CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu tại trường trung học cơ sở nam cường, huyện chợ đồn, tỉnh bắc cạn) (Trang 26)

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm “vai trò”

Theo Robertsons: Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào vai trò chính là vai trò của nhân viên CTXH, đây vốn là vai trò khá đa dạng. Vai trò của người nhân viên CTXH có vị trí quan trọng vì đây là những người sẽ làm việc trực tiếp với các thân chủ đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ. Thực hiện vai trò của mình nhân viên CTXH trợ giúp cho các em học sinh nữ độ tuổi vị thành niên của trường THCS Nam Cường trong việc nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản. Do chưa có CTXH trong trường học nên việc phát huy được hết vai trò của một nhân viên CTXH sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì các em chưa hiểu thế nào là CTXH. Nhất là với đề tài sức khỏe sinh sản, đây là một đề tài khá nhạy cảm nên khi tiếp cận với các em cũng gặp những khó khăn nhất định như các em ngại chia sẻ, chia sẻ không sâu, không muốn chia sẻ…chính vì vậy mà nhân viên CTXH cần có sự can thiệp sao cho phù hợp.

1.1.2 Khái niệm “vấn đề”

Theo định nghĩa của “từ điển tiếng Việt”:“vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết”. [15, 1098]. Một vấn đề cần được giải quyết là một việc chưa rõ ràng hoặc là một khó khăn cần phải được xác định rõ và là một điều khó hiểu, khó hoàn thành hoặc khó giải quyết.

1.1.3 Khái niệm “công tác xã hội”

CTXH chính là một khoa học, một nghề và đối tượng của nó chính là các hoạt động xã hội đặc thù nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng ngăn chặn, khôi phục các chức năng bị suy thoái, đồng thời chính họ tự vươn lên để giải quyết các vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hòa nhập với cộng đồng xã hội. [20,tr 8].

Nhân viên CTXH với các kỹ năng được đào tạo về chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt các mục đích được định rõ, vận dụng các phương pháp, kỹ năng cơ bản trong CTXH để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi mô hình xã hội.[20,tr 7].

1.1.4 Khái niệm “sức khỏe sinh sản vị thành niên” và “chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”

a/ “Vị thành niên là những người chưa đến tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm về những hành động của mình”. Vị thành niên là một giai đoạn trong quá trình phát triển của con người, là một thời kỳ chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ với tuổi trưởng thành.Với những sự thay đổi nhanh chóng vầ thể chất và tinh thần để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kinh nghiệm, kiến thức về gia đình và xã hội. Từ đó định hình nên nhân cách của mỗi cá nhân có thể nhận trách nhiệm xã hội đầy đủ.

b/ Khái niệm SKSS của Chương trình hành động tại “Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển” (ICDP) họp lần thứ tư tại Cairo – Ai Cập tháng 9/1994 được định nghĩa là: “SKSS là một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh cả thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không bệnh tật hay không tàn tật trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản cũng như các chức năng và quá trình của hệ thống này”.

SKSS vị thành niên là khái niệm bao gồm những nội dung về SKSS được giới hạn ở lứa tuổi vị thành niên. Một số lĩnh vực được đề cập khi nói về SKSS vị thành niên bao gồm: hiểu biết về những biến đổi của cơ thể khi đến tuổi dậy thì – giai đoạn phát triển quan trọng của mỗi con người, những hiểu biết về quan hệ tình yêu, tình dục an toàn và lành mạnh, nhận thức được các biện pháp tránh thai và cách sử dụng các biện pháp tránh thai trong thực tế cuộc sống, biết được độ tuổi nào nên kết hôn, có con và sinh con, hiểu biết về thai nghén và giữ gìn sức khỏe khi mang thai. Ngoài ra, các em ở tuổi vị thành niên còn cần được biết các bệnh lây truyền qua đường tình dục,

c/ Chương trình hành động của Hội nghị Cairo 1994 cũng đưa ra khái niệm CSSKSS: “CSSKSS là một tập hợp của các biện pháp, kỹ thuật và dịch vụ đóng góp cho SKSS và sự khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa và xử lí các vấn đề về SKSS”. Nó cũng bao gồm sức khỏe tình dục với mục đích tăng cường các quan hệ đời sống và cá nhân chứ không chỉ là hoạt động tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây nhiêm qua đường tình dục.

CSSKSS vị thành niên bao gồm tư vấn về tuổi dậy thì, vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS.

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết xã hội hóa cá nhân

Nhà khoa học người Nga, G. Andreeva đã định nghĩa: “Xã hội hóa là một quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập các mối quan hệ xã hội”. Theo đó thì cá nhân trong quá trình xã hội hóa của mình không chỉ nhận kinh nghiệm từ xã hội môt cách đơn thuần mà cá nhân còn chuyển hóa nó thành những giá trị, xu hướng, chuẩn mực của cá nhân để tham gia vào việc “tái tạo” chúng trong xã hội. [10,tr.259].

