Một số kiến nghị nhằm xoá bỏ bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình

Một phần của tài liệu bạo lực gia đình một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng (Trang 39 - 52)

CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

Qua thực trạng và hậu quả của hiện tượng bạo lực giữa vợ và chồng, ta thấy vấn đề phòng chống, xoá bỏ bạo lực trong gia đình là cấp thiết. Điều này

không chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn mang ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì tương lai của trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ngày một phồn thịnh, văn minh…

Trong thời gian qua, để góp phần xoá bỏ bạo lực gia đình, trên cả nước đã có những chương trình, hoạt động thiết thực bước đầu được người dân quan tâm, đón nhận như các dự án phòng chống bạo lực gia đình tại Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình [33, tr.77], “Dự án cải thiện chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới” [13], chương trình “Người xây tổ ấm”- VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam… Những hoạt động này đã giúp người dân ngày càng có những hiểu biết về bạo lực gia đình nhằm hướng tới việc hạn chế và đi đến xoá bỏ vấn nạn bạo lực trong thời gian tới.

Để bạo lực trong gia đình, nhất là bạo lực giữa vợ và chồng không còn là một vấn đề gây nhiều nhức nhối cho xã hội, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội chứ không riêng một cá nhân, tổ chức nào. Ở mỗi cấp độ cá nhân, gia đình, xã hội cần có những biện pháp đồng bộ, toàn diện nhằm ngăn ngừa bạo lực, khắc phục những hậu quả do nó gây ra và đi đến xoá bỏ hiện tượng này tại mỗi gia đình. Dưới đây là một số kiến nghị của chúng tôi với mong muốn góp phần để công tác phòng, chống bạo lực giữa vợ và chồng đạt được hiệu quả hơn:

3.3.1 Về phía các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội, cộng đồng

Trên phương diện xã hội, sự tham gia vào công tác phòng chống bạo lực gia đình thể hiện ở nhiều hoạt động, từ các phía chủ thể khác nhau. Trước hết là sự tham gia của Nhà nước với cương vị người lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trên thực tế, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật quy định tương đối đầy đủ và hoàn thiện về vấn đề này (bao gồm các văn bản pháp luật trong nước: Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới... và văn bản quốc tế như Công ước của Liên hợp quốc về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ). Nhưng để thực thi

có hiệu quả các văn bản này trong đời sống là việc không đơn giản đối với Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bởi thế, trong thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể để thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình như tăng cường các dịch vụ y tế, các tổ chức tư vấn, các cơ sở trợ giúp… Sự quan tâm từ phía Nhà nước như một lời kêu gọi tới toàn xã hội để cùng nhau tham gia tích cực vào những hoạt động phòng chống bạo lực trong mỗi gia đình. Với vai trò, trách nhiệm của mình, các cơ quan Nhà nước đã thực hiện những hoạt động thuộc chức năng của mình, đồng thời có sự hỗ trợ, phối hợp để tăng cường hiệu quả trong những hoạt động có sự liên quan. Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần giữ vững.

Về phía các tổ chức xã hội, xuất phát từ vị trí, vai trò của mình, các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên… cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục hội viên và cộng đồng về các nội dung liên quan tới bạo lực gia đình; đồng thời các tổ chức này còn phải đưa ra những kiến nghị, tích cực tham gia giám sát, hoà giải nhằm thực hiện tốt pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong cộng đồng, cần huy động sức mạnh của dư luận xã hội để phòng, chống bạo lực gia đình. Đây dường như là một sức mạnh vô hình nhưng ảnh hưởng rất mạnh tới mỗi cá nhân. Bởi sức mạnh ấy gắn liền với cuộc sống đời thường của mỗi người, mà bất cứ ai trong chúng ta đều mong muốn sự đón nhận từ phía cộng đồng, điều đó giúp cho ta có một tinh thần thoải mái, tự tin khi đương đầu với những thử thách trong cuộc sống. Để có được những ích lợi từ phía dư luận xã hội, cần có sự định hướng cho cộng đồng về những nội dung tiến bộ, đúng đắn của công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình qua các hoạt động như tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các hình thức sinh hoạt tập thể tại cơ sở. Có như thế, quá trình xã hội hoá việc phòng chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực giữa vợ và chồng mới trở thành hiện thực và đạt hiệu quả trong thực tế.

