Xuất các nhóm chính sách KH&CN để phát triển các sản phẩm AT&BM đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của chính sách KHCN đối với sự phát triển các sản phẩm an toàn và bảo mật cho hệ thống thông tin điện tử từ trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 91)

1.2 .2Chi phí cho nội dung mang tính chất nghiệp vụ của các sản phẩm rất tốn kém

3.4 xuất các nhóm chính sách KH&CN để phát triển các sản phẩm AT&BM đến

AT&BM đến năm 2020

3.4.1 Ban hành các quy định bắt buộc về AT&BM trong các tổ chức, đặc biệt là các cơ quan Chính phủ biệt là các cơ quan Chính phủ

AT&BM luôn là một lĩnh vực nhậy cảm và rất được quan tâm bởi tất cả các quốc gia. Khi các tác nghiệp trên mạng là phổ biến thì quy định bắt buộc về AT&BM trong tổ chức càng trở nên cấp thiết và không thể thiếu. Trong thế giới thực mọi khoảng cách, giới hạn đều được xác định rõ ràng, do vậy các quy định cũng trở nên khá trực quan và dễ hiểu. Song trong thế giới ảo, mọi giới hạn, khoảng cách trở nên rất tương đối, không gian tác nghiệp trở nên rộng lớn thì việc kiểm sốt AT&BM trở nên khó khăn hơn nhiều.

Các cơ quan Chính phủ là nơi tập trung nhiều HTTT quan trọng của quốc gia. Các quốc gia phát triển đều ban hành các quy định rất chặt chẽ về bảo vệ HTTT của khu vực này cũng như có các quy định việc sử dụng các sản phẩm AT&BM trong Hệ thống mà các cơ quan phải tuân theo. Hiện tại yêu

cầu đảm bảo AT&BM ở nước ta mới chỉ được quy định đối với các cơ quan nhà nước trong Nghị định 64. Đây mới chỉ là nêu yêu cầu, còn việc hướng dẫn chi tiết để thực hiện và các chế tài cho việc này là vẫn chưa có.

Vì vậy, việc ban hành các quy định bắt buộc về AT&BM trong các tổ chức, đặc biệt là các cơ quan Chính phủ là hết sức cần thiết.

Ban hành những quy định bắt buộc sẽ nâng cao độ an toàn và tin cậy cho các HTTT, đồng thời sẽ kích thích nhu cầu sử dụng các sản phẩm AT&BM có chất lượng cao với số lượng lớn. Từ đó có tác động thúc đẩy sản xuất các sản phẩm AT&BM chất lượng cao.

3.4.2 Công nhận, tuân theo chuẩn CC và chuẩn bị gia nhập CCRA

Theo đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành, tổ chức CCRA đã và đang hoạt động hiệu quả. Phần lớn các nước có nền CNTT phát triển đều đã gia nhập tổ chức này, một số nước khác cũng nhìn thấy lợi ích từ việc tham gia CCRA nên đang cố gắng cải thiện tình hình đánh giá sản phẩm AT&BM trong nước để chuẩn bị gia nhập CCRA.

Đối với Việt Nam, chúng ta đứng trước 2 sự chọn lựa: một là, tự phát

triển một hệ thống đánh giá sản phẩm AT&BM theo hướng đi riêng (tương tự như Liên bang Nga, Trung quốc hay một số quốc gia khác); hai là, không

đứng ngoài xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, hướng nguồn lực chuẩn bị công tác đánh giá sản phẩm AT&BM theo Tiêu chí chung, thúc đẩy hoạt động đánh giá trong nước, hợp tác và nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài để đáp ứng được các điều kiện, tiến đến nộp Đơn xin gia nhập CCRA. Hướng

thứ hai là phù hợp với hoàn cảnh nước ta và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Được công nhận là thành viên của CCRA sẽ giảm thiểu rào cản thương mại với các nước trên thế giới đối với các sản phẩm AT&BM của nước ta và làm cho việc xuất khẩu cũng như nhập khẩu các sản phẩm này được thuận lợi

hơn . Điều đó sẽ thúc đẩy ngành cơng nghiệp sản xuất cũng như ứng dụng các sản phẩm AT&BM phát triển mạnh hơn.

Những thủ tục cần thiết để đăng ký gia nhập CCRA:

Trước tiên, muốn tham gia CCRA thì các quốc gia (mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ) phải đăng ký trở thành nước thành viên CCP. Sau giai đoạn bắt buộc là 2 năm, trên cơ sở thoả mãn đủ các điều kiện theo quy định và được chấp thuận, nước thành viên CCP có thể xin trở thành quốc gia CAP thuộc CCRA .