Quá trình xã hội hóa cá nhân là quá trình chuyển biến con người từ chỉnh thể sinh vật thành một chỉnh thể xã hội. Cá nhân trong quá trình xã hội hóa sẽ học tập, lĩnh hội các giá trị, chuẩn mực của xã hội bên ngoài. Đồng thời không ngừng sáng tạo ra các giá trị, chuẩn mực mới của chình mình để có thể hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội. Xã hội hóa cá nhân là một quá trình liên tục, bắt đầu từ khi cá nhân đó được sinh ra cho đến khi chết đi. Quá trình này diễn ra không giống nhau trong mỗi giai đoạn của cuộc đời con người và gắn liền với quá trình trưởng thành của cá nhân. Trong quá trình

xã hội hóa mỗi cá nhân vừa thu nhận kiến thức, kinh nghiệm của xã hội, vừa tích lũy kinh nghiệm của bản thân và chuyển hóa nó thành những giá trị, xu hướng của cá nhân.

Có nhiều học giả khác nhau đã có những định nghĩa khác nhau về xã hội hóa và trong mỗi định nghĩa cũng nhấn mạnh tới cá nhân trong quá trình xã hội hóa đó. Nhà xã hội học Mỹ, Fichter đã định nghĩa “Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa người này và người khác. Kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó”. Mỗi cá nhân dù trong môi trường xã hội nào cũng đều nhận được sự tương tác cũng như học hỏi kinh nghiệm từ xã hội đó. Từ đó cá nhân chấp nhận và sáng tạo những hành động mới được xã hội chấp nhận.

Ở đây, ngoài khái niệm xã hội hóa, xã hội hóa cá nhân thì khái niệm môi trường xã hội hóa cũng được đề cập tới. Môi trường xã hội hóa là mơi mỗi cá nhân có thể thực hiện các tương tác xã hội của chính mình nhằm thu nhập và tái tạo những kinh nghiệm xã hội của chính mình. Môi trường xã hội hóa có thể chia thành môi trường chính thức và không chính thức. Môi trường chính thức là cá nhân thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội, học hỏi nhằm thực hiện tốt vai trò của mình thông qua các bài giảng trên lớp của thầy cô, sách, báo…Môi trường không chính thức là các cá nhân lĩnh hội và tái tạo kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực xã hội qua sự tác động, định hướng của xã hội. [10,tr.260-263].

Gia đình, nhà trường, các nhóm bạn bè và thông tin đại chúng là những môi trường xã hội hóa có thể kể đến trong quá trình xã hội hóa cá nhân và có những tác động nhất định tới mỗi cá nhân trong quá trình xã hội hóa của mình.

a/ Gia đình: là môi trường quan trọng nhất của mỗi cá nhân vì đấy là nơi mỗi cá nhân được sinh ra và lớn lên, là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân được tiếp xúc. Gia đình như một xã hội thu nhỏ với những nét văn hóa riêng, bản sắc riêng, lối sống riêng của từng gia đình…và những nét riêng này được xây dựng trên cơ sở nền tảng văn hóa chung của xã hội mà gia đình đó đang là một thành viên. Mỗi cá nhân sẽ bắt đầu học tập các giá trị, chuẩn mực đầu tiên từ tiểu văn hóa gia đình này.

Trong nghiên cứu này, môi trường gia đình được tiếp cận dưới khía cạnh loại hình gia đình, dân tộc và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh…Đây là những nhân tố tác động tới vấn đề chăm sóc sức khỏe của các em nữ vị thành niên.

b/ Nhà trường/ trường học: đây là môi trường mà mỗi cá nhân thu nhận được những kiến thức khoa học cơ bản về văn hóa, xã hội và tự nhiên. Bên cạnh đó cá nhân cũng bước đầu học cách tạo lập những mối quan hệ xã hội làm nền tảng cho cuộc sống sau này.

Với nghiên cứu này, nhà trường được tiếp cận như một kênh thông tin cung cấp cho cá nhân những kiến thức, nội dung về sức khỏe sinh sản như sự thay đổi của tuổi dậy thì, sự phát triển của cơ thể, kinh nguyệt… Sự khác nhau về khối lớp THCS là một yếu tố tác động tới vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em nữ vị thành niên.

c/ Nhóm bạn bè: Việc thu nhận những kinh nghiệm xã hội của mỗi cá nhân có vai trò không nhỏ của những người bạn theo cả con đường chính thức và không chính thức. Những kinh nghiệm không chỉ được thu nhận qua việc học tập, báo đài, truyền thông…mà còn được thông qua những kênh giao tiếp cá nhân. Nhóm bạn bè cũng là một nhân tố quan trọng tác động tới vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em nữ vị thành niên.

d/ Truyền thông đại chúng: là một kênh thông tin không thể thiếu trong xã hội hiện đại ngày nay. Báo chí, đài, ti vi, internet…là những kênh thông tin quan trọng trong quá trình xã hội hóa cá nhân mà ta không thể không nhắc đến. Không chỉ cung cấp cho cá nhân những thông tin chủ yếu, cần thiết mà cá nhân cần mà còn giúp các cá nhân có những định hướng, quan điểm của chính mình với các vấn đề mà cá nhân được tiếp nhận.

