Một số liên hệ bước đầu về vấn đề tôn giáo mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tôn giáo mới ở nhật bản từ sau thế chiến 2 đến những năm 1990 (Trang 80 - 111)

nay

Theo công bố của một số nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam, tôn giáo mới cũng là hiện tượng rất đáng chú ý ở Việt Nam hiện nay. Ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở nước ta bắt đầu xuất hiện những hiện tượng mang tính “tôn giáo mới”, chủ yếu tập trung ở Nam Kỳ, có tính dân tộc, thậm chí

còn lãnh đạo một bộ phận phong trào yêu nước, đó là các Thiên Địa Hội và

phong trào “các ông Đạo” (như Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tưởng...), song từ nửa sau thế kỷ XX, nhất là từ những năm 1980, các hiện tượng tôn giáo mới chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội… Nguyên nhân có thể do các địa phương phía Bắc bị tác động mạnh mẽ hơn các tỉnh phía Nam do xu thế mở cửa, nền kinh tế thị trường, sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, sự thay đổi mô hình tâm lý…[7, tr.11] Giáo lý của phần lớn các tổ chức tôn giáo mới này vẫn mang tính bình dân, lộn xộn; tổ chức và nghi lễ đơn giản, lỏng lẻo và ước lệ [7, tr.11] , khác với tôn giáo mới của Nhật thường có tổ chức, giáo lý và nghi lễ chặt chẽ, có cơ sở tu hành và hoạt động truyền giáo chuyên nghiệp.

Hiện nay, ngoài Phật giáo, Công giáo, Đạo Tin lành, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, có 6 tôn giáo mới được Nhà nước công nhận và cấp giấy đăng ký hoạt động, đó là : Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Đạo Baha’i, Minh Lý đạo – Tam tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh sư đạo, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đây là những tôn giáo chủ trương “tốt đời đẹp đạo”, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng như pháp luật quy định. Việc các tôn giáo mới được công nhận và hoạt động cho thấy Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, không hề có sự phân biệt tôn giáo tín ngưỡng trước pháp luật như một số thế lực thù địch xuyên tạc.

Về phân loại các hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta, thường chúng ta phân

theo ba loại: một là loại tách ra, hoặc có nguồn gốc từ một tôn giáo lớn, (Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam..), hai là tích hợp mới nảy sinh (Đạo Cao Đài, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương..) và ba là mới du nhập từ nước ngoài vào (Đạo Baha’i) [7, tr.11].

Về mặt xã hội, nhiều hiện tượng tôn giáo mới có tác động tiêu cực, như đạo "Ngọc Phật Hồ Chí Minh", lợi dụng uy tín của lãnh tụ và người có công với đất nước để tôn thờ, nhằm kích thích, dẫn dụ, đánh lừa người khác theo

đạo của mình. Giáng bút của Long Hoa Di Lặc ( nhiều nhóm hay sử dụng Giáng bút như của Cao Đài) đã bộc lộ nhiều quan điểm bất lợi [7, tr.12],

ngoài ra thường dùng các bài viết mê tín dị đoan, gây hoang mang dư luận, như "nếu ai theo thì phúc đẳng hà sa, ai không theo sẽ bị chết dịch". Mặt khác, “đạo lạ” từ nước ngoài vào ngày một nhiều; nảy sinh các “ giáo phái”, “ tà giáo” mới rất lạ lùng. Hơn thế nữa, người đề xướng và cầm đầu các hiện

tượng tôn giáo mới ở nước ta cũng không ít người là phụ nữ, một số từng là

cán bộ nhà nước, trí thức…Về lực lượng tham gia các nhóm “ tôn giáo mới” này, phần đông là thị dân và những nhóm xã hội dễ bị tổn thương như cán bộ về hưu, phụ nữ có tuổi, dân nghèo ở thị xã, thị trấn, tỉnh thành, những người có trình độ học vấn thấp…[7, tr.12].

