THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KHÁI HƯNG VÀ THẠCH LAM
2.3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Khái Hƣng, Thạch Lam
2.3.1. Nhân vật tiểu tư sản trí thức trong truyện ngắn Khái Hưng, Thạch Lam
Khi xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang thực dân nửa phong kiến thì xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản. Đến 1930 - 1945 hình tượng
người trí thức và tiểu tư sản đã trở nên phổ biến và quen thuộc trong nhiều tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng... Cuộc sống đời thường của người trí thức tiểu tư sản trở thành đề tài cho nhà văn khai thác, khắc họa và qua đó truyền tải tư tưởng của mình.
Trong các sáng tác của Tự lực văn đồn hình ảnh người trí thức tiểu tư sản hiện lên chủ yếu là những con người bất mãn với thực tại và tìm cách thốt li khỏi những cảnh tù túng, bó buộc. Đó là các nhân vật Dũng, Thái, Trúc, Xuân, Lộc trong các tác phẩm Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt của Khái Hưng, Đôi bạn của Nhất Linh. Nhưng dưới cái nhìn lãng mạn của các cây bút Tự lực văn đồn, người trí thức tiểu tư sản phần lớn xuất thân từ những gia đình quan lại hoặc tư sản giàu sang, sống phong lưu, trưởng giả, hoặc là những con người vĩ nhân, phi thường, hoặc là hiện thân của lối sống lãng mạn, mộng mơ có phần hơi thái quá. Lối sống ấy khác hẳn với cuộc sống mòn mỏi, bế tắc của tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời. Nhân vật tiểu tư sản trong văn chương Tự lực văn đoàn chủ yếu thường sống xa rời, tách biệt với quần chúng, thái độ tình cảm của họ đối với quần chúng là thái độ của một kẻ bề trên cúi xuống lớp người “dưới đáy”. Họ mang trong mình những lý tưởng đẹp đẽ mà hết sức mơ hồ, thứ lý tưởng "vừa tầm với số thanh niên trí thức thành thị đang bế tắc đã rút lui khỏi trường đấu chính trị sau khi khởi nghĩa Yên Bái, Lâm Thao thất bại". Nhân vật tiểu tư sản trí thức trong truyện ngắn Khái Hưng thường là những thanh niên có học, sống theo lối sống mới, có địa vị xã hội. Họ không phải chịu cảnh "nỗi đời cay cực giơ nanh vuốt, cơm áo không đùa với khách thơ". Khái Hưng xuất thân trong một gia đình giàu có. Ơng được sống một cuộc sống đầy đủ. Cuộc sống của ông là cuộc sống của các tầng lớp trên trong xã hội. Lúc trẻ ông theo học ở trường Pháp Anbe Xarơ. Ơng đọc nhiều sách lãng mạn của văn học phương Tây (Đặc biệt là văn học Pháp). Khái Hưng chịu ảnh hưởng lối sống trí thức tiểu tư sản thành thị, thích tự do, phóng túng. Tuy ông ghét bọn trưởng giả vô học nhưng lại không xa rời được cuộc sống tư sản, phong lưu. Ông coi thường bọn tư sản rẻ tiền (như ông Thiên trong tiểu thuyết Băn khoăn) nhưng vẫn lý
tưởng hoá, thi vị hoá cuộc sống tư sản.
Trong truyện ngắn Khái Hưng, nhân vật tiểu tư sản thường là những thanh niên hào hoa, phong nhã có cuộc sống dư dật đầy đủ. Họ hoặc là chìm
đắm trong phút giây đợi chờ hình bóng người con gái mới quen (Đợi chờ) hoặc thả mình trong những thú vui của tình yêu trong những kỳ nghỉ mát ở Sầm Sơn, Đồ Sơn, Huế như Vinh Sơn trong Bên dịng Hương Giang, hay
Hồn và Phát lãng mạn trong Thời chưa cưới hoặc nhàn rỗi đi xem hội hè như Đoàn, Lực trong Biến đổi.