Đối với nghiên cứu được thực hiện ở một xã miền núi này thì phương tiện thông tin đại chúng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình tiếp nhận những thông tin hữu ích cho cá nhân. Đây cũng là nhân tố có tác động không nhỏ tới vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em nữ vị thành niên.

Xã hội hóa ở lứa tuổi vị thành niên là vô cùng quan trọng vì lúc này các em bắt đầu bước ra xã hội, bước đầu tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn từ xã hội. Tuy việc tiếp nhận này còn thụ động nhưng sẽ giúp các cá nhân có được những kinh nghiệm xã hội được bổ sung qua quá trình học tập và lao động. Các các nhân sẽ học cách phân tích, đánh giá các giá trị chuẩn mực của xã hội được tiếp nhận để làm kinh nghiệm cho bản thân, từ đó sáng tạo nên hững giá trị chuẩn mực mới cho xã hội và được xã hội chấp nhận.

Vận dụng vào đề tài này, xác định và tìm hiểu việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em nữ độ tuổi vị thành niên được dựa trên quá trình xã hội hóa cá nhân của học sinh nữ lứa tuổi vị thành niên. Những môi trường xã hội hóa quan trọng mà cá nhân được đặt vào trong như gia đình, nhà trường, các bạn đồng trang lứa, các bạn học cùng trường lớp, phương tiện thông tin đại chúng, xã hội ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em nữ cũng như sự trưởng thành, phát triển của chính các em. Vận dụng lý thuyết về xã hội hóa cá nhân trong đề tài là cơ sở quan trọng khi nghiên cứu lứa tuổi vị thành niên (nghiên cứu tại trường THCS) với quá trình xã hội hóa cá nhân đang diễn ra mạnh mẽ, các em đang bắt đầu học hỏi và thiết lập các mối quan hệ xã hội mới, các tương tác xã hội mới xung quanh, đồng thời chính cá nhân các em cũng chịu tác động từ sự biến đổi của đời sống xã hội. Từ đó, nhân viên Công tác xã hội thực hiện những vai trò của mình trong việc giúp các em học sinh nữ nâng cao những kỹ năng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng và trẻ vị thành niên nói chung.

1.2.2 Lý thuyết nhu cầu

Nhu cầu là một yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nhu cầu của con người khi được thỏa mãn sẽ tạo cho họ cảm giác thoải mái, an toàn cho sự phát triển. Nhưng khi nhu cầu của con người không được đáp ứng sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Có thể hiểu định nghĩa nhu cầu theo nhiều cách khác nhau, theo định nghĩa thì “nhu là cần thiết, cầu là đòi hỏi, mong muốn. Vậy nhu cầu là một yếu tố cần thiết, tất

yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cá nhân”. Theo từ điển Tiếng Việt “nhu cầu là điều đòi hỏi của đời sống tự nhiên và xã hội” [15,tr 51-52].

Nhu cầu của con người có thể được sắp xếp theo nhiều cách nhưng nhu cầu của con người đều cơ bản bao gồm các nhu cầu sau:

Biểu đồ 1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow [17]

Abraham Maslow đã chia nhu cầu của con người thành 5 bậc thang theo vị trí từ thấp đến cao. Theo ông thì con người cần thỏa mãn những nhu cầu ở vị trí bậc thang đầu tiên trước rồi mới hướng tới thỏa mãn những nhu cầu ở vị trí cao hơn.

Nhu cầu thể chất/sinh lí: đây là những nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở, không khí, nước uống… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con người để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của họ trong xã hội. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng thì sự sinh tồn của họ sẽ bị đe dọa.

Nhu cầu an toàn: được đảm bảo trên nhiều phương diện khác nhau, con người sống cần có một môi trường an toàn, sức khỏe được đảm bảo để họ tồn tại. Để đảm bảo nhu cầu này họ cần óc nhà ở, việc làm, sức khỏe, môi trường sống an toàn, lành mạnh không đe dọa tới tính mạng của họ. Sống trong môi trường không an toàn con người sẽ rất khó phát triển khi họ luôn mang trong mình nỗi sợ hãi.

Nhu cầu tình cảm xã hội: đây là nhu cầu mà các thành viên mong muốn được gắn bó, yêu thương. Con người sống không thể chỉ sống một mình, họ cần có gia đình, được thuộc về một nhóm nào đó, được học tập giao lưu với thầy cô, bạn bè. Khi được tham gia vào các nhóm họ sẽ thấy được vị trí, vai trò của mình, được mọi người thừa nhận về sự tồn tại của mình. Mỗi cá nhân sẽ thấy được sự quan tâm, yêu thương của các thành viên khác trong nhóm dành cho mình.

Đối với mỗi người gia đình là nhóm xã hội cơ bản nhất, họ sẽ cảm thấy được an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu tại trường trung học cơ sở nam cường, huyện chợ đồn, tỉnh bắc cạn) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)