sức và đủ uy tín để đề xuất chủ trương, chính sách với Đảng, nhà nước và hướng dẫn các tổ chức xã hội các địa phương trong nước xây dựng và thực hiện các dự án vừ phù hợp với đường lối chiến lược của ta vừa phù hợp với mục tiêu ODA.

Mở rộng quan hệ phi nhà nước. Viện trợ phát triển chính thức bao gồm ba phương thức: viện trợ không hoàn lại, cho vay với điều kiện ưu đãi và các hiệp định đa phương. Nếu như phần cho vay với điều kiện ưu đãi thường dành cho các dự án nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường… thì phần viện trợ không hoàn lại thường dành cho mục tiêu phát triển con người như y tế, cung cấp nước sạch, cải thiện điều kiện giáo dục….Trong những lĩnh vực này không chỉ có vai trò của các tổ chức nhà nước mà còn có vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể, các địa phương .v...v.…

Hướng dẫn lập dự án và triển khai dự án ODA. Để nhận được ODA thì các địa phương phải xây dựng đực các dự án có tính thuyết phục và có khả năng thực hiện được dự án một cách hiệu quả nhưng thường các dự án hỗ trợ này thì đối tượng nhận hỗ trợ thường không đủ khả năng làm những việc đó. Do đó sự hướng dẫn giúp đỡ của các cơ quan chuyên trách là hết sức cần thiết

Phải xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý và của người vay vốn ODA trong việc huy động và sử dụng vốn vay

Khi xây dựng các hạng mục, các chương trình, dự án ưu tiên đầu từ của nhà nước cần chỉ rỡ thứ tự ưu tiên cho từng chương trình, dự án để làm căn cứ vận động nước ngoài.

Các nguồn vốn viện trợ cho từng lĩnh vực cần phân bổ theo trật tự ưu tiên với cơ cấu cụ thể, kết hợp với những khả năng và nhu cầu vốn đối ứng có tính toán cụ thể, để công việc thực thi được khả thi hơn.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lập và quản lý dự án ở các Bộ, ngành , địa phương nhằm bảo đảm khả năng lập kế hoạch ,lập dự án và quản lý dự án ở các bộ , ngành. Nâng cao trình độ thẩm định để xét duyệt, quyết định dự án ngay ở từng bộ, ngành, địa phương.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát nợ nước ngoài ngay từ khâu đàm phán, giám sát việc đấu thầu, mua sắm thiết bị, tư vấn, ký kết các hợp đồng, thực hiện rút vốn, sử dụng vốn.

b. Về vốn FDI:

Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, cần bổ sung một số điều về luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để đảm bảo môi trường đầu tư có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao, phù hợp với pháp luật chung của nước ngoài để tạo mặt bằng ưu đãi bình đẳng cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Đảm bảo sự ổn định của luật pháp và chính sách đối với nước ngoài để tạo và giữ vững lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. Đơn giản hóa công tác hành chính, thực hiện công tác hoàn thiện thủ tục tại mỗi đầu mối, rút ngắn thủ tục hải quan, thuế quan.Ban hành

văn bản hướng dẫn việc cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp, khu chế xuất.Sửa đổi chế độ hai giá đối với người nước ngoài và chi phí hạ tầng để tạo sự cạnh tranh. Rà soát và loại bỏ các loại giấy tờ, quy định không cần thiết liên quan đến đầu tư nước ngoài.Tiến hành nâng cấp các đường giao thông qua lại để tạo điều kiện lưu thông thuận lợi.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư.Nhà nước cần lập các trung tâm xúc tiến đầu tư , xúc tiến thương mại tại các Bộ ngoại giao , Bộ thương mai, Bộ kế hoạch và đầu tư.Chính sách vận động thu hút FDI phải hết sức linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng nước, từng công ty đa quốc gia.

Cần có chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc gia , công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trình độ của các cán bộ quản lý của đối tác doanh nghiệp Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đảm bảo vốn đối ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ phía doanh nghiệp là đối tác Việt Nam như: Huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước…v …v…

Một phần của tài liệu De Tai Moi Quan He Giua 2 Nguon Von pdf (Trang 30 - 33)