Các vấn đề phát sinh hiện nay do chính sách tự do tôn giáo hiện nay của chúng ta bị lợi dụng đó là:

Thứ nhất là lợi dụng tự do tôn giáo để tiến hành các hoạt động mê tín dị

đoan. Việc làm này gây ra sự hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân, một bộ phận dân cư dễ dàng bị những hoạt động này lôi kéo, mê hoặc, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ và hậu quả không nhỏ. Ngoài những hậu quả tiêu cực về sức khoẻ, tinh thần, gây hại cho gia đình những người bị lôi kéo tham gia tà đạo và rộng hơn, gây mất an ninh và trật tự xã hội, xâm

tự tàn sát tập thể như ở Sơn La mấy năm trước đây (điều này cũng có thể

nhận thấy ở một số giáo phái nước ngoài như Giáo phái Solar Temple, có mặt ở Canada, Thụy Sĩ, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha ....) [14, tr.28]

Thứ hai là lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị của những kẻ phản

động trong nước và nước ngoài với ý đồ bôi nhọ và xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chúng lợi dụng tự do tôn giáo để tiến hành các hoạt động cực đoan, xuyên tạc sự thật về xã hội và đời sống tôn giáo ở Việt Nam, giúp các thế lực thù địch đạt được mục đích chống phá Nhà nước ta, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước thông qua diễn biến hoà bình. Vụ tà đạo “Thanh Hải Vô Thượng sư” hay vụ việc Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng những năm gần đây là một ví dụ tiêu biểu.

Thứ ba là các thế lực thù địch ở nước ngoài luôn luôn lợi dụng hai vấn

đề nhạy cảm nhất đó là vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá Nhà nước ta. Những vấn đề này luôn bị thổi phồng và xuyên tạc để tạo ra cái cớ tấn công vào nước ta trên khắp các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, ... nhằm làm suy yếu và giảm uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Chúng còn lợi dụng và mua chuộc, lôi kéo các tổ chức tôn giáo trong nước, kích động họ nổi dậy chống lại Nhà nước ta. Có thể kể đến những vụ việc có bàn tay của các thế lực thù địch đạo diễn như kích động các phần tử cực đoan trong các tôn giáo đòi “tự do tôn giáo”, âm mưu tái lập “Liên tôn chống cộng sản”; khôi phục các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp; công kích Ủy ban đoàn kết Công giáo; hỗ trợ cho một số người nhằm âm mưu phát triển đạo Tin Lành ngoài khuôn khổ luật pháp ở vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên; vận động tặng giải thưởng Nobel vì hòa bình và các giải thưởng nhân quyền cho một số nhân vật tôn giáo chống đối, cực đoan, đối lập với Nhà nước.. Cần làm thế nào để các tổ chức tôn giáo trong nước không bị mua chuộc hoặc cần có những biện

pháp đối phó nào với tổ chức tôn giáo có thể bị mua chuộc nhằm tránh những hậu quả xấu.

Thứ tư đó là vấn đề các tổ chức tôn giáo lợi dụng sự tự do tôn giáo để

tiến hành các hoạt động có tính lợi dụng tôn giáo vì động cơ danh lợi, kinh tế... như các hoạt động quyên góp, kinh doanh bất chính hoặc thậm chí phạm tội lừa đảo. Tà đạo “Thanh Hải Vô Thượng sư” hay gần đây có vụ việc “Tiên nữ giáng trần” ở Tây Ninh đã bị chính quyền xử lý là những ví dụ tiêu biểu cho việc dùng tôn giáo để trục lợi.

Tuy ở Việt Nam chưa có những vụ khủng đầu độc hàng loạt do các tổ chức tôn giáo gây ra giống như ở Nhật Bản, song chúng ta vẫn phải có các biện pháp ngăn chặn sự phạm tội của các tổ chức tôn giáo, như dự liệu trước các tình huống phức tạp có thể xảy ra để đưa vào luật, không thể mất cảnh giác, nếu giữ thái độ “trung lập” hoặc chờ đợi sự “tự tiêu vong” của các tổ chức này thì hậu quả không thể lường trước được [7, tr.12].

