Sự mở rộng không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron (Trang 40 - 53)

Chương 1 : CƠ SỞ CỦA NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG THAO THỨC

2.2. Sự lặp lại trong thời gian và sự mở rộng không gian

2.2.2. Sự mở rộng không gian

Theo định nghĩa của Manferd Jahn thì không gian văn học là “môi trường định vị vật thể và nhân vật, nói rõ hơn, là môi trường trong đó nhân vật sống và vận động” [9, tr. 81]. Trong Thao thức, nhân vật Yudin sống và vận động trong nhiều không gian khác nhau nhưng được đặc tả nhiều nhất là căn phòng

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

trọ của anh và không gian ở vườn quốc gia. Không gian có sự dịch chuyển liên tục giống như sự vận động không ngừng trong ý thức của nhân vật. Cũng theo Manferd Jahn, “không gian văn học đòi hỏi phải có tính ngữ nghĩa cho nên nó báo hiệu rằng những nét đặc trưng về không gian có thể có ảnh hưởng quan trọng tới nhân vật và sự kiện. Trong nhiều trường hợp khác nhau, điều này thường dẫn đến việc ngữ nghĩa hóa hoặc nạp nghĩa cho không gian” [9, tr. 83]. Không gian trong Thao thức được ngữ nghĩa hóa sâu sắc, nó góp phần diễn tả sự vận động trong quá trình tự kiểm tra nhân cách của nhân vật.

Không gian trong tác phẩm được chia làm hai kiểu rõ rệt: không gian nhỏ hẹp và không gian rộng mở. Nếu khi đọc tập một, người đọc bị bủa vây bởi không khí ngột ngạt, bức bách của căn phòng Yudin trọ thì sang đến tập hai, cảm giác đó được thay thế bởi sự thoáng đạt, dễ chịu của thàng phố Pari và vườn quốc gia. Sự phân bổ không gian như vậy cho chúng ta thấy sự vận động có quy luật của không gian, đó là sự vận động từ cái tôi cá nhân đến cái ta rộng lớn.

Không gian nhỏ hẹp xuất hiện tập trung trong tập một với sự đặc tả không gian sống của Yudin. Là một nhà khoa học, Yudin cần có một căn phòng yên tĩnh để làm việc và nghiên cứu: “Tôi có một căn hộ một phòng trên tầng thứ tám của một ngôi nhà bảy tầng, tôi không có điện thoại cũng như vô tuyến truyền hình. Một tháp ngà thực thụ, như thể cố tình tạo ra để ẩn náu và suy tư”. [10, tr. 29]. Đó là một không gian biệt lập với bên ngoài. Đã thế, mọi phương tiện liên lạc với thế giới bên ngoài như: điện thoại, vô tuyến truyền hình cũng không được chủ nhà sử dụng. Căn hộ của Yudin đúng là một tháp ngà thực thụ, các vật thể trong không gian cũng toát lên tính biệt lập. Điều này được nhấn mạnh hơn khi tác giả miêu tả những con vật trong nhà. Yudin có nuôi một con vẹt không biết nói và chỉ phát ra những tiếng kêu líu ríu. Thậm chí, cả con gà trong khu nhà cũng gáy thất thường vì ít được giao tiếp với bên

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

ngoài: “Than ôi, con gà sống duy nhất còn sót lại trong khu nhà chúng tôi gáy rất thất thường, bản năng định giờ của nó đã bị gặm mòn bởi nỗi cô đơn” [10, tr. 34]. Tuy là một khu nhà có nhiều hộ gia đình nhưng Yudin sống xa lánh với hàng xóm, không có bất kỳ một sự giao du nào: “hàng xóm không có một ai, thang máy chỉ lên đến tầng bảy. Ngay dưới phòng tôi ở là cửa vòm vào nhà có hai cánh cổng sắt” [10, tr. 34]. Sự cô lập bủa vây Yudin, mọi thứ đều toát lên sự chia cắt anh với thế giới xung quanh.