Điều kiện để trở thành quốc gia CAP gồm hai phần là pháp lý và kỹ thuật.

- Về pháp lý, phải được xác nhận là:

+ Có sơ đồ kiểm định/đánh giá và cấp chứng nhận + Cơ quan kiểm định có địa vị hợp pháp theo quy định + Cơ quan chứng nhận có địa vị hợp pháp theo quy định - Về kỹ thuật, phải được xác nhận là:

+ Hoạt động kiểm định/cấp chứng nhận của quốc gia được tiến hành tốt. Sẽ có 1 hoặc 2 sản phẩm được lựa chọn để kiểm định/đánh giá thử và được thẩm tra trực tiếp bởi Uỷ ban CCRA.

+ Hoạt động kiểm định/cấp chứng nhận được thực hiện bởi những quy trình CC.

Nước chuẩn bị gia nhập CCRA

Nước xin gia nhập CCRA

(Thời hạn bắt buộc: 2 năm) Thành viên CCRA

Sau khi đáp ứng những quy trình nói trên, các thành viên CCRA sẽ biểu quyết và ra quyết định.

Vậy, nếu chọn theo con đường theo xu thế chung thì nhiệm vụ của các nhà quản lý và các nhà chuyên môn nước ta hiện nay là chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới chính thức ban hành các tiêu chí đánh giá sản phẩm AT&BM theo CC, sau đó là cơng cuộc phát triển nguồn lực, đầu tư trang thiết bị và công nghệ để gia nhập CCRA, trong đó, một trong những phần việc cần thực hiện ngay là Xây dựng Hệ thống kiểm định/đánh giá sản phẩm AT&BM.

Ngồi mục đích như trên thì thực tế cũng địi hỏi cần nhanh chóng triển khai các giải pháp nhằm tạo ra các sản phẩm AT&BM có chất lượng và độ tin cậy cao. Hoạt động kiểm định/đánh giá sản phẩm AT&BM là rất cần thiết và đã được nhiều quốc gia quan tâm từ rất sớm, nhất là các nước phát triển.

Ở nước ta, thị trường sản phẩm AT&BM đã hình thành, đang phát triển nhanh và cần được qua kiểm định/đánh giá để xác định độ tin cậy. Trong khi đó, hoạt động này ở nước ta đến thời điểm hiện tại vẫn hồn tồn bị bỏ ngỏ.

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Hệ thống kiểm định/đánh giá sản phẩm AT&BM là một nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và cần nhanh chóng thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển bền vững các hệ thống CNTT ở nước ta. Mặt khác, Hệ thống này sẽ tạo cơ sở để phát triển vững chắc ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm AT&BM của Việt nam, góp phần đưa nước ta hội nhập mạnh mẽ hơn với thế giới.

3.4.3 Xây dựng hệ thống đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia và các quy chuẩn kỹ thuật về AT&BM kỹ thuật về AT&BM

Một hệ thống đầy đủ các chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) quốc gia về AT&BM là rất quan trọng để phát triển các sản phẩm AT&BM. Đó là nền tảng cho việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng cũng như đánh giá

các sản phẩm này. Các chuẩn này phù hợp với chuẩn quốc tế cũng là căn cứ cho các sản phẩm AT&BM của Việt nam có thể thâm nhập được vào thị trường thế giới.

Trong những năm vừa qua Việt nam đã tiếp thu có chọn lọc một số chuẩn kỹ thuật tiến tiến để ban hành được một số chuẩn như: chuẩn Chữ ký số, chuẩn các tham số ký - mã, chuẩn Hàm băm, chuẩn Tem thời gian…Tuy nhiên, để có một bộ chuẩn đầy đủ thì Việt nam vẫn cịn thiếu rất nhiều (ví dụ: các chuẩn phục vụ cho xây dựng hạ tầng khố cơng khai quốc gia, các chuẩn an tồn Web vẫn hồn tồn chưa có).

Xây dựng các chuẩn AT&BM là một công việc phức tạp và cần sự đầu tư nghiêm túc, liên tục trong nhiều năm. Ngay cả việc đưa một chuẩn đã được công nhận ở nước khác vào ứng dụng tại nước ta cũng không hề đơn giản, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hạ tầng pháp lý, hạ tầng kỹ thuật,… Do vậy trong thời gian tới lĩnh vực này cần được đầu tư thích hợp để nhanh chóng bổ sung được những chuẩn quan trọng đang còn thiếu.