3.3.2 Về phía mỗi gia đình

Ở gia đình, cần có sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên trong việc phòng ngừa bạo lực. Trước hết, trong gia đình cần giáo dục nếp sống lành mạnh và các kiến thức pháp luật cơ bản; đồng thời chủ động hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Để thực hiện những điều đó, một mặt các thành viên gia đình phải chủ động tìm hiểu pháp luật nói chung và pháp luật về bạo lực gia đình nói riêng; mặt khác cần có sự giáo dục, nhắc nhở từ các thế hệ đi trước đối với các thế hệ sau trong gia đình về những nội dung liên quan tới hôn nhân, gia đình... Có như thế, hiện tượng bạo lực trong gia đình mới có thể nhanh chóng được đẩy lùi.

3.3.3 Về phía mỗi cá nhân

Bạo lực gia đình có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới từng thành viên trong xã hội. Bởi vậy, tham gia vào công tác phòng chống bạo lực gia đình cũng chính là hoạt động mang lại những lợi ích thiết thực cho bản thân và xã hội. Dưới góc độ giới tính, nữ giới là nạn nhân thường xuyên, chủ yếu của bạo lực giữa vợ và chồng. Điều đó không có nghĩa phụ nữ là những người tham gia chính trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội, không khó nhận thấy rằng nam giới giữ một vai trò rất quan trọng. Ở mỗi gia đình, nam giới thường được coi là trụ cột, có đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng và phát triển hạnh phúc gia đình. Mặt khác, nam giới cũng chính là chủ thể chính gây ra nạn bạo lực gia đình, trong đó người vợ là nạn nhân chủ yếu nhất… Bởi thế, nâng cao nhận thức của nam giới về vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình cũng như những hậu quả của nạn bạo lực (mà phần lớn do họ gây ra) đối với những người thân của họ sẽ là một biện pháp có ý nghĩa góp phần hạn chế hiện tượng bạo lực do người chồng gây ra. Để thực hiện được điều đó, các thành viên trong gia đình cũng như toàn xã hội phải có một cái nhìn khách quan về năng lực, vị trí của nam giới. Sự tôn vinh sẽ là một động

lực để nam giới không ngừng phấn đấu trong sự nghiệp, trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình để xứng đáng với niềm tin mà mọi người đã dành cho họ.

Trong xã hội, nam giới giữ rất nhiều cương vị quan trọng (thường đa số so với nữ). Ở những vị trí đó, những quyết định của nam giới ít nhiều đều ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh họ, trong đó có những người phụ nữ - là người vợ, người mẹ trong gia đình. Đặc biệt, khi nam giới là nhà lập pháp, thì quan điểm cá nhân có thể trở thành quan điểm lập pháp, họ có quyền quyết định nhiều vấn đề pháp luật liên quan tới phụ nữ trong đó có pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Do đó, nếu không có một cái nhìn khách quan, cảm thông từ những người đàn ông thì phụ nữ khó có cơ hội thực hiện được những ước nguyện của bản thân và xã hội dành cho họ. Như vậy, có thể thấy, vị trí, vai trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội đều có những ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ. Vấn đề cần thiết là giúp nam giới nhận thức được vai trò của mình để họ chủ động và tự giác thực hiện hết trách nhiệm, khả năng đóng góp cho sự tiến bộ của phụ nữ cũng như của xã hội. Để làm được điều này, gia đình và xã hội không những cần khẳng định, thừa nhận những đóng góp của nam giới mà còn cần tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện những hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

Về phía người phụ nữ, đặc biệt là những người vợ trong gia đình, cũng cần có sự chủ động trong việc tìm hiểu pháp luật, học hỏi những kiến thức thiết thực về gia đình, xã hội… Những kiến thức này sẽ trang bị cho những người vợ sự tự tin, khả năng tự bảo vệ mình trước bạo lực. Để người phụ nữ có thể tiếp cận được những kiến thức về các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, xã hội… một cách đầy đủ, cũng cần có sự hỗ trợ thông qua các hoạt động phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền từ các tổ chức xã hội, nhất là các hoạt động tích cực của Hội Liên hiệp phụ nữ. Các tổ chức này cũng cần thành lập các cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ nạn nhân của bạo lực, các câu lạc bộ để chị em chia sẻ những khó khăn, kêu gọi sự giúp đỡ…

Như vậy, trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, để đạt được những kết quả như mong đợi cần có sự tham gia rộng rãi của cả cộng đồng với nhiều biện pháp đồng bộ. Sự cộng tác và cố gắng của toàn xã hội sẽ là một cam kết để xoá bỏ bạo lực gia đình trong thời gian tới. Mặc dù có nhiều khó khăn trước mắt nhưng nếu có sự quan tâm, đồng lòng của cả cộng đồng thì chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai mà ở đó bạo lực sẽ bị đẩy lùi.

