.Tình hình chung của Công ty than

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) (Trang 54)

4.1 Quy trình công nghệ khai thác than của Công ty than Đèo Nai

Do Công ty than Đèo Nai được khai thác theo phương pháp lộ thiên nên quá trình khai thác than được tiến hành theo các bước:

Sau khi căn cứ vào quá trình thăm dò sản lượng và chất lượng than tại thực địa của mỏ, phòng kỹ thuật khai thác và trung tâm chỉ huy sản xuất quyết định vị trí khai thác và cho san gạt mặt bằng để tiến hành khoan nổ mìn (nhằm làm tơi đất đá). Sau khi nổ mìn xong, đất đá được bốc xúc đưa lên ô tô, chở ra bãi thải. Sau khi bố trí xúc xong phần đất đá phía ngoài sẽ lộ ra vỉa than, và đến khi đất đá được xúc hết gương tầng than lộ ra những vỉa than đen nhánh và tiến hành làm sạch gương than đảm bảo không có đát đá lẫn vào làm ảnh hưởng đến chất lượng than, than được xúc lên ô tô vận chuyển đưa ra bãi chứa đầu băng chuyền. Tại đây mỏ bố trí từ 300 đến 400 công nhân thu hồi than cục bằng phương pháp thủ công (nhặt tay), còn than nguyên khai được vận chuyển bằng băng tải xuống máng ga rót lên và gây vận chuyển ra nhà máy tuyển than Cửa Ông sàng tuyển thành các loại than khác nhau theo tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài và phục vụ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống của nhân dân trong nước.

Như vậy quá trình khai thác than được thực hiện thông qua từng giai đoạn lại có những công đoạn phức tạp khác nhau, phản ánh mức độ khó khăn của công việc khai thác. Vì vậy đòi hỏi các bộ phận tiến hành khai thác than phải rất thận trọng, chú ý từng chi tiết dù nhỏ nhất của qua trình khai thác.

4.2 Về cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Công ty than Đèo Nai có phần đơn giản so với các thời kỳ sau. Một số bộ phận kiêm nhiều chức năng nên tính chuyên trách trong công việc không được đảm bảo

50

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý điều hành của Công ty than Đèo Nai

Giám đốc

Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh tế-đời sống

An toàn Đầu tư Địa chất Lao động Vật tư Văn phòng XDCB tiền lương giám đốc

Kỹ thuật tiền lương

Đội xe PX CT than PX PX ĐX1, Băng Văn phòng phục vụ thủ công cơ điện ô tô 2, 4 sàng

4.3 Về kỹ thuật máy móc

Trong thời gian này, với hai nhiệm vụ vừa sản xuất vừa đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, mỏ than chưa có điều kiện để đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất, chủ yếu là thiết bị từ thời Pháp thuộc để lại, máy móc còn lạc hậu, đại bộ phận chất lượng máy móc còn thấp: trung bình hoặc dưới mức trung bình.

51

Bảng 5: Số lƣợng máy móc năm 1960

TT Tên Thiết Bị Số Lƣợng Chất Lƣợng

1 Máy khoan xoay cầu 2 Trung bình

2 Máy xúc thủy lực 1 Trung bình

3 Máy xúc KT-4,6 2 Trung bình

4 Xe gạt xích D85A-21 4 Trung bình

5 Ôtô KPA2-25 cơ 5 Kém

6 Cần cẩu 2 Kém

7 Ôtô Karmaz 5511+5320 6 Trung bình + Kém

8 Máy tiện 10 Trung bình

9 Máy bào 1 Trung bình

10 Máy nén khí 155-2B5-T4 1 Kém

11 Tuyến băng sàng 120 m Trung bình

Nguồn: phòng thống kê của Công ty than Đèo Nai

Nhìn vào bảng thống kê số lượng máy móc năm 1960 ta thấy chất lượng máy móc rất thấp, số lượng ít, chủng loại sơ sài. Số lượng máy móc không đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Vì vậy sản lượng khai thác than của Công ty Đèo Nai tăng không đáng kể.

4.4 Trình độ công nhân Công ty than Đèo Nai

Nguồn nhân lực của Công ty Đèo Nai được phân cấp thành hai loại: công nhân lao động thủ công, công nhân lao động cơ giới. Đây là những năm đầu tiên xây dựng và phát triển của mỏ cho nên đội ngũ lao động không nhiều, trình độ tay nghề chưa cao.