3.4.4 Xây dựng hệ thống Hạ tầng cơ sở khóa cơng khai quốc gia

Trong những năm vừa qua nước ta đã có những bước chuẩn bị quan trọng cho việc hình thành PKI quốc gia cả về mặt cơng nghệ và cơ sở pháp lý. Mơ hình PKI quốc gia đã được định hình và cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành cũng đã được xác định. Tuy nhiên để hoàn thành hệ thống PKI quốc gia vẫn còn rất nhiều việc phải giải quyết. Để làm được việc này thì cần phải tiếp tục đầu tư trong nhiều năm tới và phải xác định được những bước đi thích hợp.

Chính sách KH&CN trong thời gian tới cần tập trung hoàn thiện hệ thống NPKI theo các hướng sau:

- Cơ sở kỹ thuật và công nghệ của mật mã khố cơng khai, các chuẩn kỹ thuật của PKI đối với các dịch vụ truyền thơng bao gồm các thuật tốn chữ ký số, thuật toán mã hoá, quản lý khoá mã, các thuật toán xác thực,...; - Các căn cứ pháp lý, các điều luật liên quan đến chữ ký số và lược đồ PKI

thừa nhận hiệu lực của cơng nghệ mật mã khố cơng khai bao gồm thừa nhận chữ ký số, các tài liệu, các tài liệu số, dữ liệu số, tính tồn vẹn dữ liệu và các nội dung liên quan;

- Vấn đề quốc tế đối với các nội dung chuẩn hố cơng nghệ, kỹ thuật, thừa nhận chéo tính pháp lý của chữ ký và tài liệu số, hợp tác hành động trong lĩnh vực chứng chỉ điện tử...;

3.4.5 Một số chính sách khác:

3.4.5.1 Nâng cao nhận thức về AT&BM cho nhiều đối tượng khác nhau

Thông qua công tác truyền thông để mọi người nhận thức rõ về vai trị của cơng tác AT&BM trong các HTTT là cơng việc cần thiết. Ngồi ra, cần phải có những chương trình đào tạo khác nhau về AT&BM cho các đối tượng khác nhau. Chương trình cho đối tượng quản lý phải khác với chương trình cho đối tượng sử dụng và càng phải khác với chương trình cho các chuyên gia, các nhà kỹ thuật về AT&BM.

3.4.5.2 Nâng cao chất lượng đào tạo về lĩnh vực AT&BM

Các Khoa An tồn thơng tin và CNTT tại các trường Đại học là những nơi chủ yếu cung cấp nguồn nhân lực AT&BM cho xã hội. Tuy nhiên nội dung và chất lượng đào tạo trong nước của các Khoa này hiện vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực tiễn, nhiều nội dung trong Chương trình đào tạo chưa sát với thực tế. Các sinh viên sau khi ra trường thường phải tham gia các khóa học bổ sung mới có thể làm việc được. Đây là điểm yếu chung của lĩnh

vực đào tạo đại học ở nước ta hiện nay.

Do vậy, chúng ta nên giải quyết vấn đề ngay từ gốc để có nguồn cung nhân lực về AT&BM có chất lượng cao. Nâng cao chất lượng đào tạo tại các Khoa này là con đường cần phải thực hiện để có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao trước mắt và lâu dài.

3.4.5.3 Nâng cao hiệu quả phịng thí nghiệm trọng điểm an tồn thơng tin

Phịng Thí nghiệm trọng điểm An tồn thơng tin được thành lập theo Quyết định số 850/2000/QĐ-TTg ngày 07/09/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng các phịng thí nghiệm trọng điểm". Đây là tổ chức KH&CN tập trung nghiên cứu tạo sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ cũng như nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực AT&BM nhằm phát triển tiềm lực CNTT trong lĩnh vực AT&BM phục vụ Quốc phòng - An ninh và Kinh tế Quốc dân.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này sẽ là một nhân tố tích cực trong việc tạo ra các mẫu sản phẩm AT&BM có chất lượng cao để từng bước thu hẹp khoảng cách về chất lượng của sản phẩm trong nước so với các sản phẩm nhập ngoại hiện đang chiếm phần lớn thị trường nước ta hiện nay.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần tập trung quan tâm hơn nữa vào vấn đề nhân lực và tăng thêm nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu. Những việc đó là khâu quyết định chứ khơng phải việc nhập khẩu hàng loạt các thiết bị đắt tiền.

