Đối với khâu chế biến, vận chuyển:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới” pot (Trang 27 - 28)

II. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

2. Đối với khâu chế biến, vận chuyển:

Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau

thu hoạch. Chất lượng phơi nắng thóc kém khiến tỷ lệ hạt gẫy vỡ trong xay

xát cao. Ở Thái Lan, hong khô thóc được tách thành một giai đoạn riêng trong công nghệ sau thu hoạch, do đó, tỉ lệ hạt gẫy vỡ cao nhất chỉ là 25%. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào

công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác, và một phần

do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao. Đây là khâu rất yếu hiện nay, vì vậy, trong những năm tới cần tập trung giải quyết thao các hướng:

- Hoàn thiện công nghệ sau thu hoạch: cần quan tâm đầu tư nâng cấp

công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch (dùng máy sấy thay cho phơi

thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng cường đầu tư cho công nghiệp xay xát,

chế biến gạo. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống,

khuyến nông, mua, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, bốc xếp… Tất cả phải

thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và bến cảng phục vụ xuất

khẩu gạo, trong đó mở rộng cảng Cần Thơ trở thành cảng chủ yếu để xuất

khẩu gạo.

- Tăng cường dự trữ nhẵm giảm thiểu các biến động bất lợi của thị trường thế giới, và các thiệt hại do thiên tai gây ra, xây dựng hệ thống kho

dự trữ và tổ chức lại hệ thống mua gom, dự trữ gạo xuất khẩu.

- Tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao chất lượng

gạo xuất khẩu từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản đến khâu xay xát, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với yêu cầu của thị trường

thế giới, xây dựng quy chế bắt buộc về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng gạo

xuất khẩu.

- Tư nhân hóa và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trông lĩnh

vực xay xát gạo nói riêng và trong toàn kênh thu mua nói chung, nhờ đó

nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống thu mua chế biến của Việt Nam so với các nước xuất khẩu gạo khác.

- Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến gạo, cũng như chế biến một số lương thực, thực phẩm khác. Điều này một mặt mở rộng mối quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, mặt khác góp phần cải thiện công

nghệ xay xát và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới” pot (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)