Sự xuất hiện KCN ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở hà nội (1995 2008) (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI (1995-2008)

2.2.2 Sự xuất hiện KCN ở Hà Nộ

Trong những năm đầu hịa bình lập lại, Hà Nội đã hình thành và xây dựng một số khu, CCN như: KCN Thượng Đình (bao gồm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá), khu - cụm CN Gia Lâm - Đức Giang - Cầu Đuống, khu - cụm công nghiệp Trương Định - Đuôi Cá… Tuy nhiên sự ra đời của các khu, các cụm công nghiệp được thực hiện trong cơ chế tập trung và nhằm phục vụ cho yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Do đó, việc quy hoạch, xác định chức năng, mục đích và nhiệm vụ cho các cụm, KCN này cịn thiếu tính tổng thể, tính liên kết kỹ thuật giữa các ngành, đặc biệt là chưa mang tầm nhìn dài hạn… Nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với sự ra đời Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các KCN và CCN với những nội dung mới phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và phương thức sản xuất hiện đại.

Bước vào thập kỷ 90, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khiến cho nền kinh tế chung của nước ta gặp nhiều khó khăn. Liên Xơ sụp đổ, các nước Đông Âu tan rã và Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể làm thay đổi

quy mô và hoạt động kinh tế. Do hậu quả trên, đến năm 1991, viện trợ từ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu bị chấm dứt. Thị trường xuất nhập khẩu, nhất là hàng nông sản và nông sản chế biến. Mặt khác, Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận gây cản trở cho sự phát triển hợp tác kinh tế của nước ta với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa, chúng ta đã vượt qua những khó khăn thách thức, từng bước phá vỡ thế bao vây, cấm vận, mở rộng các quan hệ hợp tác với các nước bên ngoài. Một trong những lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại được mở ra là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian ngắn từ cuối năm 1987 sau khi Luật đầu tư nước ngồi được Quốc hội khóa VIII thơng qua đến đầu năm 1990 ta đã tạo được làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.

Tại Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 1 năm 1999 đã xác định “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, khu kinh tế đặc biệt, KCN tập trung”. Để thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố công nghiệp, Nhà nước Việt Nam quyết định phát triển chủ trương phát triển các KCN tập trung theo quy hoạch. Phát triển KCN nhằm đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng về công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo thêm việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh sự tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư để phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Đồng thời phát triển KCN cũng để thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ phát triển, tạo đà cho sự phát triển các vùng công nghiệp, phân bố lại lực lượng sản xuất.

Hơn nữa, một số khu, CCN xây dựng trong quá khứ nằm ở khu vực nội đô. Sự phát triển các làng nghề truyền thống, và đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân đã đòi hỏi Hà Nội phải nhanh chóng tạo ra

những KCN theo mơ hình và nội dung mới nhằm giải quyết những bất cập và đáp ứng những nhu cầu phát triển mới của ngành cơng nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ nói chung.

Như vậy, để giải quyết những bất cập của những quy hoạch cũ trong việc phát triển sản xuất công nghiệp, đáp ứng những yêu cầu mới của quá trình CNH, HĐH và của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mà các KCN và cụm CN đã được hình thành trên địa bàn Thủ đơ.

Xác định đúng vai trị của công nghiệp, đặc biệt là của các KCN và khẳng định KCN là một công cụ để thực hiện CNH, HĐH đất nước, từ năm 1995, Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Ban Quản lý KCN và chế xuất nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các KCN và chế xuất tại Thủ đô. Qua hơn 7 năm đi vào hoạt động đến nay, Hà Nội đã hình thành 5 KCN tập trung mới. Theo báo cáo mới nhất của các KCN này có nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư công nghiệp, sử dụng có hiệu quả tài ngun, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cũng theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý KCN và chế xuất Hà Nội, các KCN đã thu hút được 56 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 596.560.877 USD và 105,937 tỷ đồng, diện tích thuê đất 1.164.275m2 đạt tỷ lệ lấp đầy 53% tổng số quỹ đất đã xây dựng hạ tầng, kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở hà nội (1995 2008) (Trang 41 - 43)