52 N ăm Tổng số CBCNV Công nhân kỹ thuật(%) Lao động phổ thông(%) Đại học cao đẳng(%) Trung cấp(%) 1 960 2000 800 1174 2 24 1 961 2000 800 1174 2 24 1 962 2010 810 1174 2 24 1 963 2010 810 1174 2 24 1 964 2050 860 1174 2 24 1 965 2050 860 1174 2 24 1 966 2050 860 1174 2 24 1 967 2083 870 1183 4 26 1 968 2085 875 1183 4 26 1 969 2100 890 1183 4 26 1 970 2100 890 1183 4 26 1 971 2100 890 1183 4 26

53 1 972 2150 940 1183 4 26 1 973 2150 938 1183 5 27 1 974 2200 980 1000 10 30 1 975 2200 980 1000 10 30

Nguồn: Phòng thống kê của Công ty than Đèo Nai

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy số lượng cộng nhân của mỏ mỗi năm có sự gia tăng nhưng không đáng kể. Trình độ của cán bộ công nhân viên thấp, số người tốt nghiệp đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ ít: Năm1960, số lượng công nhân là 2000 người trong khi đó số lượng công nhân có trình độ đại học chỉ có 2 người, năm 1967 tăng lên là 4 người, năm 1975 tăng lên là 10 người, bình quân mỗi năm tăng rất ít. Trình độ trung cấp của cán bộ công nhân viên chức bắt đầu từ khi thành lập là 24 người và đến 1975 có 30 người. Với đội ngũ này phản ánh sự thấp kém của mỏ than Đèo Nai về trình độ kỹ thuật, tay nghề.

Số lượng công nhân kỹ thuật - lực lượng lao động lao động phổ thông không có sự chênh lệch nhiều, điều đó phản ánh được trình độ sản xuất của Công ty than Đèo Nai trong giai đoạn này chưa cao vì vậy sản lượng khai thác than luôn không đạt yêu cầu, chất lượng thấp kém.

Như vậy trong những năm 1960-1975 về nguồn lực ta có thể khẳng định còn thiếu nhiều về số lượng, thấp kém về chất lượng, không đủ điều kiện tiêu chuẩn để đẩy mạnh sản xuất gia tăng.

Giai cấp công nhân xuất thân từ nông dân, họ là lực lượng đông đảo chiếm giữ những vị trí quan trọng trong sản xuất hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền, họ ngày càng trưởng thành về chất lượng và số lượng. Nhưng trong thời kì này

54

sản xuất cơ giới chỉ chiếm 10% trong khi đó có tới 90% là sản xuất lao động thủ công, do điều kiện chiến tranh, cộng với nguồn vốn của mỏ còn rất ít, việc nhập máy móc từ nước ngoài rất khó khăn. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho sản xuất cơ giới chiếm tỉ lệ nhỏ, lao động chân tay vẫn là chủ chốt.

Nói tóm lại nguồn nhân lực Công ty than Đèo Nai trong 15 năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động của mỏ còn yếu kém về mọi mặt. Vì vậy đòi hỏi ban lãnh đạo phải có biện pháp phù hợp cải biến tình hình này, đưa mỏ than hoạt động đúng quĩ đạo của mình, lấy sản xuất kinh doanh là mục tiêu chung.

4.5 Nguyờn nhõn của tỡnh trạng trờn

Từ 1960 - 1975 là giai đoạn đất nước Việt Nam phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhưng từ sau 1975 khi đất nước giành được độc lập, Việt Nam bước sang thời kì mới thời kỳ độc lập tự do, đồng thời cùng với nó là nền kinh tế tự chủ, không còn lệ thuộc vào bất kì đế quốc nào. Mặc dù chiến tranh đã chấm dứt, nhưng hậu quả để lại cho nền kinh tế rất nặng nề, hầu hết các cơ sở công nghiệp bị phá hủy. Những nhà máy, xí nghiệp còn duy trì được thì có đến 90% máy móc không sử dụng được. Đây là khó khăn chung của miền Bắc đồng thời cũng là khó khăn của mỏ than Đèo Nai.

Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam họp từ ngày 14 đến ngày 20 - 12 năm 1976 đã nêu sự tất yếu và tầm quan trọng của việc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội . Đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kì quá độ được Đại hội đại biểu toàn quốc đề ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời xuất phát từ đặc điểm, tình hình đất nước và thế giới trong giai đoạn cách mạng mới.

Xuất phát từ những đặc điểm đó của tình hình đất nước, Đại hội vạch ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn mới là “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về

55

quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kĩ thuât, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kĩ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.”(1)

Đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn mới là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng trên cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng, tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi, làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học, kĩ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh hạnh phúc” (1)

56

Cũng như miền Bắc từ năm 1960 đến 1975, sau đại hội thứ IV của Đảng (12-1976), ở miền Nam sau khi chiến tranh kết thúc, Đảng đã tiến hành xóa bỏ ba thành phần: tư bản, địa chủ, hộ gia đình, để xây dựng hai thành phần kinh tế đó là: kinh tế nhà nước (quốc doanh) và thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã). Mục đích của Đảng là đưa nông dân vào làm ăn tập thể, thu nhập bình quân chia theo đầu người, sản xuất hoạt động kinh doanh theo kế hoạch tự đặt ra một cách chủ quan máy móc với tình trạng “cha chung không ai khóc”, người dân không quan tâm đến năng xuất, chất lượng tự ý bỏ làm vì vậy đời sống khó khăn. Hầu hết, các cơ sở sản xuất kinh doanh đều bị giảm sút so với thời kì trước.

