Nâng cao văn hóa tiếp nhận và tham gia cho công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay (Trang 118 - 121)

hƣớng câu view, giật tít để hút ngƣời xem. Đó chính là vấn đề ở “cung” và “cầu”, hay nói cách khác, chính là ở mối quan hệ giữa chủ thể và đối tƣợng tiếp nhận thông tin, trong đó, internet cũng chỉ là công cụ, phƣơng thức truyền tải.

Trong xã hội có những công chúng thông minh, công chúng có văn hóa, chiếm tỷ lệ khá cao. Báo chí coi đó là đối tƣợng vừa tiếp nhận thông tin vừa là chủ thể lan tỏa những giá trị chân, thiện, mỹ. Tuy nhiên, trong một xã hội rộng lớn, chúng ta có nhiều nhóm đối tƣợng công chúng theo ngành nghề, trình độ, sở thích, giới tính, độ tuổi… Cũng có một bộ phận công chúng thị hiếu bình thƣờng thậm chí tầm thƣờng, nhƣng không nhiều. Nếu báo chí chỉ chăm chú phục vụ đối tƣợng “cá biệt” này thì không thể có một nền báo chí cách mạng, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, thậm chí sa vào yếu kém. Cho nên, trong hoạt động báo chí – truyền thông, rất cần bản lĩnh văn hóa, tầm nhìn văn hóa, ứng xử văn hóa, để từ đó xử lý mọi mối quan hệ, xử lý tin bài, xử lý các hoạt động báo chí với một góc nhìn văn hóa, góc nhìn bền vững. Và qua đó, báo chí cũng chính là công cụ, giúp cho văn hóa tiếp nhận của công chúng đƣợc nâng cao hơn.

Ngày nay, Internet trao cho công chúng nhiều rất nhiều quyền lực. Trong đó, báo mạng điện tử chính là môi trƣờng để công chúng có thể thể hiện tối ta tính năng phản biện xã hội của mình. Vì thế, để nâng cao văn hóa tiếp nhận cho công chúng, các cơ quan báo chí nên có một đội ngũ chăm sóc độc giả riêng để lắng nghe các phản hồi, cũng nhƣ tƣơng tác với độc giả ngay dƣới các bài viết. Nhƣ thế, tòa soạn vừa có thể định hƣớng dƣ luận một cách

đúng đắn, vừa từng bƣớc nâng cao văn hóa tiếp nhận và ứng xử trên truyền thông cho công chúng của mình.

Câu chuyện nâng cao văn hóa tiếp nhận cho công chúng, không phải là của riêng báo mạng điện tử, hay của riêng báo chí, mà đó chính là bài toán đặt ra cho cả bộ máy định hƣớng văn hóa và giáo dục của Việt Nam. Mọi thứ đều phải có nền tảng từ tri thức. Khi nào tri thức đƣợc nâng cao, khi đó, các sai phạm sẽ dần dần bị tẩy chay và sẽ bị đào thải.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm giúp hạn chế thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

Các nhóm giải pháp hƣớng đến cả bốn đối tƣợng: quản lý cấp nhà nƣớc; đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo báo chí; phóng viên, biên tập viên và công chúng tiếp nhận. Theo đó, cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về báo chí bằng cách: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí; Tạo môi trƣờng thuận lợi cho đạo đức báo chí đƣợc phát huy; Các hình thức khen thƣởng, kỷ luật đúng đối tƣợng, đúng thời điểm; Bộ quy chuẩn đạo đức báo mạng điện tử rõ ràng, dễ áp dụng. Đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, trình độ lãnh đạo quản lý tốt và đạo đức gƣơng mẫu. Để nâng cao chất lƣợng phóng viên, biên tập viên báo mạng điện tử, cần chú trọng từ khâu đào tạo, lẫn tuyển dụng. Các phóng viên, biên tập viên cũng cần có ý thức tự rèn luyện nâng cao bản thân. Ngoài ra, cần có biện pháp để nâng cao văn hóa tiếp nhận và tham gia của công chúng.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay (Trang 118 - 121)