Nhân vật Vinh Sơn trong Bên dòng Hương Giang đã từng du học ở Pháp về, mang theo những tư tưởng hoàn toàn mới mẻ, phóng túng. Chàng u Diễn Lan, một cơ gái tân thời có học "một cựu nữ sinh viên trường sư phạm, một trang tân tiến cực kỳ mỹ lệ, đã nổi tiếng lãng mạn Hà Thành". Hai người yêu nhau nhưng quan hệ của họ khơng được gia đình và bạn bè chấp nhận. Nhưng "nghe những lời bình phẩm "Vinh Sơn chỉ cười. Đối với chàng "trinh tiết", "tức đức tam tịng" những cái đó "khơng có gì liên quan đến ái tình, khơng có dính dáng gì đến hạnh phúc. u là u chứ khơng là gì khác nữa". Bởi vậy, Vịnh Sơn và Diễn Lan đã quyết định "đưa nhau đi ở ẩn, hay nói đúng hơn là đi tìm một cảnh thích hợp với ái tình. Cảnh ấy là sơng Hương". Trong truyện, Khái Hưng đã miêu tả cụ thể, chi tiết cuộc sống nhàn rỗi, đắm chìm trong tình u và hạnh phúc của đơi un ương này. Bên cạnh đó tác giả cịn khắc hoạ nhân vật Vinh Sơn rất rõ nét, đặc biệt về tư tưởng. Từ ngày ở Pháp về "ngắm xã hội Việt Nam, từ những hủ tục bó buộc cho chí cách sinh hoạt khn sáo, chàng lấy làm khó chịu, tiếc cái thời ở Paris". Thanh niên tiểu tư sản trí thức trong truyện ngắn Khái Hưng đặc biệt ghét gia đình phong kiến, ghét những giáo lý hủ tục phong kiến. Nhân vật Vinh Sơn chính là bóng dáng của Khái Hưng. Vinh Sơn mang những suy nghĩ, tâm tư của Khái Hưng về chế độ quan lại, về gia đình phong kiến.
Là cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn, Khái Hưng chịu ảnh hưởng sâu sắc những tơn chỉ mà nhóm Tự lực văn đoàn đặt ra, nên trong tác phẩm của
mình, ơng khơng xây dựng những nhân vật lý tưởng mà luôn chú ý đặt các nhân vật vào những tình huống lúc nào cũng trẻ, cũng yêu đời. Thanh niên tiểu tư sản trí thức trong sáng tác của Khái Hưng chưa có những hồi bão về đất nước. Họ tìm cách thốt ly bằng cách chìm vào những thú vui cá nhân. Trong khơng khí xã hội ngột ngạt lúc đó, vui chính là để quên đời đầy bất cơng ngang trái. Nói như Nhất Linh "tâm hồn của họ phảng phất vui buồn tựa những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa" (Lời tựa Hồn bướm mơ tiên).
Tuy vậy, nhân vật của Khái Hưng bước đầu đã có quan điểm sống rõ rệt. Đoàn trong Một nhà hiền triết sống theo triết lý do anh tự đề ra: "chẳng đi đâu mà thiệt". Đó là một triết lý mang tính nhân văn cao thượng. Trong triết lý của Đoàn gồm cả ba ý nghĩa trung dung, tự nhiên và diệt dục. Anh vui vẻ chấp nhận nó chứ khơng hề miễn cưỡng hay giả dối để khốc bên ngồi tấm áo hư danh cao thượng.
Bên cạnh những nhân vật tiểu tư sản trí thức hào hoa phong nhã có cuộc sống dư dật đầy đủ, Khái Hưng cũng viết về cuộc sống của một số nhân vật tiểu tư sản trí thức nghèo, nhưng ơng khơng riết róng mạnh mẽ như Nam Cao mà nhẹ nhàng sâu sắc chỉ ra sự nghèo khó của họ. Họ chưa phải hao tâm khổ trí kiếm tiền để ni sống bản thân như nhân vật của Nam Cao. Cái nghèo cái khó của họ như là một tất yếu trong xã hội thực dân nửa phong kiến không trọng dụng người tài. Trong các truyện Cháu nhà quan, Cái Ve, Đồng xu,
Khái Hưng đã nhìn thẳng, nói thẳng những sự thật về cuộc đời của những người tiểu tư sản trí thức nghèo.
Nhân vật Niệm trong Cháu nhà quan có một cuộc đời thăng trầm lận
đận. Anh là "người học trị tuấn tú, có nhan sắc kiều diễm của phụ nữ, người học trò giỏi Pháp văn nhất lớp". Thời thanh niên Niệm là niềm tự hào của bao học sinh trường Bảo hộ, là ánh hào quang lung linh rực rỡ khiến bao người thèm muốn, ghen tị, nhưng cuộc đời đã đưa đẩy Niệm sang một hướng khác "người ấy ngày nay đã trở nên bác đi thu tiền, lù dù trong tấm áo lương cũ, kéo lệt sệt đơi giày dúm dó". Khái Hưng lý giải "vẫn biết rằng khi người ta 40 tuổi, người ta khơng cịn trẻ nữa, khơng còn nhanh nhẹn như khi 17, 18. Nhưng cái lưng gù, đôi mắt mờ xạm, cái trán dăn deo không hẳn phải là kết quả của 40 năm đã sống". Ở đây cách nhìn của Khái Hưng có phần giống với cách nhìn của Nam Cao. Trong xã hội cũ những người trí thức ôm ấp nhiều hoài bão, ôm mộng đẹp nhưng không thực hiện được, họ đành phải sống một cuộc sống mòn, tẻ nhạt, sống mà như đã chết. Tương lai và số phận của người tiểu tư sản trí thức đương thời được thể hiện qua nhân vật Thư trong Cháu nhà
quan. Giống như Niệm, Thư cũng phải chịu một cuộc sống "tài tử đa truân".