Hơn ai hết, Yudin ý thức rất rõ về không gian tù túng của mình nhưng đó lại là ý muốn của anh. Thậm chí, Yudin còn rất thỏa mãn với căn phòng trọ và tự hào gọi nó là “tháp ngà”: “Câu nói về tháp nàg do Uspensky buông ra, theo chỗ tôi hiểu, ông đặt vào đó chỉ một ý nghĩa tổng quát nhất: chỗ ẩn náu, nơi trốn tránh sự ồn ào thường nhật” [10, tr. 252]. Yudin ví mình như đang “rơi vào một tình trạng tồi tệ hơn so với Robinson trên hòn đảo không người” [10, tr. 253]. Yudin đã chuyển nhà nhiều lần nhưng dường như mọi căn phòng anh chọn đều toát lên vẻ bức bách, ngột ngạt. Ngay cả khi ở chiến trường Berlin trong thế chiến thứ hai, không gian chật hẹp lại xuất hiện thêm lần nữa: “Đơn vị của tôi, hay như người ta thường gọi bấy giờ, cơ nghiệp của tôi, bố trí ở Carthortx, một trong những vùng ngoại ô phía đông Berlin, còn bản thân tôi thì trú ngụ ngay gần đây, trong nhà của một bà Macta Kuyn nào đó, bé tí teo nhưng học đòi sang trọng, với hàng rào bằng gang đúc và những bậc tam cấp đồ sộ dẫn từ chiếc cổng kín suốt đến khung cửa lớn bằng gỗ sồi” [10, tr. 184]. Sống trong không gian nhỏ hẹp, khép kín, con người Yudin cũng trở nên ích kỷ, xa lạ với mọi người. Anh tự mãn coi tháp ngà là một thế giới lý tưởng cho việc nghiên cứu khoa học. Đồng thời, chính không gian ngột ngạt cũng đầu độc và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của anh. Khi không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, những suy nghĩ của con người cũng bị giới hạn trong tầm nhìn nhỏ hẹp.

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

Căn phòng trọ của Yudin gợi cho ta liên tưởng đến phòng trọ của nhân vật Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt. Căn phòng trọ của nhân vật Raskolnikov cũng là căn phòng trên tầng áp mái ngột ngạt và cô lập với thế giới bên ngoài. Đó là một phòng xép thuê lại ở áp mái một ngôi nhà năm tầng. Căn phòng dài độ sáu bước, thấp đến nỗi người nào hơi cao một chút bước vào là thấy rờn rợn, cứ lo cộc đầu vào trần. Raskolnikov gọi căn phòng đó là “cái tủ”, “chuồng chó”, “góc xó”, người bạn của anh thì gọi nó là “buồng tàu thủy”, mẹ anh lên thăm con nhận thấy nó “giống như quan tài”. Đó là cả thế giới yếm khí, thiếu tình người. Căn phòng của Yudin không đến mức tồi tàn như vậy nhưng một căn phòng chật chội, bức bách dường như đã dồn nén tâm hồn Yudin, biến anh thành kẻ lạnh lùng, khó tính. Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách con người. Căn phòng chật hẹp đã khuôn đúc nên tính cách Yudin. Nếu như không gian yếm khí là một phần xúc tác dẫn đến tội ác của Raskolnikov thì phòng trọ áp mái đã giam hãm tâm hồn Yudin và tạo nên cái nhìn cay nghiệt, kỳ thị của anh với cuộc sống xung quanh.

Kiểu không gian nhỏ hẹp, khép kín chỉ xuất hiện trong tập một, còn sang tập hai, không gian được miên tả là những khung cảnh thoáng rộng, nhiều màu sắc. Ngay từ những dòng đầu tiên của quyển hai, khung cảnh tráng lệ của thành phố Pari đã hiện lên và chiếm lĩnh bức tranh phong cảnh: “Tôi bước ra và say sưa nhìn hai dãy nhà Pari độc đáo chạy dọc hai bên đường, toàn những ngôi nhà bảy tầng với tầng mái như vầng trán hất ngược về phía sau, với những chấn song ban công bằng sắt như thêu ren và hằng hà sa số khung của, với những lều vải sặc sỡ của các hiệu cà phê và quán bia vỉa hè” [10, tr. 8]. Nếu tinh ý, độc gải sẽ thấy ở đoạn văn này, dường như người kể chuyện đã cố ý miêu tả những ngôi nhà bảy tầng với tầng mái như vầng trán hất ngược ở Pari là để tạo mối liên tưởng về căn phòng “trên tầng tám của ngôi nhà bảy tầng” của Yudin ở Moskva. Đó là sự liên tưởng mang ý nghĩa tự mỉa mai của

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

nhân vật. Ngôi nhà ở Pari được trang trí cầu kỳ với kiến trúc mở còn căn phòng trọ của Yudin chỉ là phần cơi nới tạm bợ. Vậy nên nó nhỏ bé và được trang trí qua quýt. Rõ ràng, cùng là một kiểu không gian là ngôi nhà nhưng có sự khác biệt rõ rệt trong ý đồ miêu tả của người kể chuyện.