Kết luận

Bạo lực gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học dưới các góc độ khác nhau. Ở mỗi góc độ, các nhà nghiên cứu đều mang tới những ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần phát triển cá nhân, gia đình, cộng đồng… Không nằm ngoài mục tiêu đó, qua đề tài: “Bạo lực gia đình - một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng”, khoá luận đã hoàn thành được một số nhiệm vụ:

1. Từ việc tìm hiểu các thuật ngữ, các quan niệm liên quan tới bạo lực gia đình và bình đẳng giới, khoá luận đã xây dựng khái niệm bạo lực gia đình và khái niệm bình đẳng giới dưới góc độ luật học. Đây là cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung cụ thể của đề tài.

2. Bên cạnh việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam, để có một cái nhìn rộng mở về pháp luật bạo lực gia đình, khoá luận đã đi vào tìm hiểu những quy định tiêu biểu trong Luật mẫu của Liên hợp quốc và pháp luật về bạo lực gia đình của một số nước. Từ đó, có sự so sánh giữa các văn bản và so sánh chúng với nội dung cơ bản của Luật mẫu. Có thể thấy, pháp luật các nước về bạo lực gia đình (trong đó có Việt Nam) đều hướng tới mục đích: bảo vệ các thành viên của gia đình trước hành vi bạo lực và đi đến xoá bỏ hiện tượng bạo lực trong mỗi gia đình. Đó cũng là điều mà Luật mẫu của Liên hợp quốc về bạo lực gia đình hướng tới khi kêu gọi các quốc gia ban hành một luật toàn diện về bạo lực gia đình.

3. Khoá luận đã cho thấy: bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân (suy thoái đạo đức, kinh tế khó khăn, bất bình đẳng giới, nhận thức hạn chế…). Trong đó bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu xa nhất, đồng thời là chất xúc tác cho các nguyên nhân khác để nhanh chóng xảy ra bạo lực gia đình. Từ nguyên nhân sâu xa của bạo lực và những biểu hiện trong các hình

thức của bạo lực gia đình, khoá luận đã chỉ ra mối quan hệ giữa hai vấn đề bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

4. Qua tìm hiểu thực trạng bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình, có thể thấy mức độ xâm lấn của hiện tượng này trên diện rộng và những hậu quả đáng tiếc mà vấn nạn này đã để lại. Từ thực trạng đó, còn cho chúng ta thấy: người vợ là nạn nhân chủ yếu của bạo lực giữa vợ và chồng. Điều này một lần nữa khẳng định sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng mà ở đây được biểu hiện thông qua tỷ lệ nạn nhân do bạo lực giữa vợ và chồng gây ra. 5. Từ nhận thức về những nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng bạo lực gia

đình, khoá luận đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm xoá bỏ bạo lực gia đình nói chung và bạo lực giữa vợ và chồng nói riêng. Những kiến nghị tập trung vào việc tăng cường hiệu quả trong áp dụng, tuân thủ pháp luật và nhấn mạnh sự chủ động học hỏi, mở rộng kiến thức pháp luật - xã hội của mỗi thành viên trong xã hội về công tác phòng, chống, xoá bỏ bạo lực gia đình.

Thông qua việc tìm hiểu những nội dung của đề tài, khoá luận hy vọng sẽ có ý nghĩa nhất định vào việc tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống, đẩy lùi bạo lực gia đình - mà trước hết là bạo lực giữa vợ và chồng - từ đó xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và xoá bỏ sự bất bình đẳng giới trong gia đình và xã hội.

MỤC LỤC

Lời mở đầu...1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 Khái niệm “Bạo lực gia đình” và “Bình đẳng giới”...3

1.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bạo lực gia đình và bình đẳng giới...7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3 Pháp luật quốc tế về bạo lực gia đình...11

Chương 2: BẠO LỰC GIA ĐÌNH - MỘT HÌNH THỨC THỂ HIỆN SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 2.1 Sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng - một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình...18

2.2 Sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện qua các hình thức bạo lực gia đình...21

2.3 Người vợ - nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình...26

Chương 3: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIỮA VỢ - CHỒNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM XOÁ BỎ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng bạo lực gia đình giữa vợ và chồng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...31

3.2 Hậu quả từ bạo lực giữa vợ và chồng...36

3.3 Một số kiến nghị nhằm xoá bỏ bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình...39

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi bổ sung).

2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. 3. Luật Bình đẳng giới năm 2006.

4. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007.

5. Ths. Phan Thị Lan Hương, “Bàn về tính khả thi của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình”, (bài tham luận trong hội thảo: “Phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - pháp luật và thực tiễn” - BCH Công đoàn và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp tổ chức ngày 17/10/2008). 6. Ths. Ngô Minh Ngọc (Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà

Một phần của tài liệu bạo lực gia đình một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng (Trang 39 - 52)