Xuất phát từ quan điểm tín ngưỡng tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách tự do tôn giáo, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện để các tôn giáo phát huy những giá trị đạo đức nhân văn của mình, đóng góp cho xã hội.

Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta phải có những chính sách hợp lý và rõ ràng, không xâm phạm tới tự do tôn giáo, nhưng phải đảm bảo không ai được lợi dụng tự do tôn giáo để làm trái pháp luật và những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Phải có quy định rõ về quyền và nghĩa vụ từ hai phía, tín đồ, các tổ chức tôn giáo và Nhà nước. Nhà nước sẽ đảm bảo việc thực hiện tự do tôn giáo của cá nhân và tổ chức đã được quy định trong Hiến pháp và luật của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn các cá nhân hoặc tổ chức tôn giáo phải có nghĩa vụ chấp hành luật pháp cũng như chính sách của Nhà nước. Nếu có biểu hiện vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chính

sách tự do tôn giáo để tiến hành các hoạt động vượt ra ngoài lĩnh vực tôn giáo như chính trị, kích động bạo lực nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước thể hiện sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đảm bảo việc thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo đó chứ không phải là buông lỏng quản lý đối với các hoạt động của tổ chức tôn giáo. Tự do tôn giáo không phải là các tổ chức tôn giáo có thể được làm bất cứ việc gì, mà các hoạt động tôn giáo cũng như các hoạt động khác đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật.

Để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình diễn biến không ngừng của đời sống tôn giáo trong nước cũng như quốc tế thì cần phải có chính sách tôn giáo phù hợp với tình hình mới, và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác là điều rất cần thiết. Từ kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản ta nhận thấy rằng để ngăn chặn được những hoạt động gây hại xã hội do các tổ chức tôn giáo gây ra, cũng như ngăn chặn được sự lợi dụng, tiếp tay cho các thế lực thù địch nước ngoài phải có sự giám sát cần thiết đối với các tổ chức tôn giáo. Giám sát là công cụ để kiềm chế những hoạt động phi pháp, có tác dụng ngăn ngừa đối với các tổ chức, cá nhân hòng lợi dụng tự do tôn giáo để gây tổn hại đến an ninh xã hội. Nếu các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng mục đích của tổ chức mình đặt ra, sống tốt đời đẹp đạo thì các hoạt động của tổ chức đó vẫn được hưởng tự do tôn giáo. Trong trường hợp các hoạt động của họ không tuân thủ pháp luật mới dẫn đến bị ngăn cản từ phía Nhà nước, điều này là đương nhiên và không hề xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Những quy định trong luật tôn giáo sẽ đảm bảo quyền giám sát của các cơ quan Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo.

Từ kinh nghiệm về chính sách quản lý tôn giáo của Nhật Bản, chúng ta có thể rút ra một số liên hệ mang tính gợi mở cho công tác tôn giáo ở Việt Nam:

Thứ nhất, cần chú ý vấn đề tôn giáo mới một cách có hệ thống và khoa học . Nghiên cứu đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện đại chúng ta thấy sự xuất hiện của các tôn giáo mới là một hiện tượng có tính tất yếu rất đáng chú ý.

Luật pháp nhân tôn giáo được công bố năm 1951 công nhận thực sự quyền tự do tôn giáo và quy định lỏng lẻo về điều kiện tổ chức tôn giáo, sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hoá, sự bùng nổ dân số tại những vùng đô thị và sức ép cạnh tranh xã hội là những nguyên nhân ra đời các nhóm tôn giáo mới. Điều kiện nước ta hiện nay khá giống Nhật Bản khi mới bước vào phát triển kinh tế và dễ đưa tới hình thành các tôn giáo mới. Thành phần những người theo các tôn giáo mới này khá đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn... Để tránh trường hợp nảy sinh bất cập như Nhật Bản trước đây thì việc hình thành một bộ luật pháp nhân tôn giáo là cần thiết, vừa là công cụ quản lý tôn giáo của nhà nước, đồng thời cũng là căn cứ cho các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động lành mạnh.