Không chỉ vậy, thành phố Pari rộng lớn còn hiện lên lung linh với nhiều màu sắc: “Tôi nhìn thấy đồi Mông mác màu hồng phớt xanh như men sứ… Quảng trường được chiếu sáng bởi ánh mặt trời buổi sớm và lấp loáng những vũng nước của cơn mưa vừa đi qua…” [10, tr. 8]. Không gian chan hòa và đầy sự sống, đặc biệt ấn tượng là ánh mặt trời buổi sáng. Khung cảnh này rất khác biệt so với khu nhà ở yên tĩnh, tăm tối của Yudin. Đi giữa thành phố Pari, Yudin như lạc vào một thế giới khác. Anh ngỡ ngàng trước những kỳ quan của thành phố này: “Khung cửa sổ mở ra một trong những đường phố rộng, Avonuy, như người ta nói, nó như một trong nhiều tia sáng tỏa ra từ quảng trường Ngôi sao [10, tr. 10]. Nghĩa địa Pie Lase rộng thênh thang cũng được đặc tả để tô điểm thêm bức tranh phong cảnh Pari: “Đây không phải là nghĩa địa mà là cả một thành phố, trải dài trên một diện tích hàng trăm hecta, với các đại lộ và phố trồng cây… Màu đá hoa cương đã ngả vàng của các tháp chuông và tượng đá” [10, tr. 33]. Bước ra khỏi phòng trọ chật hẹp để đến với kinh đô ánh sáng, Yudin được sống trong bầu không khí khác. Tâm trạng anh cũng thoải mái, tươi vui hơn. Bằng chứng là mỗi khi mở cửa sổ khách sạn, thấy người hàng xóm không quen biết đang nhìn mình, anh bèn vẫy tay chào ông ta. Thái độ của anh khác xa với những gì anh thể hiện với những người hàng xóm ở khu trọ. Anh nhìn họ với thái độ hà khắc, anh soi mói, phán xét họ từ ngoại hình: chê người này béo, khen người kia gầy, dè bỉu người nọ già trước tuổi… Dường như không gian yếm khí đã làm cho suy nghĩ của Yudin trở nên quẩn quanh, vụn vặt, anh trở thành người khó tính và khó gần. Nhưng khi được sống trong không gian rộng mở ở Pari, anh trở nên cởi mở lạ thường.

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

Không chỉ là những bức tranh đầy màu sắc, Pari còn là một thành phố náo nhiệt, ồn ã: “Những tia đèn pha ô tô màu vàng cắt vụn bóng đêm, tiếng phanh ken két, tiếng thùng xe và rơ moóc kêu loảng xoảng. Quảng trường gầm gào, kêu inh ỏi, la hét đủ mọi giọng… Những bó rau actiso màu xanh nuột nà xếp trong các thùng dẹt, măng tây óng ánh màu hổ phách, cà rốt màu gạch, những bó bắp cải tím… màu vỏ khoai tây ánh lên sau lớp lưới caprôn như màu da của những cô gái lai nõn nà dưới lớp bít tất thêu ren” [10, tr. 80]... “Đường phố có vẻ thú vị hơn, ánh đèn sáng hơn, đám đông chen chật hơn và sặc sỡ hơn” [10, tr. 108]. Ngay cả những căn phòng ở Pari cũng rộng rãi lạ thường. Mặc dù đó là những không gian khép kín nhưng nó rộng thênh thang: “Đó là một gian phòng rộng sáng sủa” [10, tr. 16] và: “Một biệt thự sạch sẽ của dân tư sản, màu vàng sáng, như thể được nặn ra từ bơ… Chúng tôi đi theo một chiếc sân lát các phiến đá, dẫn đến cổng vào long trọng mở rộng. Trong tiền sảnh mênh mông và trên bậc cầu thang rất rộng…” [10, tr. 45].

Một điều dễ nhận thấy là khi miêu tả bức tranh không gian ở Pari, người kể chuyện dùng rất nhiều tính từ chỉ màu sắc, tính chất và động từ chỉ sự biến chuyển. Pari tráng lệ hiện lên với những gam màu sáng sủa và đầy sức sống: đồi Montmartre màu hồng phớt xanh, màu đá hoa cương đã ngả vàng, đèn pha ô tô màu vàng, rau actiso màu xanh, măng tây màu hổ phách, cà rốt màu gạch, bắp cải tím, biệt thự màu vàng sáng… Các công trình kiến trúc thì được miêu tả bằng các tính từ chỉ sự thoáng rộng: gian phòng rộng, cổng vào mở rộng, tiền sảnh mênh mông, cầu thang rất rộng… Không gian đó luôn có sự biến chuyển từ tối sang sáng với các động từ: đuợc chiếu sáng, nhiều tia sáng tỏa ra, ánh lên… Không gian mang đậm tính biểu trưng. Nếu như căn phòng trọ tượng trưng cho những suy nghĩ quẩn quanh, tù túng của Yudin về cuộc sống thì không gian thoáng rộng ở Pari lại biểu trưng cho những suy nghĩ cởi mở, bao dung của nhân vật sau những va vấp với cuộc sống thường nhật. Không