Thư đã từng có "tiếng tăm lừng lẫy" về học vấn, về thơng minh... có đủ mọi tài. "Sự học của anh Thư thật là giỏi giang, cái giỏi giang thơng minh vốn sẵn tính trời"... "Một lần anh qn khơng học bài sử ký dài, thế mà sáng hôm sau, đi từ nhà đến trường anh thuộc trơn tru. Lại một lần đến lớp anh mới nhớ là
ngày nộp bài luận văn mà anh chưa làm tức thì anh cầm bút ngốy một mạch kín hai trang". Anh Thư đi thi "xectiphica" và đỗ cao, được học bổng. Sự nổi tiếng của anh không chỉ đem lại vẻ vang cho bản thân anh mà còn cho cả trường anh, các bạn đồng môn của anh. Nhưng kết cục, cuộc đời Thư lại rơi vào hố sâu khơng lối thốt: "Người ấy hiện là một bác nho xác nghiện ngập. Người ấy ngày nay trông tiều tuỵ quá, na ná nhân vật trong tiệm thuốc nấu: nước da đen sạm, mơi vêu ra vì má lóp xuống sâu quá. Hai con ngươi, dưới cặp mi húp híp, mờ như đơi kính bám đầy bụi và lờ đờ lười biếng không buồn đưa đi đưa lại nữa. Khi muốn nhìn về phía nào, cái đầu to phải quay hẳn về phía ấy, cái đầu như vặn chốt quá chặt vào cổ, cử động rất thong thả, khó khăn". Q khứ huy hồng, một thời oanh liệt của Thư đã rơi vào quên lãng, lớp bụi thời gian đã phủ đầy. Hiện tại của anh chỉ là những ngày sống mòn "cùn đi, rỉ ra" vô nghĩa lý.
Cuộc sống mòn mỏi thiếu thốn của người tiểu tư sản trí thức còn được Khái Hưng phác thảo thấp thống qua hình ảnh ơng giáo Thanh trong truyện
Cái Ve. Thanh bị mọi người trong nhà trọ ghét bỏ lạnh nhạt. Những anh phu
xe, thợ hồ tưởng anh thuộc tầng lớp tư sản xa cách với họ. Thực ra, cuộc sống kiếm ăn của Thanh cũng chẳng có gì hơn cuộc sống của những người phu phen. “Dăm bộ bàn ghế nát, một cái bảng đen. Trong gian nhà lá trống trải, đó là thứ để tìm kế sinh nhai. Cịn khách hàng, vài ba chục cậu học trò nhỏ từ sáu đến mười hai tuổi, từ lớp đồng ấu đến lớp sơ đẳng, và tồn là con cái nhà bình dân buôn bán ở ngoại ô, nghĩa là không sẵn tiền và nhiều khi túng bấn nữa”. Mặc dù tiếng là thày giáo đứng lớp mấy chục học trị nhưng “món tiền thày giáo kiếm được hàng tháng chẳng mấy khi quá số mười lăm đồng”, lại còn phải trừ tiền thuê lớp học và các khoản chi phí khác nên chỉ cịn hơn chục bạc để ăn tiêu. Cái nghèo cái túng khiến Thanh phải tính tốn, tằn tiện ngay cả với sức khoẻ của chính mình. Chàng ốm nặng nhưng chỉ dám uống thuốc có chừng mực, sợ tốn tiền. Câu trả lời thành thật của Thanh khiến Ve rơi nước mắt và người đọc phải thương cảm: “Tơi chỉ cịn hơi mệt thôi, nghỉ hôm nữa sẽ khỏi hẳn... Với lại tốn tiền lắm. Tiền đâu... Dễ tôi uống đến bốn, năm chén thuốc rồi đấy nhỉ”… Tình cảnh cịn đẩy lên đến cao độ hơn, nhức nhối hơn trong truyện ngắn Đồng xu. Cái đói, cái nghèo khiến cho người trí thức tiểu tư sản nghèo khổ sở, điêu đứng. Khái Hưng đã miêu tả khá đầy đủ cuộc sống đói
khổ của Phiên. Phiên là một nhân viên công sở vừa bị thất nghiệp trong túi duy nhất chỉ còn một đồng xu. Tâm tưởng chàng lúc nào cũng nghĩ đến bữa ăn, nghĩ đến cơn đói mà mình phải chịu đựng. Nghe thấy tiếng hò reo, tiếng vỗ tay hoan hơ rầm rộ ở phía sau, chàng nghĩ: “Trời rét thế, đá bóng có đói chết khơng”. Ý nghĩ về cơn đói đeo đẳng, chi phối mọi hành động, suy nghĩ của Phiên. “Chàng nghĩ đến món lạc rang, thèm thuồng nhìn những gói giị xanh, những đoạn lịng lợn treo ở cái lao mài ngắn”, nhìn hơi nước ở cái chén bốc lên “chàng tưởng ngửi thấy hương chè thơm ngát, nhớ tới đĩa bánh ngọt chàng còn chảy nước miếng”. Trong lúc đó, Phiên khơng nghĩ gì ngồi miếng ăn và đồng tiền. Đi qua tồ nhà nguy nga nhìn thấy chậu sứ, đơn sứ, thống sứ men canh ngũ sắc, Phiên quy đổi và ao ước: "Một cái thống kia cũng đủ ni sống mình được một năm". Nhìn thấy "hai con chim non béo mũm mĩm ninh ních những thịt, Phiên tưởng ngay đến nồi cháo thơm thường được ăn khi mà còn sung túc". Kết thúc truyện là cảnh Phiên ném vào một nhà giàu đồng xu của mình rồi tiếc rẻ trèo vào nhặt và bị vu là ăn cắp, bị đi tù. Trong nhà tù, Phiên đã được ăn bữa cơm sau hai ngày nhịn đói. Truyện ngắn mang ý nghĩa tố cáo, phê phán xã hội sâu sắc.