3.4.5.4 Chuyển giao cơng nghệ để có thể nhanh chóng chủ động sản xuất được một số loại sản phẩm AT&BM quan trọng trong thời gian ngắn

Các sản phẩm AT&BM là những sản phẩm kết tinh của nhiều lĩnh vực khác nhau (điện tử, viễn thơng, an tồn, bảo mật) và phải theo kịp sự phát

triển của những lĩnh vực đó. Là một nước đang phát triển vừa mới thoát ra khỏi nhóm các nước chậm phát triển, nước ta còn một khoảng cách khá xa so với các nước phát triển về cơng nghệ. Do vậy để có thể có được các sản phẩm AT&BM theo kịp sự phát triển của lĩnh vực điện tử, viễn thơng thì chuyển giao cơng nghệ sẽ là con đường ngắn nhất để làm chủ KH&CN.

3.5 Kết luận Chƣơng 3

Trong những năm qua, chính sách KH&CN đã có các tác động đến việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các sản phẩm AT&BM. Các tác động đó đã được tìm hiểu trong Chương này từ các góc nhìn khác nhau, từ nhận thức về vấn đề AT&BM cho đến xem xét khía cạnh hình thành ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm AT&BM.

Với mỗi chính sách ln tồn tại hai mặt, đây là tính tất yếu khách quan khơng thể phủ nhận. Bên cạnh những mặt tích cực mà mỗi chính sách đem lại, thì những tác động khơng mong muốn cũng khơng thể khơng có, trong đó một số vấn đề có thể được giải quyết, một số vấn đề được giải quyết phần nào và có những vấn đề không thể giải quyết được. Song việc nắm rõ những mặt trái mà mỗi chính sách có thể gây ra giúp ta có thể lường trước được, giảm thiểu những tốn thất có thể có. Một số khoảng trống và chưa phù hợp trong hệ thống chính sách đã ban hành cũng được nhận diện trong Chương này để làm cơ sở cho đề xuất các chính sách KH&CN có liên quan thúc đẩy ngành cơng nghiệp AT&BM ở nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Các sản phẩm AT&BM không tồn tại độc lập mà tồn tại trong các HTTT và phải phát triển đồng bộ với sự phát triển của kỹ thuật tính tốn, CNTT, viễn thơng... Do vậy, để đề xuất chính sách sát với thực tế, Luận văn đã căn cứ vào các dự báo phát triển đến năm 2020 của những ngành, lĩnh vực

có quan hệ mật thiết với các sản phẩm AT&BM.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của một Luận văn thì khó có thể đề xuất một cách đầy đủ các chính sách KH&CN cần thiết, song Luận văn cố gắng đưa ra những nhóm chính sách có tác động trực tiếp đến việc phát triển các sản phẩm AT&BM ở nước ta trong những năm tới, đáp ứng được những đòi hỏi của nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển.

KẾT LUẬN

Các HTTT ngày nay đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia nói chung và Việt nam nói riêng. Các hệ thống này ln là đối tượng phá hoại của nhiều loại tội phạm trên phạm vi tồn cầu. Phịng chống có hiệu quả các loại phá hoại nhằm vào HTTT nói chung và các HTTT thiết yếu của quốc gia nói riêng trở nên một nhiệm vụ cấp bách của mọi quốc gia.

Các sản phẩm AT&BM có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ các HTTT và là thành phần không thể thiếu trong các Hệ thống này.

Các sản phẩm AT&BM luôn gắn chặt cùng các công nghệ hiện đại và được phát triển rất nhanh. Với đặc điểm nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp thì để sản xuất được các sản phẩm AT&BM có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong nước và từng bước có thể xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước là thách thức cho các nhà làm chính sách KH&CN nước ta.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu tác động của chính sách KH&CN đối với việc phát triển các sản phẩm AT&BM ở nước ta và đề xuất xây dựng, hồn thiện chính sách KH&CN đến năm 2020 để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp AT&BM trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Để giải quyết vấn đề đặt ra, Luận văn đã tập trung vào các nội dung sau: - Tìm hiểu những nền tảng cơ bản để phát triển lĩnh vực AT&BM. Đó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của chính sách KHCN đối với sự phát triển các sản phẩm an toàn và bảo mật cho hệ thống thông tin điện tử từ trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)