Thời gian nghệ thuật:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (qua một số tác phẩm đoạt giải) (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 2 : HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.3.2. Thời gian nghệ thuật:

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về nơng thơn thời kì đổi mới, chúng tơi nhận thấy các nhà văn thường lựa chọn thời gian đêm tối để triển khai những biến cố, sự kiện có tính chất bước ngoặt. Đêm tối có khi là đồng minh, là bình phong che chở cho con người trong những cơn hoạn nạn. Đêm tối đã che chở cho Sài thoát khỏi cơn thịnh nộ của ơng đồ Nghiên khi nó dám chửi, đánh và đuổi vợ nó đi. Đêm tối đã làm lớn dậy sự nồng nàn của tình yêu giữa Sài và Hương, lãng quên đi cảm giác ngột ngạt ấm ức khi sống bên vợ- Tuyết. Đêm tối bao bọc cho hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa, để đôi trẻ ấy được sống đầy đủ nghĩa vợ chồng khi khơng được gia đình đưa tay đón nhận. Đêm tối cũng thúc giục bước chân Đào đến bên Tùng, để họ cuốn vào nhau theo mơ típ tình u Rơmêơ và Juliét thời xưa. Ngược lại, cái sự mịt mờ của thời gian đêm lại bị những kẻ nhân cách thấp hèn lợi

dụng để thực hiện những hành vi đồi bại của chúng. Hàm và đám con cháu (trong

Mảnh đất lắm người nhiều ma) đã nhân cái thời gian mà bình thường sẽ tịnh khơng

cịn bóng người nữa, để thực hiện ý đồ trả thù vô đạo đức: đào mộ ơng cụ Cố nhà Vũ Đình. Hàm đã ngỡ rằng đêm tối sẽ bịt mắt thế gian và ủng hộ hắn. Nhưng sự đời chẳng bao giờ ai đoán hết được chữ ngờ! Trong Thủy hỏa đạo tặc, Cản đã lợi dụng đêm đen để vừa cưỡng bức người đàn bà thủy chung và liêm khiết như cơ Luyến, vừa ăn trộm chìa khóa nhà kho để ăn trộm thóc giống của hợp tác xã. Cái nhân cách của con người ấy thật thấp hèn và đáng khinh bỉ! Và con quỉ dữ Lẹp “nửa người nửa cá” cũng trong đêm tối, lợi dụng vị trí “cốt cán” của công cuộc cải cách mà hãm hiếp chị Cả Thuần- người phụ nữ góa chồng đã ba con, khiến chị đau đớn và nhục nhã đến chết giấc đi. Có thể thấy, việc lựa chọn dạng thức thời gian đêm tối trong tiểu thuyết thời kì đổi mới có sự gặp gỡ với thời gian trong tiểu thuyết hiện thực thời kì 1930- 1945. Tắt đèn của Ngơ Tất Tố được mở đầu bằng thời gian tôi tối, và kết thức vào một đêm đen, đen như mực- như “cái tiền đồ của chị Dậu”.

Các nhà văn đã lựa chọn thời gian đêm tối để xây dựng những sự kiện có tính chất bước ngoặt trong cốt truyện, nhấn mạnh về một thời kì lịch sử cịn nhiều rối ren, đen tối. Những kẻ mang trong mình nhân cách của quỉ dữ ln sợ ánh sáng, chúng luôn muốn lợi dụng bóng tối để thực hiện những hành vi bạo ngược và vô nhân đạo. Song điều mới hơn của các tiểu thuyết thời kì đổi mới so với tiểu thuýêt hiện thực thời kì trước năm 1945 là: Nếu như các nhà văn hiện thực trước 1945 chọn thời gian đêm tối làm bối cảnh để phản ánh khơng khí ngột ngạt, tù đọng của xã hội nói chung và nơng thơn nói riêng đang bị đẩy đến bên bờ vực thẳm; thì bối cảnh đêm tối trong tiểu thuyết viết về nơng thơn thời kì đổi mới lại là thời điểm để những hành vi phản đạo đức bị phát giác, tố cáo. Xã hội nông thôn trong giai đoạn lịch sử ấy còn tồn tại nhiều bất công, nhiều hiện thực tàn nhẫn song cái xấu sẽ không được bao che mà nhất định sẽ bị phát giác kịp thời. Những tình huống xảy ra trong đêm tối trong những tiểu thuyết ấy đã nói lên điều đó. Và thời gian đêm tối chỉ bao bọc, che chở cho những tình cảm, những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Đêm tối trong tiểu thuyết viết về nơng thơn thời kì đổi mới vì thế khơng

q ngột ngạt, bế tắc mà có khuynh hướng tố cáo và hướng ra ánh sáng của sự lương thiện. Dạng thức thời gian đêm tối không phải là duy nhất, song là thời điểm hiệu quả nhất cho việc thực hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Thời gian và không gian là hai khái niệm không thể tách rời nhau. Các tác phẩm tiểu thuyết viết về nơng thơn thời kì đổi mới qui mô không lớn, khoảng vài trăm trang song nhiều tiểu thuyết đã tái hiện được một chặng đường dài trong cuộc đời nhân vật. Thời gian tiểu thuyết đi qua nhiều không gian khác nhau của nông thôn Việt Nam, diễn tả những sự kiện, biến động trong cuộc đời nhân vật và hiện thực đời sống. Có thể thấy rất rõ đặc điểm thời gian này trong Thời xa vắng, Bến khơng chồng và Dịng sơng mía. Lê Lựu trong hơn 300 trang sách của mình đã kể

về cuộc đời một Giang Minh Sài đầy biến cố thăng trầm từ khi là một đứa trẻ mới mười tuổi, đến khi đã có một số vốn tuổi tác và kinh nghiệm cuộc đời để dành để

trở thành một người đàn ông đứng tuổi. Dịng sơng mía là câu chuyện dài nhất về

thời gian, khi kể về làng Thanh Khê qua bao biến cố suốt từ thời Tây thực dân, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mỹ, hịa bình rồi chiến tranh biên giới… Bao nhiêu cơn lốc đã kéo về quật ngã những cây mía và những người lương thiện sống bên bờ sơng Châu. Để có thể kể được hết những sự kiện trong khoảng thời gian dài như thế, các nhà văn đã rất linh hoạt khi thì dồn các sự kiện của cuộc đời nhân vật vào một thời gian hẹp để nhấn mạnh, khắc họa rõ tính cách nhân vật; khi thì kể lướt qua, sơ qua cuộc đời nhân vật trong một thời gian dài. Bằng cách vừa mở rộng thời gian cốt truyện, sử dụng yếu tố thời gian linh hoạt gắn với các sự kiện, nhà văn có thể tái hiện sâu sắc tính cách, số phận và diễn biến cuộc đời nhân vật.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong năm tiểu thuyết vừa có những đổi mới nhất định vừa có sự tiếp nối của truyền thống, mang đặc trưng của thể loại tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (qua một số tác phẩm đoạt giải) (Trang 70 - 72)