Có thể thấy, nhân vật tiểu tư sản trí thức trong truyện ngắn Khái Hưng với nhân vật tiểu tư sản trí thức trong tác phẩm của Nam Cao có những nét tương đồng. Các nhân vật tiểu tư sản là nhà văn, nhà giáo của Nam Cao muốn làm việc được thì cũng cần phải có cái ăn để sống, Nhu cầu cần phải có tiền để lo cái ăn cho mình, cho vợ con gia đình mình cũng ngang, thậm chí cao hơn, quyết liệt hơn nhu cầu sáng tạo; cơm áo kéo ghì mọi ước mơ xuống sát đất, đó là sự thực và cũng là bi kịch lớn nhất trong đời sống của người trí thức tiểu tư sản. Một loạt truyện ngắn: Giăng sáng, Đời thừa, Nước mắt, Cười, và
cả tiểu thuyết Sống mòn đã minh chứng sâu sắc, cụ thể điều đó. Các nhân vật Điền, Hộ, Thứ, lúc đầu đều là những người giầu ước mơ, ấp ủ lý tưởng, hoài bão đẹp. Họ đều muốn làm nhà văn, nhà giáo sống có ích, đem tài năng để phục vụ cuộc đời; muốn có tác phẩm văn chương nổi tiếng khắp hoàn cầu; mơ ước một giải Noben, được nhiều người ngưỡng mộ, và có niềm tin mãnh liệt vào khả năng của mình. Hộ nghĩ: “Đói rét khơng nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi, say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất
cả, ngoài nghệ thuật khơng cịn gì đáng quan tâm nữa”. Đó là những con người đẹp về lý tưởng, ước mơ và đẹp về nhân cách, lối sống. Hộ đã chấp nhận mọi hy sinh để cứu vớt Từ, với tấm lòng cao thượng. Hộ ý thức rõ: "kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lịng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đơi vai của mình". Nhưng hiện thực đời sống đã dồn ép những người trí thức này rơi vào bi kịch, bế tắc. Họ phải đối mặt với thực tế cuộc sống nghiệt ngã, với sự trăn trở, dằn vặt, day dứt, đến nỗi cái việc cơm áo hàng ngày là một ám ảnh dai dẳng, triền miên không dứt. Điền trong Trăng sáng lúc nào cũng phải nghĩ đến tiền: "Óc Điền đầy những
lo lắng nhỏ nhen… Hắn thấy mình khổ quá, khổ như một con chó vậy". Nhưng như thế vẫn còn khả dĩ, bởi dù khó khăn, phải chắt bóp từng đồng Điền vẫn cịn giữ được những gì "căn bản": vợ con, gia đình... Đời thừa mới
thật sự là những bi kịch lớn. Cuộc đời nhân vật Hộ, là những cuộc vật lộn dài với sự mưu cầu cơm áo và triền miên trong cảm giác tù túng, bức bối đầy bi kịch. Biết mình là một "thằng khốn nạn" với vợ con, một "kẻ bất lương" với nghề mình ao ước mà không sao ra khỏi tình trạng đó được. Nhân vật Thứ trong Sống mòn là sự hội tụ đầy đủ các biểu hiện về bi kịch của người trí thức. Bao khó khăn và những sự không ngờ xảy đến, Thứ không thực hiện được giấc mộng lớn phải quay về đối diện với cuộc sống "nửa tỉnh, nửa quê" để rồi "mòn đi, rỉ ra, mốc lên" của một gã giáo khổ trường tư bệ rạc cùng những toan