Đánh giá việc điều hành tỷ giá hối đoái ở việt nam trong những năm vừa qua:

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt nam (Trang 27 - 29)

những năm vừa qua:

Qua quá trình điều hành tỷ giá hối đoái và thực trạng nền kinh tế nớc ta, chúng ta có thể khẳng định tính hợp lý về chính sách tỷ giá và cơ chế điều hành trong thời gian qua là phù hợp với quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế Việt Nam và diễn biến trên thị trờng tiền tệ thế giới. Nhng điều đó cũng chỉ có ý nghĩa tơng đối, chính sách tỷ giá của chúng ta không vì thế mà không có những hạn chế nhất định cần phải đợc đánh giá và sửa đổi.

II.1 Những kết quả đạt đợc:

Thực tế trong giai đoạn vừa qua, tỷ giá hối đoái đã phản ánh tơng đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam và quan hệ cung cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nớc đã dần nới lỏng đối với cơ chế điều hành tỷ giá,biên độ giao dịch cho các ngân hàng thơng mại đã dần đợc mở rộng liên tục so với tỷ giá chính thức. Chính cơ chế điều hành tỷ giá dựa trên tỷ giá chính thức đã tạo điều kiện cho NHNN dễ dàng kiểm soát và điều tiết thị trờng ngoại hối. Việc dao động trong một biên độ nhất định đối với tỷ giá hối đoái chính thức đã giúp cho tỷ giá hối đoái có đợc sự ổn định tơng đổi trong thời gian qua, góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và tăng trởng kinh tế. Đồng thời thông qua xu hớng tỷ giá của các ngân hàng thơng mại, NHNN có thể nắm bắt diễn biến của cung cầu ngoại tệ thực tế trong nền kinh tế, nhận biết đợc xu hớng vận

động của tỷ giá hối đoái để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, tránh đợc những đột biến và những cú sốc có thể xảy ra đối với nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá trong một biên độ dao động nhất định đã hạn chế đầu cơ tỷ giá của các ngân hàng và các cá nhân( vì chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra đã đợc giới hạn tối đa). Cơ chế tỷ giá thống nhất cũng tạo điều kiện cho việc hớng dẫn và vận hành thành công guồng máy ngân hàng, tránh đợc các rủi ro cũng nh ảnh hởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế đang chuyển đổi, tạo điều kiện chắc chắn cho các hoạt động của nền kinh tế. Phơng án điều hành hiện tại cũng cho phép các ngân hàng thơng mại tự do xác định tỷ giá trong một biên độ mềm dẻo phối hợp, tạo cho các hoạt động kinh doanh tiền tệ đợc tiến hành trên cơ sở khách quan tơng đối, tôn trọng quy luật giá trị, quy luật cung cầu thực tế của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán ngoại tệ với các ngân hàng thơng mại. Việc chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND là một việc làm đúng hớng để hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần cải thiện tình hình thâm hụt cán cân thơng mại và sức ép tiếp tục tăng giá USD. Việc điều chỉnh này cũng góp phần giảm bớt lỗ trong hoạt động giao dịch ngoại tệ.Đồng thời với việc thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt đã giúp các nhà hoạch định xác định đợc sức mua thực tế của VND góp phần phòng ngừa lạm phát có hiệu quả. Nhờ ổn định tỷ giá hối đoái mà chúng ta đã tạo môi trờng đầu t tơng đối ổn định, thu hút vốn đầu t nớc ngoài, bảo vệ lợi ích các thành viên trong xã hội.

III.2. Những mặt hạn chế:

Trớc những biến động của thị trờng, việc thay đổi tỷ giá chính thức sở dĩ ở một chừng mực nào đó không giải quyết đợc ngay lập tức tạo biên độ đủ cho các ngân hàng thơng mại hoạt động kinh doanh vì nếu thay đổi tỷ giá chính thức lớn hơn sẽ gây ra những yếu tố tâm lý sai lệch về chính sách tỷ giá của NHNN tạo những hoạt động đầu cơ gây xáo trộn thị trờng.

Sự khác biệt giữa tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thơng mại và thị tr- ờng tự do đã gây hạn chế rất lớn trong vai trò điều tiết lợi nhuận thu đợc từ hoạt động xuất nhập khẩu. Chênh lệch này tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ th- ơng mại, một số trờng hợp không tạo đợc lợi thế cạnh tranh đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu.

Trong thời gian qua, những biến động bất thờng của tỷ giá gây tâm lý lo ngại, không tin tởng vào đồng tiền Việt Nam.

Sự dịch chuyển tỷ giá nhanh hơn trong thời gian qua cũng gây sức ép lớn đến thị trờng ngoại tệ. Tính nhạy cảm của công chúng đối với sự dao động của tỷ giá rất lớn. Tỷ giá tăng lên làm sự bất ổn trên thị trờng ngầm tăng lên.

Khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằngVND tăng lên tơng ứng. Mà phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam đều là vật t nguyên liệu tiêu dùng cho sản xuất trong nớc; vì vậy,sẽ làm đội giá thành các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, mà các yếu tố đầu vào phải nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này làm cho giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ gia tăng, lạm phát sẽ có cơ hội để bộc phát.

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w