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

chỉ vậy, những màu sắc khác nhau xuất hiện dày đặc trong bức tranh không gian chính là một ẩn dụ nói về những gam màu khác nhau của thế giới bên ngoài. Yudin đã không nhìn con người và cuộc sống theo cách nhìn thành kiến một chiều như trước mà thay vào đó là cái nhìn toàn diện để tiếp nhận được tất cả những âm thanh, màu sắc. Tâm hồn Yudin, sau quá trình cọ sát với cuộc sống thường nhật đã được chiếu rọi những luồng ánh sáng mới. Pari không chỉ là kinh đô ánh sáng mà còn là nơi ý thức của Yudin được bừng sáng và trở nên tươi mới hơn.

Nếu như trong tập một cuốn tiểu thuyết, Kron chỉ đặc tả không gian riêng tư của Yudin thì sang đến tập hai, tác giả lại tập trung miêu tả không gian công cộng như: nhà ga, quảng trường, đại lộ, công viên, chợ… Đó là những nơi giao lưu, gặp gỡ của con người với nhau, là nơi nảy sinh những mối quan hệ, là nơi chia sẻ thông tin và cũng là nơi con người thực hiện quá trình xã hội hóa để là một bộ phận của cộng đồng. Sự chuyển dịch không gian đã thể hiện sâu sắc những biến chuyển trong nhận thức của Yudin trong hành trình đi từ “chân trời của một người” đến “chân trời của tất cả”.

Không chỉ dừng lại ở bức tranh Pari hoa lệ, Kron còn đưa nhân vật của mình đến một không gian rộng lớn hơn rất nhiều, đó là rừng quốc gia Urzaêvô. Sau khi từ Pari trở về, Uspensky đột ngột qua đời. Số phận của Viện nghiên cứu và phát triển bản thể - nơi Yudin công tác bị đe dọa vì có quyết định từ cấp trên hợp nhất vườn quốc gia vào viện và chuyển viện về vùng rừng hẻo lánh. Với điều kiện giao thông và cơ sở vật chất thiếu thốn, vườn quốc gia không thể đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học như khi ở Moskva. Vì vậy, Yudin đã cùng Beta – vợ Uspensky lặn lội tìm về vườn quốc gia đàm phán với Vdovin nhằm cứu nguy cho viện. Khi trở về vườn quốc gia, Yudin gặp lại hai người bạn đáng mến là Alyosha và Iliusa. Cuộc gặp gỡ những tưởng sẽ đem lại niềm vui hội ngộ, không ngờ nó

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

lại dẫn đến cuộc bỏ trốn của Iliusa. Vườn quốc gia là địa danh cuối cùng được miêu tả trong tác phẩm và cũng là nơi kết thúc hành trình tự khám phá bản thân của Yudin.

Bức tranh vườn quốc gia không hoa lệ như Pari mà hoang sơ và ẩn chứa sức mạnh thiên nhiên: “Chúng tôi bước đi trong khu rừng thưa đầy vết chân và sụt lở. Dòng sông không thấy đâu, chỉ thấy bờ phía xa thoai thoải với những vệt rừng mờ nhạt phía chân trời” [10, tr. 222]. Không náo nhiệt, nhiều màu sắc như Pari nhưng bức tranh vườn quốc gia mang tính biểu trưng sâu sắc. Đó là một không gian gần như không có giới hạn, một khu rừng bao la, không có sự ngăn cách, chia rẽ giữa con người với cảnh vật, con người với con người. Dưới cái nhìn của con người, cảnh vật nơi đây được nhân cách hóa để chở những thông điệp cuộc sống: “Khoảng một chục cây thông màu hung đỏ, nhưng không thẳng như trong rừng mà lại uốn éo kỳ quái, như ngưng đọng trong những tư thế của một điệu múa sôi nổi và hung hãn” [10, tr. 223]. Chúng tượng trưng cho “niềm khát vọng cuộc sống lớn biết bao, sức chống cự cũng thật ghê gớm… cuộc sống như một quá trình bình thản và gan góc” [10, tr. 223]. Nếu như sự dịch chuyển không gian từ căn phòng trọ đến thành phố Pari giúp cho Yudin thấy được mối quan hệ khăng khít của một cá nhân với xã hội thì sự dịch chuyển không gian từ Moskva về vườn quốc gia lại giúp anh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)