Dưới thời kì bao cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh không có điều kiện phát triển, đa số các cơ sở đều chịu sự quản lý của nhà nước, không được tự do sản xuất, phải thực thi kế hoạch của nhà nước đưa ra một cách chủ quan không căn cứ vào thực tế sản xuất và đời sống của người lao động. Những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của công nhân lao động không được ứng dụng trong quá trình sản xuất. Đây là một hạn chế lớn của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Điều đó gây nên tâm lí chán nản cho người lao động, Công ty than Đèo Nai cũng nằm trong thực trạng khó khăn của cơ chế đó. Trong quá trình sản xuất, năng xuất thấp, đời sống của công nhân lao động thêm khó khăn, với mức lương quy định sẵn, không đủ đảm bảo cuộc sống vì vậy người công nhân thường xin nghỉ việc để hưởng 75% lương, chính lí do này làm cho sản xuất tăng không ít. Mặc dù có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cộng với sự đầu tư của nhà nư nhưng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không những nó không thúc đẩy sự phát triển của ngành than nói chung và của công ty than nói riêng mà nó trở thành xiềng xích dập tắt triệt tiêu tính năng động sáng tạo của một xí nghiệp than, là lý do cơ bản dẫn đến xí nghiệp sa sút.

57

Chƣơng II

Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (1986-2006) I.Thời kì ổn định và bƣớc đầu xây dựng (1986-1995)

1. Bối cảnh quốc tế.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới đã chia thành hai phe đối đầu với nhau một cách gay gắt, sự đối đầu càng ngày càng leo thang và lên đến đỉnh điểm bằng một cuộc chiến tranh lạnh. Đến những năm đầu thập kỷ 80, cuộc leo thang chạy đua vũ trang đã đặt cả nhân loại bên bờ cuộc chiến tranh hạt nhân, vì vậy buộc các nước phải tìm giải pháp và hướng đi cho mình.

Liên xô đã tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cuộc cải tổ. Sau khi Brêgiơnép qua đời, các Tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô lần lượt là Anđrôpốp, Chécnencô. từ tháng 3 – 1985 là Goócbachốp.

Ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã nêu lên bốn yếu tố đòi hỏi phải thực hiện tăng tốc: thứ nhất, những nhiệm vụ xã hội gay gắt chưa được giải quyết (lương thực, nhà ở, sức khỏe, hàng tiêu dùng, môi trường sinh thái ); thứ hai, nguy cơ phá vỡ sự cân bằng chiến lược quân sự (Mĩ thực hiện chương trình chạy đua vũ trang lên vũ trụ và Sáng kiến phòng thủ chiến lược SDI) ; thứ ba, bảo đảm sự độc lập hoàn toàn cho nền kinh tế đất nước và cuối cùng nhằm chấm dứt sự giảm sút tốc độ phát triển, sự suy thoái của nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng, xây dựng một nền kinh tế kiểu mẫu.

Ban lãnh đạo đất nước trong những năm 1985 - 1986 đã tuyên bố rằng : sự quan tâm lợi ích vật chất đối với nhân dân sẽ là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước và quyết định 6 nhiệm vụ nâng cao phúc lợi trong kế hoạch 5 năm lần thứ XII (1986 - 1990 ) và tới năm 2000, trong đó có hai nhiệm vụ là lương thực và nhà ở. Lương thực được coi là “ nhiệm vụ chính trị quốc nội quan trọng nhất”, ưư tiên hàng đầu của những năm 80 và sẽ giải quyết xong vào năm 1990. Vấn đề nhà ở (dự định mỗi gia đình có một căn hộ độc lập ) sẽ được giải quyết vào cuối thế kỉ này.

58

Cải cách kinh tế đòi hỏi phải cải tổ bộ máy điều hành Trung ương, tiến hành giảm bớt số lượng các bộ, cục, viện (kể cả nhân viên trong đó), chuyển sang quan hệ đồng “nghiệp” giữa các bộ với xí nghiệp.

Tới cuối những năm 80, “nhiệm vụ chính trị quốc nội quan trọng nhất” ở Liên Xô là chương trình lương thực đã thất bại.

Cuối năm 1989 và trong năm 1990, cuộc cải cách hệ thống kinh tế đã có phạm vi rộng, bao gồm cải tổ quan hệ sở hữu chuyển sang sở hữu tư nhân đối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phát triển của Công ty than Đèo Nai (Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) (Trang 54)