Thứ hai, cần lưu ý đến sự truyền bá của các tôn giáo mới từ nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đang bước vào kinh tế thị trường, là mảnh đất màu mỡ để truyền bá của các tôn giáo mới từ nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Tổ chức Soka Gakkai rất chú trọng vào tầng lớp du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam, tầng lớp sẽ có ảnh hưởng xã hội sau khi trở về tổ quốc. Tổ chức Shinnyo-en những năm gần đây thường xuyên cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tất nhiên tôn giáo mới không chỉ có khía cạnh tiêu cực, nhưng cũng có những tổ chức núp danh tôn giáo để lừa đảo, kiếm lời, hay âm mưu gây ảnh hưởng về chính trị, đe doạ đến an ninh xã hội.

Thứ ba, tự do tôn giáo là điều cần thiết nhưng không phải là những tiêu chuẩn cố định áp dụng cho mọi quốc gia. Tự do tôn giáo là một trong những tiêu chuẩn của một xã hội dân chủ văn minh. Tuy vậy ở mỗi một quốc gia,

một vùng miền, ở những thời kỳ phát triển khác nhau thì vấn đề tự do tôn giáo áp dụng không hoàn toàn phải giống hệt nhau. Ví dụ tiêu biểu chính là trường hợp Nhật Bản, những văn bản về tôn giáo đầu tiên sau năm 1945 do người Mỹ soạn thảo ra, đó là tự do tôn giáo theo cách hiểu của người Mỹ, để được công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo thì các tổ chức tôn giáo chỉ cần thông báo về sự tồn tại của mình với nhà cầm quyền mà không cần phải có sự xem

xét trở lại từ phía chính quyền. Do vậy mà sau khi Sắc lệnh pháp nhân tôn giáo, văn bản pháp quy về tôn giáo đầu tiên sau 1945 ra đời thì các tổ chức

tôn giáo mới được thành lập “như nấm sau mưa”. Do nảy sinh nhiều bất cập

nên Luật pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản được công bố sau 1951 đã phải

qua nhiều lần sửa đổi. Lần sửa đổi gần nhất vào năm 1995 cho thấy nhà nước ngày càng tăng cường quyền giám sát hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Vụ khủng bố gây giết người hàng loạt của giáo phái Chân lý Aum khiến nhà cầm quyền nhận ra rằng phải buộc các tổ chức tôn giáo có nghĩa vụ báo cáo về tình hình tài chính của tổ chức mình cho nhà chức trách, đồng thời tăng cường giám sát các tổ chức có địa bàn hoạt động ở hai tỉnh trở lên bằng cách buộc các tổ chức đó chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục. Tương tự như vậy, tự do tôn giáo ở Việt Nam phải xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn đời sống xã hội của Việt Nam hiện nay chứ không thể áp dụng một loại nguyên tắc tự do theo cách hiểu của các tổ chức nước ngoài. Đây cũng là câu trả lời cho những lời lẽ xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở nước ta của các thế lực thù địch nước ngoài.

Thứ tư, cần nghiên cứu một cách tổng hợp và có hệ thống cả tôn giáo trong nước và tôn giáo thế giới, chú trọng tới tôn giáo các nước khu vực Đông Bắc Á, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, nhằm tăng cường hiểu biết văn hoá và cũng là để đảm bảo an ninh quốc gia. Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề của mỗi một nước, bao gồm cả vấn đề về đời sống tôn giáo đều có ảnh hưởng đến các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu

vực, là những nước có nhiều nét tương đồng về địa - chính trị, văn hóa... Mặt khác thì các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề tôn giáo và sắc tộc để chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tôn giáo mới ở nhật bản từ sau thế chiến 2 đến những năm 1990 (Trang 80 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)